Nhân vật Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông biến hóa phù tá Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh đã trở thành một phần ký ức khó phai trong tâm trí rất nhiều thế hệ. Chúng ta đều biết rằng ngoài Đường Tăng Huyền Trang thì "Lão Tôn" cùng những sư đệ khác như Trư Bát Giới, Sa Tăng đều là nhân vật hư cấu thần thoại.
Tuy vậy tại Trung Quốc năm 2005, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bia mộ củng cố thêm giả thiết về việc Tôn Ngộ Không là nhân vật có thật trong lịch sử.
Ngôi mộ ở Miếu Song Thánh.
Ngôi mộ cổ được tìm thấy trong miếu Song Thánh ở Phúc Kiến, huyện Bảo Sơn, Thuận Xương, Trung Quốc.
Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, bia bên trái có khắc chữ “Tề Thiên đại thánh”, bên phải khắc “Thông Thiên đại thánh”, phần dưới cùng của mỗi bia đều có hai chữ nhỏ “Thần vị”. Như những gì chúng ta đã biết “Tề thiên đại thánh” chính là danh xưng tự phong của Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không trong phim “Tây du kí”.
Miếu song Thánh được xây dựng vào cuối đời Nguyên, đầu Minh, diện tích 5 bình (phép đo cổ, 36 thước vuông là 1 bình).
Theo người phụ trách nghiên cứu miếu song Thánh - Vương Ích Dân, vào cuối đời nhà Nguyên tại Trung Quốc có một vở hí kịch của Dương Cảnh Hiền viết mang tên “Hành trình đến Tây phương”, trong đó có đoạn Tôn Ngộ Không tự bạch:
“Tiểu thánh huynh đệ tỷ muội năm người: Đại tỷ lão mẫu Ly Sơn, nhị tỷ Thầy pháp Chi Chi, Đại huynh Tề Thiên đại thánh, tiểu thánh Thông Thiên đại thánh, Tam đệ Tam Lang hiếu động”.
Chính vì vậy Vương Ích Dân cho rằng, tác giả tiểu thuyết “Tây Du Ký”, Ngô Thừa Ân đã lấy cảm hứng từ truyền thuyết về 5 anh chị em trong gia đình này, tổng hợp lại những bản lĩnh cao siêu có trong mỗi người họ tập trung vào một nhân vật duy nhất là Tôn Ngộ Không, trở thành hình mẫu anh hùng huyền thoại truyền lại cho đến muôn đời sau.
Đồng quan điểm rằng Tôn Ngộ Không là nhân vật có thật nhưng nhiều học giả cho rằng nhân vật này có nguyên mẫu từ một nhà sư thời Đường là Thích Ngộ Không – tên tục gia của một cư sĩ đi theo phù tá hòa thượng Huyền Trang (Đường Tăng) đi Tây Phương năm 751 sau Công Nguyên.
Tuy nhiên khi đi đến Gandhara (Kiền Đà La quốc) ông bị bệnh nên quay lại kinh thành năm 789. Thích Ngộ Không như vậy đã đồng hành cùng Đường Huyền Trang suốt 40 năm, giúp phiên dịch và truyền giáo để lại nhiều câu chuyện ly kỳ và truyền thuyết.
Một cảnh hậu trường trong phim “Tây du kí”.
Cũng có học giả cho rằng, những câu chuyện phiếm trong quá trình đi lấy kinh dài dằng dẵng và buồn chán, mọi người đã đem thích danh tự Ngộ Không cùng ghép lại thành danh tự “hầu hành giả”, vẽ nên hình hượng huyền ảo mang tên “Tôn Ngộ Không”.
XEM THÊM:
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn