Bi kịch cuộc đời siêu mẫu đầu tiên trên TG: 14 tuổi kiếm tiền, bị khách cướp "cái ngàn vàng"

Thứ bảy - 01/01/2022 21:04

Bi kịch cuộc đời siêu mẫu đầu tiên trên TG: 14 tuổi kiếm tiền, bị khách cướp "cái ngàn vàng"

Sở hữu nhan sắc cực phẩm, trở thành niềm khao khát của mọi đàn ông đương thời nhưng cuối cùng mẫu nữ này lại phải hứng chịu bi kịch từ 2 chữ tình yêu.

Evelyn Nesbit sinh ra trong một gia đình có bố là luật sư, mẹ ở nhà nội trợ tại thị trấn Tarentum, thuộc bang Pennsylvania, Mỹ. Khi bố còn sống, cô bé Evelyn sống trong điều kiện khá giả, được cho học những môn nghệ thuật như âm nhạc, khiêu vũ để trở thành một cô gái tài năng.

Tuy nhiên, khi Evelyn khoảng 10 tuổi thì bố cô qua đời, 3 mẹ con khi ấy sống bấp bênh không biết bám víu vào ai. Năm 14 tuổi, Evelyn đang làm thêm tại một tiệm tạp hóa thì được một khách hàng phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ. Từ đó, cô dấn thân vào làm người mẫu. Rất nhiều họa sĩ và nhiếp ảnh gia bị vẻ đẹp đặc biệt này cuốn hút. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Evelyn trở nên nổi tiếng và là trụ cột kinh tế của gia đình.

Vào năm 1900, gia đình Evelyn chuyển đến New York. Với lá thư giới thiệu của những họa sĩ tại Philadelphia, Evelyn trở thành một trong những người mẫu được săn đón nhiều nhất trong thập kỷ. Cô trở thành người mẫu cho những họa sĩ nổi tiếng như James Carroll Beckwith, Frederick Church và Charles Dana Gibson... Hình ảnh Evelyn xuất hiện trong các quảng cáo, bìa tạp chí, bưu thiếp và đồ lưu niệm du lịch. Cô có lẽ là gương mặt nổi tiếng nhất đương thời và được coi là siêu mẫu đầu tiên trên thế giới.

Phụ nữ muốn giống Evelyn còn đàn ông muốn chiếm hữu cô ấy. Một trong những người đàn ông này là kiến ​​trúc sư giàu có và nổi tiếng Stanford White.

Năm 1901, Evelyn đã chán việc làm người mẫu nên cô thuyết phục mẹ để tham gia hát hợp xướng cho show truyền hình "Floradora". Không lâu sau, cô còn ký hợp đồng tham gia một chương trình khác là "The Wild Rose". Chính trong thời gian còn hát hợp xướng, cô gái 16 tuổi Evelyn Nesbit được đồng nghiệp “Floradora Girl” Edna Goodrich giới thiệu với Stanford White.

Stanford White là một kiến ​​trúc sư người Mỹ và là đối tác trong công ty McKim, Mead & White (công ty đi đầu trong phong trào kiến ​​trúc Beaux-Arts). Ông thiết kế cho những khách hàng giàu có, kiến tạo những công trình nổi tiếng như Cổng quảng trường Washington của New York. Vị kiến trúc sư tài năng này kết hôn với bà Bessie Springs Smith vào năm 1884, sinh được con trai Lawrence Grant White vào năm 1887.

Người ta nói lắm tài thì nhiều tật, dù đã vợ con đề huề nhưng Stanford White có sở thích gặp gỡ những phụ nữ xinh đẹp. Vì vậy, việc Evelyn thu hút sự chú ý của người đàn ông này là điều không thể tránh khỏi.

Chẳng mấy chốc, Evelyn trở thành khách quen trong căn hộ nhiều tầng của Stanford ở Manhattan. Bên trong căn hộ, ngoài những đồ nội thất sang trọng và kỳ lạ, còn có một căn phòng màu xanh lá cây với chiếc xích đu nhung đỏ treo lơ lửng giữa phòng. Trong lần đầu tới thăm nơi đây, Stanford đã đẩy Evelyn vào xích đu trong khi cô bạn Enda dõi theo.

Sau đó, Stanford kết thân với mẹ Evelyn, cung cấp cho gia đình chỗ ở tại một khách sạn sang trọng, xin cho em trai cô vào học tại một trường tư thục danh tiếng. Nhưng sau khi đã chiếm được thể xác của người đẹp, Stanford nhanh chóng chán ghét và ruồng bỏ Evelyn.

Một người đàn ông khác bị Evelyn thu hút là Harry K. Thaw, con trai của trùm đường sắt và than đá William Thaw. Anh là người thừa kế khối tài sản triệu đô lúc bấy giờ.

Harry bị Evelyn ám ảnh sau khi nhìn thấy cô trong "The Wild Rose" và đã tham dự gần 40 buổi biểu diễn của người đẹp. Khi được một người bạn sắp xếp buổi hẹn với Evelyn, Harry tự giới thiệu mình là "ngài Munroe", chi tiền mua nhiều món quà xa xỉ cho cô trước khi tiết lộ danh tính thật.

Đến khi Evelyn phải mổ ruột thừa khẩn, Harry thuyết phục bà Nesbit để anh đưa con gái bà tới châu Âu điều trị. Cậu ấm triệu đô nhân cơ hội này tiết lộ mọi chuyện về bản thân. Chính điều này khiến quan hệ giữa Evelyn và mẹ trở nên căng thẳng và bà Nesbit muốn trở lại Mỹ.

Harry và Evelyn tiếp tục chuyến đi châu Âu, sau đó ngỏ lời cầu hôn mẫu nữ xinh đẹp. Tuy nhiên, Evelyn thì không muốn bởi cô biết Harry là người quan trọng chuyện trinh tiết, trong khi mối quan hệ của cô với Stanford và những người đàn ông khác trước đó khiến cô không còn giữ được "cái ngàn vàng".

Tại Paris, Harry hỏi dồn Evelyn về những mối quan hệ cũ khiến cô vô cùng thất vọng. Cuối cùng, Evelyn thừa nhận năm 16 tuổi, cô đã bị Stanford White cưỡng hiếp sau khi cả 2 uống say tại căn hộ của ông ta.  

Cặp đôi tiếp tục chuyến du lịch. Khi tới lâu đài Katzenstein ở Đức, bản chất thực sự của Harry trở nên rõ ràng hơn. Anh ta nhốt Evelyn trong phòng và đánh đập, tấn công tình dục trong hơn 2 tuần. Khi giai đoạn hưng cảm qua đi, Harry lại hối lỗi và vẫn có ý định kết hôn với người con gái này.

Trong 4 năm theo đuổi, Harry thỉnh thoảng có những hành vi kỳ quái, đáng sợ nhưng anh ta luôn đảm bảo mang lại một tương lai an toàn, kinh tế ổn định. Đó là điều mà Evelyn khao khát nhất nên cuối cùng cô cũng đồng ý làm vợ anh ta.

Harry và Evelyn kết hôn ngày 4/4/1905 nhưng Harry không bao giờ tha thứ cho người đàn ông đã phá hủy sự trong trắng của vợ mình. Trong tâm trí Harry, Stanford White chính là kẻ đứng sau mọi thất vọng, sỉ nhục khủng khiếp mà anh ta phải chịu đựng. Stanford không chỉ cướp đi trinh tiết của Evelyn mà còn khiến Harry bị giới thượng lưu New York ghẻ lạnh. Là một trong những nhân vật hàng đầu trong giới thượng lưu New York, Stanford đã chế giễu Harry là "chú chó Pennsylvania" và chính điều đó khiến anh không thể gia nhập tầng lớp này.

Vào ngày 25/6/1906, Harry và Evelyn đi xem một vở kịch với bạn tại New York. Chương trình diễn ra trên tầng thượng của Madison Square Garden. Đó là một buổi tối nóng nực, nhưng Harry mặc áo khoác dài bên ngoài lễ phục.

Trùng hợp thay, Stanford White cũng đến xem buổi diễn. Khi thấy Stanford đến, Harry đã ngập ngừng muốn tiếp cận vài lần nhưng sau đó rút lui. Khi tiết mục cuối cùng diễn ra, Harry đã đến gần Stanford, rút ra một khẩu súng lục và bắn ông ta 3 phát ở cự ly gần khiến nạn nhân chết ngay tại hiện trường.

Những người có mặt tại đó cho biết Harry đứng nhìn Stanford ngã gục, vung khẩu súng lên cao và khóc: "Tôi làm vậy vị hắn đã hủy hoại vợ tôi. Hắn đáng bị như vậy. Hắn lợi dụng rồi bỏ rơi cô ấy".

Harry bị bắt và buộc tội giết người cấp độ 1. Khi bị giam tại nhà tù Tombs, tinh thần Harry rất phấn chấn. Anh tin rằng công chúng sẽ ủng hộ việc loại bỏ Stanford khỏi xã hội.

Các luật sư không muốn Harry bị đưa ra xét xử, thay vào đó sẽ được đưa đi điều trị tâm thần. Hóa ra, mẹ của Harry, bà Mary Sibbet Copley Thaw đã trả tiền để mọi người che đậy hành vi ngang ngược của cậu con trai trong suốt thời gian qua. Harry thường xuyên sử dụng ma túy và rượu. Khi còn học tại Harvard, anh ta đã bị trục xuất vì có hành vi trái đạo đức, đe dọa sinh viên, giảng viên của trường.

Harry K. Thaw đã bị xét xử 2 lần vì tội giết Stanford White. Phiên tòa đầu tiên diễn ra từ tháng 1-4/1907. Sau 47h cân nhắc, bồi thẩm đoàn vẫn không thể đưa ra phán quyết cuối cùng.

Tại phiên tòa thứ hai diễn ra vào tháng 1 và 2/1908, Harry nhận tội mất trí nhớ tạm thời. Cuối cùng, anh ta bị kết án vô tội vì lý do mất trí nhưng vẫn bị giam suốt đời tại Bệnh viện Matteawan dành cho người mất trí.

Do gia đình giàu có và có tầm ảnh hưởng nên cuộc sống của Harry tại Matteawan thoải mái hơn nhiều so với các bạn tù khác. Anh ta được hưởng những đặc quyền mà người khác không có. Tuy nhiên, Harry không cam tâm sống trong bệnh viện tâm thần cả đời. Đội ngũ pháp lý của anh ta đã làm mọi cách để đưa ông chủ của mình ra ngoài.

Vào ngày 16/7/1915, một bồi thẩm đoàn đã đưa ra phán quyết có lợi cho Harry và anh ta được trả tự do. Tuy nhiên, đến tháng 1/1917, Harry lại bị bắt và lần này là do bắt cóc, đánh đập và tấn công tình dục Frederick Gump, 19 tuổi. Tại phiên tòa, bồi thẩm đoàn cho rằng Harry bị mất trí. Thẩm phán cuối cùng ra lệnh giam anh ta tại Kirkbride Asylum ở Philadelphia.

Đến tháng 4/1924, Harry được trả tự do. Ông ta sống tại thành phố Miami, Florida cho đến khi qua đời vì đau tim vào năm 1947, để lại khối tài sản tương đương 11 triệu USD so với tỷ giá hiện tại. Trong di chúc, Harry đã để lại cho Evelyn khoảng 1% giá trị khối tài sản của mình.

Harry chưa bao giờ hối hận vì đã giết Stanford White. 20 năm sau sự kiện đó, ông ta đã tuyên bố: "Ngày mai mà trong hoàn cảnh tương tự, tôi vẫn sẽ giết hắn".

Còn về phần Evelyn, cô sinh một cậu con trai cho Harry vào năm 1910 tại Berlin, Đức. Tuy nhiên, Harry chưa bao giờ thừa nhận đứa trẻ này là con mình. Sau phiên tòa thứ hai, gia đình Harry đã cắt mọi khoản hỗ trợ tài chính cho Evelyn. Cặp đôi ly hôn vào năm 1915.

Evelyn Nesbit tiếp tục tham gia các chương trình tạp kỹ và đóng phim câm nhưng không nổi tiếng. Cô có cuộc hôn nhân thứ hai ngắn ngủi với vũ công Jack Clifford. Họ ly thân năm 1918 và ly hôn năm 1933.

Vào những năm 1920, Evelyn mở một phòng trà ở Manhattan nhưng phải vật lộn với chứng nghiện rượu và ma túy. Đến những năm 1940, bà sống tại Los Angeles và dạy về gốm sứ, điêu khắc.

Sau đó, Evelyn làm cố vấn kỹ thuật cho bộ phim "The Girl in the Red Velvet Swing". Đây chính là phiên bản điện ảnh kể lại câu chuyện về cuộc đời bà. Năm 1967, Evelyn Nesbit qua đời trong một viện dưỡng lão ở Santa Monica, California, thọ 82 tuổi.

.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bi-kich-cuoc-doi-sieu-mau-dau-tien-tren-tg-14-tuoi...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bi-kich-cuoc-doi-sieu-mau-dau-tien-tren-tg-14-tuoi-kiem-tien-bi-khach-cuop-cai-ngan-vang-d296939.html

Con gái 13 tuổi đi học thêm mãi không về, bố sững sờ khi thấy cảnh tượng trong hiệu thuốc
Sau khi thấy bé gái 13 tuổi không về nhà, người bố và anh trai đã tức tốc chạy đi tìm và phát hiện sự thật chấn động.
Bấm xem >>

Tin tức 24h

Theo Khánh Hằng (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây