6 diễn biến
Nhưng đại dịch sẽ kết thúc như thế nào? Giới chuyên gia vừa đưa ra dự đoán mới nhất về thời điểm kết thúc đại dịch kinh hoàng này.
Nhà khoa học Erica Charters của Đại học Oxford, người nghiên cứu vấn đề này cho biết: "Sự kết thúc đại dịch là một quá trình dài, bao gồm các loại kết thúc khác nhau có thể không xảy ra cùng một lúc. Trong đó, bao gồm "kết thúc y tế" khi bệnh tật thuyên giảm, "kết thúc chính trị", khi các biện pháp phòng ngừa của chính phủ chấm dứt và "kết thúc xã hội" khi mọi người quay trở lại cuộc sống bình thường".
Đến nay, WHO vẫn chưa công bố thời điểm đại dịch kết thúc
Tại Mỹ, nhiều người cho rằng thời điểm kết thúc đại dịch đã cận kề. Tới nay, đã có khoảng 65% người Mỹ được tiêm chủng đầy đủ, và khoảng 29% được tiêm mũi tăng cường. Tỉ lệ mắc mới tại quốc gia này đã giảm trong gần hai tháng qua, với mức trung bình mắc mới hàng ngày giảm khoảng 40% chỉ trong tuần trước. Số người nhập viện cũng giảm mạnh, giảm gần 30%. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng đã đến lúc mọi người quay trở lại văn phòng và bình thường lại cuộc sống như thời trước đại dịch.
Nhưng đại dịch này đầy bất ngờ, kéo dài hơn hai năm và gây ra cái chết cho gần 1 triệu người ở Mỹ và hơn 6 triệu người trên khắp thế giới, theo các báo cáo. Một số chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các đại dịch trong quá khứ nhằm có thể rút ra dự đoán chính xác về sự kết thúc của đại dịch COVID-19 có thể diễn ra như thế nào.
Cách đây đúng 2 năm, vào ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 là một đại dịch và nói rằng sẽ quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc tế kết thúc đến khi nào các quốc gia chứng kiến sự giảm đủ số ca bệnh, hoặc ít nhất là số ca nhập viện và tử vong.
Tuy nhiên, đến nay, WHO vẫn chưa công bố thời điểm đại dịch kết thúc. Trong một cuộc họp báo vừa diễn ra trong tuần này, trước các câu hỏi về sự kết thúc có thể xảy ra của đại dịch, các quan chức WHO cho biết còn rất nhiều việc cần phải hoàn thành trước khi thế giới có thể lật sang trang mới.
Các trường hợp mắc COVID-19 đang giảm dần ở Hoa Kỳ và giảm 5% trên toàn cầu trong tuần trước. Nhưng các ca bệnh đang gia tăng ở một số nơi, bao gồm Vương quốc Anh, New Zealand và Hồng Kông.
Tiến sĩ Carissa Etienne, Giám đốc Tổ chức Y tế Liên Mỹ, thuộc WHO, cho biết người dân ở nhiều quốc gia đang rất cần vaccine và thuốc men. Riêng ở Mỹ Latinh và Caribe, hơn 248 triệu người chưa được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên và các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp có khả năng sẽ chứng kiến sự gia tăng bệnh tật, nhập viện và tử vong trong tương lai, theo bà Etienne.
Tiến sĩ Ciro Ugarte - Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe của PAHO cho biết: "Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi đại dịch này. Chúng ta vẫn cần tiếp cận đại dịch một cách thận trọng".
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/gioi-chuyen-gia-dua-ra-du-doan-moi-nhat-ve-thoi-diem-ket-thuc...
Chiều 11-3, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã nắm thông tin về việc Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột mời khách ra khỏi phòng khi phát hiện họ nghi mắc Covid-19 (Người Lao Động Online sáng cùng ngày đã phản ánh).
Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột "mời" 3 vị khách phương xa ra khỏi phòng vì nghi nhiễm Covid-19
Theo ông Nay Phi La, nếu sự việc như báo phản ánh thì "tội cho các vị khách". Thời gian qua, ngành y tế đã hướng dẫn rất nhiều nhưng không biết các khách sạn có cập nhật hết hay không.
"Hiện nay, phần lớn khách đã tiêm 3 mũi vắc-xin, nếu có người dương tính với SARS-CoV-2 thì có thể cho vào cách ly ngay tại khách sạn nếu họ đồng ý. Còn nếu không thì báo với chính quyền địa phương, ngành y tế để phối hợp giải quyết vì khách từ nơi khác đến, không có nhà cửa ở Đắk Lắk. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk vẫn có bệnh viện dã chiến để tiếp nhận các trường hợp mắc Covid-19 không có điều kiện cách ly, điều trị tại nhà. Việc mời khách ra giữa đêm như vậy là không phù hợp" - ông Nay Phi La nhấn mạnh.
Chiều cùng ngày, lãnh đạo Khách sạn Sài Gòn Ban Mê - nơi 3 vị khách lưu trú sau khi rời Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột - cho biết ngành y tế vừa thông báo nếu khách có xe riêng thì cho phép rời khách sạn về nhà. Do đó, 2 trong số 3 vị khách đã trả phòng, hiện chỉ còn 1 người đang tạm thời cách ly tại khách sạn.
Như Báo Người Lao Động Online đã phản ánh, ngày 10-3, nhiều đoàn khách tới Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột lấy phòng lưu trú để tham dự Đại hội Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Lắk.
Đến tối 10-3, ban tổ chức tiến hành test nhanh cho các đại biểu thì phát hiện 3 thành viên của 3 đoàn dương tính với SARS-CoV-2. Lúc này, nhân viên Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột đã yêu cầu 3 khách này rời khỏi khách sạn. 3 vị khách phải di chuyển qua 2 khách sạn khác nhưng không được nhận. Phải đến khách sạn thứ 3, là Khách sạn Sài Gòn Ban Mê, thì 3 vị khách mới được tiếp nhận, cho vào phòng cách ly.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/giam-doc-so-y-te-dak-lak-noi-ve-viec-khach-san-moi-khach-ngh...
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM vừa có báo cáo về việc chi hỗ trợ cho các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Sở LĐ-TB&XH TP từ nguồn quỹ vận động phòng chống dịch của đơn vị này.
Theo đó, tính đến ngày 10-8-2021, có 30 đơn vị của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đóng góp kinh phí hỗ trợ chống dịch COVID-19 với tổng số tiền hơn 461 triệu đồng. Trong đó, Công đoàn huy động là hơn 351 triệu đồng, Văn phòng huy động là 60 triệu đồng và Ban Tuyên giáo Đảng ủy huy động là 50 triệu đồng.
Từ số tiền huy động trên, được sự chấp thuận của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM là ông Lê Minh Tấn, Văn phòng Sở đã chi hỗ trợ kinh phí qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản cá nhân với số tiền là hơn 262 triệu đồng.
Trong đó chi cho cho lực lượng tuyến đầu là 125 triệu đồng, chi cho 21 thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM là 97,6 triệu đồng, chi hỗ trợ tổ công tác đi các quận huyện (gồm 51 công chức, viên chức của Sở) là hơn 25 triệu đồng.
Ngoài ra còn chi cho việc mua khẩu trang hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đối tượng đang được chăm sóc, quản lý tại 37 đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM...
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM Lê Minh Tấn phát biểu tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP.HCM khoá X. Ảnh: HOÀNG GIANG
Riêng đối với việc chi 97,6 triệu đồng hỗ trợ cho 21 thành viên Ban Chỉ đạo thì ông Lê Minh Tấn nhận 4,6 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều người là phó giám đốc, chánh và phó chánh văn phòng, trưởng phòng, chuyên viên Văn phòng Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng nhận được hỗ trợ với số tiền là 4,6 triệu đồng.
Liên quan đến vụ việc này, hôm 7-3, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký văn bản chỉ đạo giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM khẩn trương công khai chủ trương, kết quả vận động và chi tiết việc sử dụng số tiền do các cá nhân và đơn vị trực thuộc Sở đã đóng góp, hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch COVID-19 vừa qua.
Việc công khai này nhằm cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động đang công tác tại Sở LĐ-TB&XH TP.HCM và các đơn vị trực thuộc được biết, giám sát.
Mặt khác, UBND TP.HCM cũng đề nghị ông Lê Minh Tấn tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan trong việc chưa công khai, minh bạch về đối tượng nhận hỗ trợ, kết quả vận động và quá trình sử dụng số tiền hỗ trợ.
Bên cạnh đó còn kiểm điểm trách nhiệm trong việc sử dụng tài khoản ngân hàng cá nhân để tiếp nhận và chuyển tiền hỗ trợ do các đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đóng góp để thực hiện phòng chống dịch tại Sở.
Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM xem xét, xử lý số tiền đã chi cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Sở nhằm bảo đảm số tiền do công đoàn sở đã kêu gọi vận động được sử dụng đúng mục đích.
UBND TP giao Thanh tra TP.HCM theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM thực hiện chỉ đạo trên.
Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/nhieu-lanh-dao-so-ldtbxh-tphcm-nhan-tien-ho-tro-covid19-1047848....
uyết định trên được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra sau cuộc họp ngày 11/3 của Cơ quan Trung ương về an toàn và đối phó với thảm họa.
Theo quy định mới, những người đã hoàn thành tiêm chủng cả ở trong và bên ngoài Hàn Quốc và có đăng ký xác nhận tiêm chủng sẽ được miễn tự cách ly 7 ngày. Những người thuộc đối tượng này bao gồm: Người đã tiêm 2 mũi và người tiêm vắc-xin Janssen mũi 1 sau đủ 7 ngày và trong vòng 180 ngày kể từ khi tiêm mũi thứ 2; những người đã tiêm mũi 3.
Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn áp dụng bắt buộc tự cách ly 7 ngày khi nhập cảnh với mọi đối tượng dù đã tiêm phòng hay chưa.
Với những người tiêm chủng ở Hàn Quốc, lịch sử tiêm chủng sẽ tự động được đăng ký. Với người tiêm chủng ở nước ngoài, khi nhập cảnh, lịch sử tiêm chủng được kiểm tra thông qua hệ thống thông tin kiểm dịch (Q-CODE).
Theo TTXVN, bắt đầu từ ngày 1/4, khi hoàn thành việc tiêm chủng ở nước ngoài và chưa đăng ký lịch sử tiêm chủng, hành khách nhập cảnh có thể nhập trực tiếp lịch sử tiêm chủng của mình vào hệ thống trước và đính kèm giấy chứng nhận để được hưởng quy chế miễn cách ly.
Tuy nhiên, nếu người nhập cảnh đến từ các quốc gia thuộc diện không được miễn cách ly thì vẫn phải tự cách ly trong 7 ngày. Hiện tại, 4 quốc gia là Pakistan, Uzbekistan, Ukraine và Myanmar không được hưởng quy chế miễn cách ly.
Tình hình Covid-19 ở Hàn Quốc đã diễn biến phức tạp thời gian gần đây khi biến thể Omicron lây lan khắp nước. Tính đến 9h sáng 11/3, Hàn Quốc ghi nhận 282.987 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số ca mắc lên 5.822.626 ca. Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc ghi nhận 229 người tử vong vì Covid-19, nâng số bệnh nhân không qua khỏi lên 9.875 người (tỉ lệ tử vong là 0,17%).
Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc giờ đây đã từ bỏ chính sách cách ly và điều trị nghiêm ngặt. Họ chuyển sang tập trung vào việc giải quyết các ca nghiêm trọng và ngăn ngừa các trường hợp tử vong, vì biến thể Omicron dễ lây lan nhưng ít gây tử vong.
Hàn Quốc cũng áp dụng chính sách tăng cường điều trị tại nhà và sử dụng nhiều hơn các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong bối cảnh thiếu nhân viên y tế và các nguồn lực khác.
Bắt đầu từ ngày 5/3, Chính phủ Hàn Quốc đã nới lỏng một phần quy định về giãn cách xã hội, bằng cách kéo dài thời gian hoạt động cho 12 loại cơ sở đa dụng, trong đó có quán cà phê và nhà hàng, thêm 1 giờ đến 23h tối để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh nhỏ vốn đã chịu thiệt hại kinh tế do đại dịch.
Biện pháp mới nói trên sẽ có hiệu lực đến ngày 20/3 và việc giới hạn số người được phép tham gia các cuộc tụ tập riêng tư (6 người) vẫn được áp dụng.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nguoi-da-tiem-day-du-se-duoc-mien-tu-cach-ly-khi-nhap-canh-h...
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, trong ngày 11/3, trên địa bàn ghi nhận thêm 2.862 trường hợp mắc COVID-19 mới, trong đó có 2.278 ca cộng đồng, 583 ca cách ly tại nhà và 1 ca tại khu cách ly.
Hiện số bệnh nhân đang điều trị là 87.094, trong đó có 2.917 trường hợp điều trị tại các cơ sở cách ly y tế và 84.177 trường hợp tự điều trị tại nhà.
Do số ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tăng cao, trong đó có nhiều trẻ em, ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh công tác tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi.
Đến thời điểm hiện tại đã có trên 98,5% trẻ từ 12 - 17 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó 112.298 trẻ đã được tiêm 2 mũi vaccine (đạt 96.8%).
Vĩnh Phúc đẩy mạnh đẩy mạnh vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Ảnh: Đỗ Vi
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, Vĩnh Phúc cũng huy động các lực lượng tham gia, đưa cán bộ, y, bác sỹ xuống cơ sở trực tiếp giúp nhân dân phòng chống dịch, đặc biệt đối với F0 điều trị tại nhà. Chỉ những ca F0 nặng hoặc tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro cao mới chỉ định điều trị tại các cơ sở y tế tập trung.
Đặc biệt, với quan điểm không để F0 nào điều trị tại nhà không được chăm sóc y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo phòng chống dịch, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tăng cường trách nhiệm, huy động tối đa nhân lực, vật lực, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp kiểm soát dịch bệnh.
Được biết, hiện tất cả 136 xã, phường, thị trấn trong tỉnh Vĩnh Phúc đều đã thành lập các nhóm Zalo để tiếp nhận thông tin phản ánh của các trường hợp F0 và hướng dẫn F0 điều trị bệnh tại nhà 24/24h. Hằng ngày, tổ COVID-19 cộng đồng và tổ chăm sóc, điều trị F0 tại nhà sẽ thăm khám, cấp phát thuốc. Các đội hỗ trợ tăng cường nhân lực kịp thời giải quyết các thủ tục giấy tờ, phát túi li lông đựng rác thải, sẵn sàng đi chợ mua lương thực, thực phẩm cho các F0, tạo điều kiện tối đa cho các tổ y tế tập trung làm tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Riêng thành phố Vĩnh Yên, mỗi ngày ghi nhận thêm khoảng 1.000 bệnh nhân mắc COVID-19 đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà như hợp nhất, sắp xếp, cơ cấu lại các tổ, các bộ phận phòng, chống dịch theo hướng hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Xây dựng nhóm zalo hỗ trợ điều trị F0 tại nhà đến từng khu phố để kịp thời nắm bắt thông tin, hỗ trợ tư vấn, trao đổi về tình hình của F0 trong quá trình điều trị.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay trên địa bàn có gần 97% F0 đang điều trị tại nhà đều ở thể nhẹ. Về cơ bản, mọi F0 đều được quản lý, quan tâm, nằm trong vòng kiểm soát. Đặc biệt, Vĩnh Phúc chuyển hướng mạnh từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành toàn dân chống dịch; chuyển nhanh từ điều trị bệnh COVID-19 tại cơ sở điều trị sang điều trị F0 tại nhà.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/so-ca-mac-covid-19-tang-cao-vinh-phuc-tap-trung-moi-nguon-luc...
TS Huỳnh Giới, Giám đốc BVĐK tỉnh Quảng Ngãi, thông tin đến PV Báo SK&ĐS cho biết, không có chuyện bệnh viện ngăn cấm xe cứu thương vào vận chuyển bệnh nhân.
Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo BVĐK tỉnh Quảng Ngãi đã cho rà soát, làm việc với tổ bảo vệ và lái xe cấp cứu Nguyễn Đức Tuấn và có ý kiến chính thức.
Theo đó, lúc 17 giờ 47 phút ngày 9/3/2022, khu Cấp cứu thuộc khoa Khám bệnh và Cấp cứu của BVĐK tỉnh Quảng Ngãi có tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.T (18 tuổi), ở xã Bình Hòa (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).
Qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương sọ não và được chỉ định nhập viện vào Khoa Ngoại thần kinh theo dõi và điều trị. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân không đồng ý nhập viện và xin đưa đi cấp cứu ở TP. Đà Nẵng.
Đến khoảng 19 giờ 15 phút cùng ngày, ông Nguyễn Đức Tuấn lái xe cấp cứu là người trực tiếp vận chuyển bệnh nhân đi Đà Nẵng đưa xe vào tiền sảnh của khu cấp cứu chờ theo yêu cầu của người nhà bệnh nhân.
Tuy nhiên, vì đậu xe ở khu vực này hơn 10 phút, gây cản trở cho các xe khác vận chuyển bệnh nhân vào cấp cứu, nên ông Tuấn đưa xe ra khu vực chờ ngoài cổng bệnh viện để nhường chỗ cho các xe cấp cứu khác và để băng ca ở lại.
Đồng thời, ông Tuấn có nói với người nhà khi nào hoàn thành thủ tục thì đẩy băng ca ra ngoài cổng để đi chuyển viện. Hơn 15 phút sau, sau khi làm các thủ tục hành chính, người nhà đưa bệnh nhân ra ngoài cổng bệnh viện trên băng ca của xe ông Tuấn để chuyển đi Đà Nẵng.
TS.BS Huỳnh Giới khẳng định, không có chuyện bệnh viện độc quyền xe cứu thương, không cho xe bên ngoài vào chuyển viện dù bệnh nhân nguy kịch vì chấn thương sọ não như dư luận phản ánh.
Về cấp cứu bệnh nhân, trước khi bệnh viện cho chuyển viện, bệnh nhân đã được xử trí trong vòng 1 tiếng đồng hồ từ lúc được đưa vào viện, như: Xử lý truyền dịch, chụp CT scan sọ não, khâu vết thương vùng trán phải và hội chẩn khoa Ngoại thần kinh.
"Do đó, việc phản ánh bệnh viện chậm trễ, tắc trách khiến người nhà nặng lòng hơn khi bệnh nhân không qua khỏi vì chuyển viện quá trễ là chưa đúng sự thật", Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Giới bày tỏ.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/vu-cam-xe-cuu-thuong-vao-van-chuyen-benh-nhan-o-quang-ngai-gi...
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/covid-19-123-chuyen-gia-du-doan-moi-nhat-ve-thoi-d...
Dự báo thời tiết
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn