COVID-19 10/3: Gần 2.400 ca cộng đồng phát hiện qua sàng lọc y tế, khuyến cáo khẩn với người dân

Thứ năm - 10/03/2022 12:25

COVID-19 10/3: Gần 2.400 ca cộng đồng phát hiện qua sàng lọc y tế, khuyến cáo khẩn với người dân

Khi số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở Hà Nam tăng cao đã xuất hiện tình trạng người dân do lo lắng thái quá mà tự ý đi tìm mua thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc thuốc không có nguồn gốc xuất xứ về sử dụng.

6 diễn biến

Số ca mắc COVID-19 ở Hà Nam tăng cao, khuyến cáo người dân không tuỳ tiện sử dụng thuốc

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 9/3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.372 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có đến 2.357 ca cộng đồng được phát hiện thông qua sàng lọc y tế.

Cộng dồn đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 32.080 trường hợp đã được Bộ Y tế cấp mã bệnh. Trong đó 29.677 người đã khỏi bệnh, ra viện; 41 ca tử vong (đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền và đa số chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 do sức khỏe không bảo đảm).

Ngành y tế đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thích ứng linh hoạt, an toàn trong điều kiện bình thường mới. Ảnh: CDC Hà Nam

Những ngày gần đây số lượng ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn Hà Nam tăng cao, các cơ sở y tế, nhất là trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều ở trong tình trạng quá tải về số bệnh nhân đến khai báo, đề nghị tư vấn, điều trị.

Theo BS. Lại Xuân Dũng - Phó trưởng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, khi số bệnh nhân F0 trong cộng đồng tăng cao đã xuất hiện tình trạng người dân do lo lắng thái quá mà tự ý đi tìm mua thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc thuốc không có nguồn gốc xuất xứ về sử dụng.

Nhiều người dân còn tích trữ test để thường xuyên test COVID-19 cho bản thân và gia đình. Do tâm lý này mà nhiều người dân đã mua thuốc và test thử với giá cao hơn nhiều so với giá niêm yết của Bộ Y tế. Việc sử dụng bộ test và thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ không những gây lãng phí, tốn kém về kinh tế của gia đình, tạo cơ hội cho đầu cơ, trục lợi mà còn gây hại cho chính sức khỏe người dùng, thậm chí làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và gây ra những biến chứng khó lường sau này.

Đáng lo ngại là một số loại thuốc mặc dù đã cấm chỉ định với phụ nữ mang thai, trẻ em nhưng vẫn có người tự ý mua về sử dụng tùy tiện.

Bác sĩ Lại Xuân Dũng chia sẻ, để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, trước hết ngành y tế tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng bệnh đối với cán bộ, nhân viên trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn. Mặt khác, tích cực hỗ trợ chẩn đoán, điều trị một số bệnh liên quan tới COVID-19 và hậu COVID-19. Trong quá trình thăm khám, điều trị cho bệnh nhân luôn nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà về một số phương pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở y tế, gia đình và cộng đồng.

Cùng với đó, tích cực phối hợp với cơ quan truyền thông, báo chí trao đổi, hướng dẫn nhân dân không hoang mang, lo lắng thái quá nhưng cũng không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch bệnh, tiếp tục thực hiện nghiêm những khuyến cáo, hướng dẫn của ngành y tế.

Phó trưởng Khoa Điều trị tích cực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam nhấn mạnh, sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và cơ quan chuyên môn sẽ góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về phòng chống dịch COVID-19, hạn chế những diễn biến phức tạp về sức khỏe đối với các ca nhiễm bệnh, nhất là những ca bệnh điều trị tại nhà.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/so-ca-mac-covid-19-o-ha-nam-tang-cao-khuyen-cao-nguoi-dan-kho...Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/so-ca-mac-covid-19-o-ha-nam-tang-cao-khuyen-cao-nguoi-dan-khong-tuy-tien-su-dung-thuoc-169220309183535274.htm

TP HCM: Có tình trạng phụ huynh phải trả gần 3 triệu đồng/lần test PCR để con đến trường

Thực trạng trên được Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức chỉ ra tại hội nghị duyệt kế hoạch thực hiện và giao nhiệm vụ năm 2022 của Sở GD-ĐT TP HCM, tổ chức chiều ngày 9-3.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức, hiện nay có tình trạng các quy định đã được ban hành đầy đủ, cụ thể nhưng khi triển khai thì "trăm hoa đua nở", mỗi địa phương, mỗi trường thực hiện mỗi kiểu và tùy tiện áp dụng, khác với chỉ đạo chung. "Điều này thật sự không tốt, chúng ta phải đồng bộ trong hệ thống thì mới tạo sự an tâm cho phụ huynh và dễ cho quản lý"- Ông Đức nhấn mạnh.

Nhấn mạnh hai Sở Y tế và GD-ĐT phải chú ý đến vấn đề này, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức cho biết, những nơi thực hiện chưa đúng phải rà soát và điều chỉnh ngay, rà soát quy định để mọi người cùng thực hiện đó mới là quy trình chuẩn, quy trình mà ai muốn hiểu sao cũng được thì rất ảnh hưởng.

Lấy ví dụ về trường hợp, văn bản của UBND TP không hề yêu cầu, nhưng nhiều nhà trường đòi phụ huynh phải có giấy chứng nhận test PCR sau thời gian cách ly mới cho học sinh quay trở lại trường. Nhiều gia đình đang phải cách ly, buộc phải thuê dịch vụ đến nhà để test, có bệnh viện tư nhân lấy giá gần 3 triệu đồng/lần test PCR, gây tốn kém và phiền phức cho phụ huynh.

Lắng nghe ý kiến từ các sở, ngành và đặc biệt từ Sở GD-ĐT TP, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức nhấn mạnh, trong thời gian tới, ngành GD-ĐT TP cần đặc biệt lưu ý các nội dung trọng tâm, đó là khẩn trương triển khai chương trình 2018. Siết chặt tiến độ, bám sát thực hiện các đề án mà ngành GD-ĐT đang được giao thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng đề nghị ngành GD-ĐT TP cần quan tâm, lưu ý đến các các trường ngoài công lập, các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài, các cơ sở giáo dục ĐH...có kế hoạch tăng cường quản lý cho tốt, tránh trường hợp như Trường Việt Nam-Phần Lan, đến nay vẫn chưa có pháp lý đầy đủ.

Ông Dương Anh Đức cũng nhấn mạnh, hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề lơ lửng, có những chương trình giáo dục thí điểm nhưng không có thời gian kết thúc. Thí điểm phải có thời gian kết thúc để nếu tốt thì đưa vào quy định. Không lạm dụng từ thí điểm gây khó khăn cho cơ quan quản lý.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng giao Sở GD-ĐT rà soát, phối hợp các địa phương thực hiện tốt chỉ tiêu 300 phòng học/vạn dân. Biện pháp thực hiện là gì? Lý thuyết là đưa ra là chỉ tiêu nhiệm kỳ nhưng nếu không nỗ lực trong khi số dân tăng, trẻ em tăng thì chỉ tiêu trên càng ngày càng xa dần. "Các sở cần phối hợp thật tốt với các quận, huyện, tìm cơ hội củng cố cơ sở vật chất cho giáo dục"- ông Đức nói.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức, năm 2021 là năm cực kỳ khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngành GD-ĐT TP HCM cũng gặp rất nhiều thách thức, vì giáo dục là liên quan đến mọi nhà, mọi người... nhiều quyết định khó khăn phải đưa ra như kỳ tuyển sinh đầu cấp, nhưng may mắn vì toàn ngành đã hoàn thành nhiệm vụ.

Đến nay tuyển sinh đầu cấp vẫn còn đọng lại những vấn đề nhất định, nhưng thực tế không thể hài lòng tất cả người nhưng vì có sự chuẩn bị chu đáo nên đó vẫn là phương án tốt nhất trong thời điểm trên. Cuối năm 2021, chúng ta tiếp tục gặp những thách thức mới, khi quyết định mở dần dạy học trực tiếp. Tuy gánh nặng để lên thầy cô không nhỏ, nhất là 3 tuần gần đây số thầy cô là F0, HS là F0 tăng dần và tăng nhanh nhưng may mắn là đối với HS trong lứa tuổi đi học rất hiếm trường hợp trở nặng và TP HCM vẫn hoàn thành được các mục tiêu. Sắp tới theo lộ trình của Bộ Y tế sẽ tiêm cho đối tượng từ 5-11 tuổi. Một lần nữa cần sự phối hợp để tổ chức thật tốt, chuyên nghiệp của hai sở GD-ĐT và Y tế để việc tiêm chủng được an toàn, đạt hiệu quả.

Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/tp-hcm-co-tinh-trang-phu-huynh-phai-tra-gan-3-trie...Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/tp-hcm-co-tinh-trang-phu-huynh-phai-tra-gan-3-trieu-dong-lan-test-pcr-de-con-den-truong-20220310001229236.htm

Đề xuất người nhập cảnh không cần có xác nhận tiêm vắc-xin Covid-19

Trong dự thảo gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh, Bộ Y tế đưa ra đề xuất người nhập cảnh Việt Nam không cần phải có xác nhận đã tiêm chủng vắc-xin Covid-19 hoặc đã khỏi Covid-19, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Đề xuất không thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh- Ảnh: Chinhphu

Đối với người nhập cảnh theo đường hàng không:

+ Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ hoặc trong vòng 24 giờ (nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2) (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh về Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận (gọi tắt là có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2).

+ Không cần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh, nhưng tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như người đã/đang lưu trú tại Việt Nam.

Đối với người nhập cảnh đi theo các đường khác

Trường hợp người nhập cảnh đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như đối với người nhập cảnh theo đường hàng không.

Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2) kể từ khi nhập cảnh.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như người đã/đang lưu trú tại Việt Nam. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời theo quy định.

Người nhập cảnh đều phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong suốt thời gian lưu trú tại Việt Nam.

Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.

Phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, rất hạn chế dừng, đỗ dọc đường.

Trường hợp đặc biệt/khẩn cấp cần dừng đỗ dọc đường thì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế tiếp xúc gần với người xung quanh, đặc biệt là người già (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai, người có bệnh nền.

Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 khác theo quy định của Việt Nam.

Tại dự thảo, Bộ Y tế nêu rõ, trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm hoặc chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2 đều được tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Đối với người nhập cảnh Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo cấp cao thực hiện theo đề án đón đoàn.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/de-xuat-nguoi-nhap-canh-khong-can-co-xac-nhan-tiem-vac-xin-...Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/de-xuat-nguoi-nhap-canh-khong-can-co-xac-nhan-tiem-vac-xin-covid-19-20220309231919793.htm

TP HCM: Người dân không cần đến trạm y tế để khai báo là F0

Thông tin từ Sở Y tế TP HCM cho biết để giảm thủ tục hành chính trong việc cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly đối với F0, đơn vị sẽ triển khai thêm tính năng cấp giấy hoàn thành cách ly trên hệ thống quản lý bệnh nhân Covid-19.

Theo đó, người dân không cần phải đến trạm y tế địa phương xin giấy xác nhận hoàn thành cách ly hoặc có thể chủ động khai báo thông tin tại đường link https://tracuuf0.medinet.org.vn/khaibao.htm nếu có kết quả test nhanh mắc Covid-19.

Sau đó, trạm y tế sẽ đánh giá tình trạng F0 bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa và tiếp nhận F0 trên nền tảng quản lý Covid-19.

Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà, trạm y tế quản lý và chăm sóc, theo dõi F0 trên hệ thống theo quy định. Khi đã hoàn thành cách ly tại nhà/nơi lưu trú, trạm y tế sẽ cấp giấy xác nhận bản giấy hoặc gửi bản điện tử qua Email mà người dân đã khai báo.

Hiện TP HCM đang quản lý hơn 93.000 F0, trong đó có gần 87.000 người điều trị tại nhà (chiếm hơn 90%), 750 người ở khu cách ly, hơn 4.800 ca ở bệnh viện tầng 2 và 552 trường hợp ở bệnh viện tầng 3.

Những ngày qua, tại các trạm y tế phường, xã trên địa bàn TP.HCM, nhiều người dân là F0 phải chen chúc, xếp hàng dài để chờ xét nghiệm, lấy giấy chứng nhận khỏi bệnh, hoàn thành cách ly. Điều này không những gây rắc rối, phiền hà mà còn tăng thêm nguy cơ lây nhiễm.

Trước đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP với các quận, huyện, TP Thủ Đức, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cũng lưu ý các sở, ban, ngành cần ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dịch bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hiệu quả hơn trong công tác phòng chống dịch. Những thủ tục hành chính nếu đặt ra thì cần hết sức cân nhắc, tránh gây phiền hà cho người dân.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-nguoi-dan-khong-can-den-tram-y-te-de-khai-bao-la-f0-...Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-nguoi-dan-khong-can-den-tram-y-te-de-khai-bao-la-f0-20220310104114374.htm

Những quy định đối với F0, F1 đi làm trực tiếp ở Long An

UBND tỉnh Long An vừa ban hành quy định tạm thời các trường hợp F0, F1 đang trong thời gian cách ly được tham gia làm việc để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Người lao động ở các doanh nghiệp tại Long An phải thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch

Theo đó, đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị nhà nước có các trường hợp F0 (không triệu chứng, đang trong thời gian cách ly 7 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính), F1 là cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động được đến cơ quan làm việc để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cơ quan, đơn vị trên tinh thần tự nguyện của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và phải có sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công ty, doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, nếu không bổ sung kịp thời sẽ không thể hoàn thành các hợp đồng giao hàng cho đối tác đúng thời gian quy định, hoặc các trường hợp cấp thiết về nguồn nhân lực lao động mà không tuyển dụng kịp thời thì được phép sử dụng lao động của công ty đang là F0 không triệu chứng, F1 đang trong thời gian cách ly để làm việc.

Việc sử dụng lực lượng lao động này phải được dựa trên tinh thần tự nguyện của người lao động, được sự đồng ý của chủ doanh nghiệp và theo hướng dẫn của trung tâm y tế cấp huyện hoặc cấp xã.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp có thể xem xét ưu tiên bố trí thực hiện các công việc trực tuyến; trường hợp không làm việc trực tuyến được sẽ bố trí làm việc trực tiếp tại nơi làm việc, đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ theo quy định, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định; không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi…).

Thực hiện nghiêm thông điệp "5K", đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm theo quy định...

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/nhung-quy-dinh-doi-voi-f0-f1-di-lam-truc-tiep-o-long-an-2022...Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/nhung-quy-dinh-doi-voi-f0-f1-di-lam-truc-tiep-o-long-an-20220309185909332.htm

Ca mắc Covid-19 tăng cao, Bình Dương “tăng tốc” tiêm vaccine mũi 3 cho dân

Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 tại tỉnh Bình Dương có dấu hiệu tăng cao trở lại, có ngày lên tới gần 5.000 ca. 

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, từ ngày 28/2 – 6/3, số F0 được công bố trong tuần của tỉnh là 14.805 ca, cao gấp 7 lần so với tuần trước.

Thống kê cho thấy, trung bình mỗi ngày Bình Dương ghi nhận 2.115 ca mắc mới, có ngày lên tới 4.555 ca qua test nhanh. Số ca chuyển nặng phải nhập viện điều trị và số ca tử vong chiếm tỷ lệ rất thấp.

Trong số các ca mắc mới, có nhiều giáo viên, trẻ em và học sinh là F0, chủ yếu được phát hiện tại nhà với 1.340 ca/ngày.

Bình Dương đang tăng tốc tiêm mũi 3 cho người dân. Ảnh: V.D

Sở Y tế Bình Dương cho biết, số thu dung điều trị ở nhóm chưa tiêm vaccine có 7.547 ca, trong đó trẻ em dưới 12 tuổi là 7.386 ca. Thường gặp ở nhóm tuổi tiểu học, nhóm tuổi này chưa được tiêm ngừa vaccine và chưa ý thức được việc tuân thủ 5K. 

Cao nhất là TP Dĩ An 3.242 ca, TP Thuận An 1.370 ca, TX Bến Cát 958 ca. Tất cả đều là học sinh bán trú.

Nguyên nhân được Sở Y tế Bình Dương cho biết là do nhu cầu đi lại, khi cả nước đang dần mở lại các hoạt động. Các trường học trên địa bàn tỉnh đã cho học sinh, sinh viên quay trở lại lớp. 

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã mở cửa đón công nhân quay trở lại nhà máy, dẫn đến việc gia tăng các ca nhiễm Covid-19.

Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 của Bình Dương còn khá thấp, nguyên nhân là do một bộ phận người dân chưa đủ thời gian để tiêm mũi 3, do tiêm trễ và có thời gian bị F0 phải điều trị. 

Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan đã tiêm đủ 2 mũi nên khi có chiến dịch tiêm mũi 3 thì chưa muốn đi tiêm ngay và một số tâm lý e ngại khác.

Để hoàn thành mục tiêu tiêm vaccine mũi 3 trong tháng 3/2022, Sở Y tế Bình Dương đã tổ chức họp với các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để triển khai kế hoạch tiêm. 

Hiện nay, số đối tượng cần tiêm là 440.500 người. Các địa phương đã và đang khẩn trương thu thập thông tin và đăng ký đối tượng tiêm mũi 3.

Nguồn: https://danviet.vn/ca-mac-covid-19-tang-cao-binh-duong-tang-toc-tiem-vaccine-mui-3-cho-...Nguồn: https://danviet.vn/ca-mac-covid-19-tang-cao-binh-duong-tang-toc-tiem-vaccine-mui-3-cho-dan-20220310075255772.htm

.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/covid-19-103-gan-2400-ca-cong-dong-phat-hien-qua-s...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/covid-19-103-gan-2400-ca-cong-dong-phat-hien-qua-sang-loc-y-te-khuyen-cao-khan-voi-nguoi-dan-d303591.html

Tin tức 24h: Đưa con đến test COVID-19, người bố lời qua tiếng lại bị nhân viên y tế chửi
Khi chiếc điện thoại rơi xuống đất, người đàn ông chửi nhân viên y tế. Cô này đã chửi lại: "Mi (tức mày) đừng có mà mất dạy" rồi tiếp tục giật điện...
Bấm xem >>

Tin tức 24h

Theo H.A (Tổng hợp) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây