Nguyên nhân khiến trẻ thiếu kẽm và sắt
PGS.TS.Bác sĩ cao cấp Trần Đình Toán – Nguyên Viện trưởng viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt là do:
Lượng kẽm và sắt dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ từ mẹ sang con chỉ đủ dùng trong 4 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.
Thực phẩm chứa kẽm
Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0.35mg sắt còn kẽm thì tốt hơn một chút là 2 – 3mg kẽm. Tuy nhiên, sau 3 tháng lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0,9mg/lít. Với lượng sắt, kẽm như vậy trẻ phải dùng từ 17 đến 20 lít mỗi ngày.
Thực phẩm chứa sắt
Ngoài ra, tỷ lệ hấp thu sắt kẽm từ thức ăn khá thấp sắt chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%, và các vi chất chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu.. .Trong khi bắt đầu ăn dặm, trẻ tập ăn với với tinh bột trước và tập ăn các chất đạm sau với lượng nhỏ, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng điển hình là kẽm và sắt
Hơn nữa, trẻ em dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên gây giảm hấp thu kẽm, sắt. Chính vì vậy, sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu sắt và kẽm ở trẻ tăng rất cao.
CDC Hoa Kỳ khuyến cáo: Từ 6 tháng tuổi cần bổ sung kẽm và sắt
Theo TS.BS Phan Bích Nga – GĐ Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc Gia: "Trẻ sau 6 tháng nhu cầu vi chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm và sắt tăng lên rất cao, nhu cầu này tăng lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, kẽm và sắt từ cùng một nguồn thực phẩm chính vì thế trẻ em thiếu kẽm thường đi đôi thiếu sắt và ngược lại là như vậy"
Trong khi đó, vai trò quan trọng của Kẽm và sắt được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) được nêu rõ: Vi chất dinh dưỡng, thường được gọi là vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoại trừ vitamin D, các vi chất dinh dưỡng không được tạo ra trong cơ thể, vì vậy cần phải bổ sung từ chế độ ăn uống.
Trong số các vi chất này có sắt và kẽm. Sắt rất quan trọng cho sự phát triển vận động và nhận thức của trẻ em. Theo Gs. John M Pettifor - Khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em, Đại học Witwatersrand, Nam Phi đã chỉ ra rằng: Thiếu sắt ở trẻ tiến triển chậm và ít gây ra các triệu chứng cấp tính. Nhưng khi sự thiếu hụt trầm trọng hơn, trẻ trở nên xanh xao và yếu ớt, ăn ít và dễ mệt mỏi. Trẻ tăng cân kém, thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột, có thể mắc phải bệnh pica (chứng ăn bậy: nhai giấy, cắn khăn, cắn gỗ...). Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là sự kém phát triển về hành vi, nhận thức và kỹ năng vận động, tâm lý .
Do vậy, phòng ngừa thiếu sắt giúp nâng cao khả năng học tập và phát triển nhận thức của trẻ.
Mặt khác, CDC Hoa Kỳ cũng nhận định, kẽm thúc đẩy các chức năng miễn dịch và giúp con người chống lại các bệnh truyền nhiễm bao gồm tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Cung cấp chất bổ sung kẽm làm giảm tiêu chảy ở trẻ em và nhiễm trùng đường hô hấp, giảm số ca tử vong do mọi nguyên nhân, đồng thời giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hạn chế tình trạng biếng ăn.
Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng, nhưng chế độ ăn hằng ngày lại không đủ. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, nhiều quốc gia trên thế giới và ngành dinh dưỡng khuyến nghị nên bổ sung trực tiếp kẽm và sắt cho trẻ bằng đường uống là hữu hiệu nhất.
"Cung cấp, bổ sung kẽm và sắt cho trẻ em dưới 5 tuổi là một biện pháp can thiệp hiệu quả. Điều quan trọng ngay từ bây giờ là bắt đầu bổ sung dinh dưỡng chứa kẽm và sắt, vitamin C (Ferro C) đẩy đủ để phát triển tốt nhất".
Nguồn: https://giadinh.net.vn/bao-dong-sau-6-thang-tuoi-tre-thuong-thieu-kem-di-doi-thieu-sat-...
Dịch COVID-19
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn