5 diễn biến
Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi cảnh một người đàn ông đến Trạm y tế xã Nam Điền (Thạch Hà, Hà Tĩnh) xin test cho con xem có dương tính với SARS-CoV-2 hay không nhưng bị nữ nhân viên chửi bới, cư xử thiếu đúng đắn gây xôn xao. Trong đoạn clip, người bố thắc mắc: “Đến đây xin test mà chị lại bảo hết que test rồi?”.
Lúc này, nữ nhân viên y tế trả lời: “Nếu như không phải cảm (cúm) thì em sẽ không test vào thời điểm này”. Vừa dứt lời, cô tiếp tục hỏi “Bây giờ có thích test không?” nhưng người bố từ chối. Sau đó cả hai đôi co qua lại, nữ nhân viên y tế dùng tay đập điện thoại của người bố.
Khi chiếc điện thoại rơi xuống đất, người đàn ông chửi nhân viên y tế. Cô này đã chửi lại: “Mi (tức mày) đừng có mà mất dạy” rồi tiếp tục giật điện thoại của người đàn ông hỏi: “Biết bây giờ mấy giờ rồi không?”. Người đàn ông xem điện thoại và thản nhiên trả lời 21h.
Khi chiếc điện thoại rơi xuống đất, người đàn ông chửi nhân viên y tế. (Ảnh cắt từ clip)
Sau một hồi giằng co qua lại, nữ nhân viên y tế yêu cầu người đàn ông về vị trí ngồi để chuẩn bị đồ test. Song cô vẫn dùng tay giật điện thoại của người đàn ông.
Ngay sau khi được đăng tải, đoạn clip đã thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng với ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng cách ứng xử của nữ nhân viên y tế hoàn toàn sai, không thực hiện đúng trách nhiệm công việc của mình giữa mùa dịch COVID-19 này. Thậm chí họ còn đặt ra câu hỏi phải chăng nữ nhân viên có đang vòi tiền của người đàn ông hay không?
Một số lại lên án hành động của người đàn ông. Đáng ra, khi được từ chối xét nghiệm COVID-19, anh nên hỏi rõ nguyên do tại sao thay vì đưa điện thoại ra quay như vậy.
Chiều 9/3, lãnh đạo xã Nam Điền xác nhận đoạn clip trên xảy ra tại Trạm y tế xã vào tối 3/3 vừa qua, đồng thời cho biết lãnh đạo huyện đã giao cho phòng y tế làm rõ sự việc và hướng xử lý.
Theo một số nguồn tin, người đàn ông trong đoạn clip sau đó đã đến một cơ sở khác để test COVID-19 cho con và có kết quả dương tính. Hiện hai bố con đã được cách ly và điều trị tại nhà.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tin-tuc-24h-dua-con-den-test-covid-19-nguoi-bo-loi...
Theo ghi nhận, tính đến đầu chiều 9/3, trên thị trường thế giới giá dầu Brent được giao dịch khoảng 130 USD thùng, dầu WTI 125.9 USD/thùng (tăng khoảng 30 USD/thùng so với ngày 1/3).
Theo dữ liệu của Bộ Công Thương đến ngày 8/3, giá bán lẻ tại Singapore xăng RON 92 có giá gần 150 USD/thùng (tăng 36 USD/thùng so với ngày 1/3); Xăng 95 có giá 144.8 USD/thùng (tăng 28 USD/thùng), dầu hỏa 147,7 USD/thùng (tăng 34,5 USD/thùng); dầu Diesel 157,6 USD thùng (tăng 40 USD/thùng), mazut 700 USD/tấn (tăng 145 USD/tấn).
Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, với tình hình căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine hiện nay, giá xăng dầu thế giới có thể tiếp tục tăng cao.
Theo ông Long, hiện, nguồn cung trên thị trường đã bị ảnh hưởng sau khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với ngành năng lượng của Nga. Do đó, giá xăng trong nước dự báo tiếp tục tăng mạnh. Trong thời gian tới, mốc 30.000 nghìn đồng/lít trong nước là điều có thể xảy ra.
Ông Bùi Xuân Vũ - Phó Tổng giám đốc Công ty Nhiên liệu Sài Gòn (SFC), cho rằng, giá dầu thô thế giới đang tăng chóng mặt, từ 24-34% trong gần 10 ngày qua. Trong khi cơ quan điều hành vẫn điều chỉnh theo chu kỳ 10 ngày/lần nên nhiều doanh nghiệp đang phải gồng lỗ 1.000-2.000 đồng/lít, thậm chí phải bù thêm nhiều chi phí vận chuyển, mặt bằng, lương nhân viên...
“Chính vì vậy, kỳ điều hành giá tiếp theo vào ngày 11/3, giá xăng sẽ tăng rất mạnh, trong đó giá xăng phải tăng hơn 2.000 đồng/lít, giá dầu tăng trên 1.000 đồng/lít", ông Vũ nói.
Lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội tính toán, giá xăng dầu có thể tăng mạnh ở mức từ 3.000-4.000 đồng/lít. Mức tăng có thể giảm trong trường hợp liên bộ Công Thương - Tài chính sử dụng quỹ Bình ổn giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh quỹ Bình ổn giá cạn kiệt, mức chi "không thấm vào đâu" so với giá tăng.
Trước tình hình giá xăng dầu tăng mạnh, Bộ Tài chính vừa đề xuất điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường từ 500 - 1.000 đồng/lít/kg đối với 6 loại hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn. Cụ thể, giảm 1.000 đồng/lít đối với xăng (trừ etanol), giảm 500 đồng/lít/kg đối với dầu diesel, dầu hỏa, mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.
Theo chuyên gia Ngô Trí Long, dù mức giảm này còn “nhỏ giọt” so với phần thuế trong cơ cấu giá thành xăng dầu. Song trong bối cảnh ngân sách khó khăn, đây cũng là nỗ lực của các bộ, ngành.
Ông Long cho rằng, dư địa giảm thuế môi trường và thuế nhập khẩu xăng dầu hiện vẫn còn. Nhưng, để tiếp tục giảm, Bộ Tài chính cần rà soát và cân đối lại nguồn thu, xem những lĩnh vực nào còn tiềm năng mà chưa khai thác hết có thể tận dụng để bù đắp phần thiếu hụt từ xăng dầu.
Giá dầu thế giới những ngày qua tiếp tục tăng mạnh do ảnh hưởng từ căng thẳng chính trị giữa Nga – Ukraine. Thậm chí, trong phiên giao dịch sáng 7/3, giá dầu Brent có thời điểm tăng lên tới 139,13 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008. Còn giá dầu WTI có lúc tăng vọt lên mức 130,5 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 7/2008.
Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga gồm dầu, than đá, và khí thiên nhiên hóa lỏng, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục neo ở mức cao.
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-xang-dau-tiep-tuc-tang-manh-du-bao-vuot-30-000-dong-lit-post14...
Liên quan đến vụ nữ sinh lớp 8 mất tích nhiều ngày, ngày 9/3, chị L.T.N (SN 1996, trú xã Tam Quang, Tương Dương, Nghệ An) cho biết, gia đình đã tìm thấy em gái là L.T.Th (học sinh lớp 8) trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo chị N, thời điểm được người nhà đón, em Th. sức khỏe ổn định, không có thương tích và không có biểu hiện bị xâm hại.
Chị N. cho hay, chiều 8/3, chị đã liên lạc với hai người bạn gái của Th. và được biết địa chỉ nơi Th. đang ở là một nhà nghỉ tại Hà Nội. Khi gia đình đến đón, Th. kể lại việc bị giữ lại trong một nhà nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội khoảng 1 tuần. Em Th. cũng không nói lý do vì sao bị giữ, gia đình đang tiếp tục tìm hiểu.
Nữ sinh lớp 8 đã được tìm thấy ở Hà Nội.
Sau khi đón được Th, gia đình đã đưa nữ sinh về phòng trọ ở Bắc Ninh – nơi chị gái thuê để làm việc.
Trước đó, ngày 25/2, em Th. xin phép bố mẹ sang nhà bạn gái chơi, ngủ qua đêm. Tuy nhiên, đến hôm sau, người thân ở xã Tam Quang không thấy Th. về nhà, điện thoại không liên lạc được. Gia đình đã trình báo chính quyền địa phương và cơ quan công an để tìm kiếm con gái.
Trong lúc mất tích, ngày 27/2, Th. dùng số điện thoại khác gọi về nhà, khóc nức nở nhiều phút. Sau đó, người khác đã cầm máy điện thoại và tắt đi. Gia đình không thể liên lạc tiếp với Th.
Nguồn: http://danviet.vn/nu-sinh-lop-8-mat-tich-nhieu-ngay-goi-dien-ve-khoc-nuc-no-duoc-tim-th...
Ngày 9/3, trao đổi với PV Báo Giao thông, một lãnh đạo UBND thị trấn Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) cho biết: Trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 người đàn ông tử vong.
Đập Thực Phẩm nởi xảy ra vụ việc (Ảnh I.T)
Nạn nhân là anh Đ.V.K. (SN 1979, trú tại khối 6, thị trấn Tân Kỳ).
Theo vị lãnh đạo này, vào khoảng 18h ngày 8/3/2022, người con 9 tuổi của anh K. đang chơi dọc bờ đập Thực Phẩm ở gần nhà thì không may bị vấp, ngã xuống nước.
Thấy vậy, vợ anh K. liền nhảy xuống cứu con. Do nước sâu (khoảng 2m) lại không biết bơi nên cả 2 mẹ con chới với trong nước.
Nghe tiếng kêu cứu, anh K. liền chạy ra nhảy xuống nước cứu 2 mẹ con.
Sau khi cùng hàng xóm đưa được vợ con lên bờ thì anh K. đã bị đuối và chìm xuống.
Sau đó, mọi người mới tìm thấy và nhanh chóng đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
Được biết, gia đình anh K. có kinh tế khá giả, vợ chồng anh có 4 người con.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nhay-xuong-dap-cuu-vo-con-nguoi-dan-ong-duoi-nuoc-thuong-ta...
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch ngày 8/3, giá vàng thế giới chỉ quanh ngưỡng 1.988 USD/ounce nhưng giá vàng SJC được các đơn vị kinh doanh vàng tại Việt Nam niêm yết ở mức 74,4 triệu đồng/lượng. Theo tính toán ở thời điểm này, giá vàng Việt Nam cao hơn giá vàng thế giới 19,6 triệu đồng/lượng.
Với giá “không tưởng” này, hàng trăm người đã đổ xô mang vàng đi bán đã khiến giá vàng liên tục giảm. Tính đến 16h00 ngày 9/3, giá vàng SJC chỉ còn 67,5-69,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Như vậy, chỉ sau 1 ngày, giá vàng SJC bị “bốc hơi” mất 5 triệu đồng/lượng nhưng người mua vàng ngày hôm trước phải chịu lỗ lên đến gần 7 triệu đồng/lượng.
Người dân đổ xô đi bán vàng chiều ngày 8/3.
Cụ thể, tính đến 16h chiều ngày 9/3, DOJI niêm yết vàng SJC chỉ còn 67,8-69,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 4,3 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 4,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Phú Quý SJC cũng niêm yết giá vàng ở mức 67,5-69,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 4,7 triệu đồng ở chiều mua vào và giảm 4,9 triệu đồng ở chiều bán ra.
SJC niêm yết ở mức 68,1-69,92 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 4,7 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 4,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Như vậy, chỉ sau 1 ngày, giá vàng SJC bị “bốc hơi” mất 4 triệu đồng/lượng nhưng người mua vàng ngày hôm trước phải chịu lỗ lên đến gần 7 triệu đồng/lượng.
Lực bán mạnh đã khiến giá vàng được điều chỉnh giảm sốc.
Chi ra số tiền 294,6 triệu đồng để mua 4 lượng vàng SJC với giá 73,65 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch chiều 8/3, đến chiều nay, ông Hùng (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) đã lỗ ngay 6,1 triệu đồng/lượng. Nếu chiều nay mang bán, tổng cộng ông chịu lỗ 24,6 triệu đồng.
Chia sẻ lý do mua vàng lúc đỉnh, ông Hùng cho biết, ông mang tiền mua vàng không để ý giá tăng hay giảm, có tiền thì mang mua vàng để bảo quản cho dễ, lỗ hay lãi không quan trọng.
“Tôi có tuổi, mắt mũi kém, nếu gửi tiết kiệm thì giấy tờ thủ tục nhiều khi không quen mà có 300 triệu thì chưa đủ tiền để mua đất. Vì thế, tôi cứ gom được ít nào lại mua vàng cất đi ít đó”, ông Hùng nói.
Chỉ sau 1 ngày, ông Hùng lỗ 24,6 triệu đồng vì mua vàng lúc đỉnh.
Tuy nhiên, khi thấy vàng giảm mạnh, ông Hùng cũng tiếc ngẩn ngơ vì chỉ cần chậm chân, đi mua sau 1 ngày thì sẽ bớt được 24,6 triệu đồng. Số tiền này bằng cả 6 tháng lương hưu của ông.
Anh Kiên, người từng mua 2 lượng vàng SJC giữa lúc vàng lên 74,4 triệu đồng/lượng chia sẻ, thấy giá vàng thế giới tăng mạnh, chưa có dấu hiệu dừng lại nên anh bỏ tiền ra đầu tư lướt sóng, ai ngờ chỉ sau 1 ngày, anh lỗ ngay 13,8 triệu đồng.
“Tự dưng “nhà vàng” đẩy giá tăng vùn vụt khiến nhiều người ngỡ rằng sẽ phi thẳng lên đến mức 79-80 triệu đồng/lượng, rồi đùng một cái họ lại điều chỉnh giảm sốc khiến tôi trở tay không kịp”, anh Kiên nói.
Theo quan sát, cứ 10 người đến giao dịch thì có đến 9 người mang vàng đi bán lúc đỉnh.
Theo anh Kiên, qua việc này anh nhận thấy, giữa những lúc biến động giá mạnh thì cửa hàng kinh doanh vàng lại nới rộng khoảng cách mua bán để tránh rủi ro.
“Trong mấy ngày qua, khoảng cách mua bán luôn ở mức 1,5-2 triệu đồng/lượng. Như vậy là họ mượn vàng của khách để bán kiếm lời, chỉ người mua là thiệt vì mua xong, ra khỏi cửa hàng đã lỗ ngay vài triệu đồng”, anh Kiên cho hay.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Đinh Tùng Lâm – Phó Giám đốc Viện thực hành đầu tư tài chính DaVinci cho rằng, những nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Việt Nam thường mua bán theo cảm xúc. Khi thấy vàng tăng thì mới đi mua nhưng khi vàng quay đầu giảm lại mang vàng đi bán nên phải chịu lỗ nặng.
Giá vàng lên xuống theo từng phút, những người đến giao dịch chú ý theo dõi.
“Giá vàng sẽ không tăng một mạch mà giữa đà tăng sẽ có những pha giảm. Người dân cứ thấy giá tăng mới đi mua nên hay bị mua với giá cao. Khi giá lập đỉnh, nhà vàng họ điều chỉnh giảm thì lại không chịu được biến động giá ngắn hạn, sốt ruột lại vội vàng đi bán đi và bán xong thì nó lại tăng tiếp”, ông Lâm phân tích.
Vì vậy, ông Lâm cho rằng, thị trường vàng chuyển động rất nhanh, muốn đầu tư phải có kiến thức và biết tính toán chính xác chu kỳ tăng, giảm, biết được khi nào vàng tăng và tăng trong bao lâu để tránh rủi ro.
Nguồn: http://danviet.vn/gia-vang-quay-dau-lao-doc-khong-phanh-nguoi-mua-vang-boc-hoi-gan-7-tr...
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tin-tuc-24h-dua-con-den-test-covid-19-nguoi-bo-loi...
Dịch COVID-19
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn