COVID-19 7/3: Hơn 4.200 ca dương tính nặng, 5 tỉnh thành tăng F0 nhiều nhất, nguy cơ bùng dịch cao

Thứ hai - 07/03/2022 10:04

COVID-19 7/3: Hơn 4.200 ca dương tính nặng, 5 tỉnh thành tăng F0 nhiều nhất, nguy cơ bùng dịch cao

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.434.700 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 44.893 ca nhiễm).
@keyframes glowing_display{0%,100%{opacity:0}50%{opacity:1}}@-webkit-keyframes glowing_display{0%,100%{opacity:0}50%{opacity:1}}@-moz-keyframes glowing_display{0%,100%{opacity:0}50%{opacity:1}}@-o-keyframes glowing_display{0%,100%{opacity:0}50%{opacity:1}}.tblCor{color:rgba(0,0,0,0.65);font-size:14px;line-height:1.5}.tblCor *{box-sizing:border-box;color:rgba(0,0,0,0.65);text-decoration:none}.tblCor p{margin-top:0;margin-bottom:1em;position:relative}.tblCor .icoLive{font-size:12px!important;position:absolute;left:8px;top:26px;background-color:#d2577e;line-height:20px;color:#fff;padding:2px 15px;border-radius:15px;animation:glowing_display 1s infinite;-webkit-animation:glowing_display 1s infinite;-moz-animation:glowing_display 1s infinite;-o-animation:glowing_display 1s infinite}.tblCor .container{width:100%;max-width:480px;margin:0 auto}.tblCor .eva-corona{border:1px solid #d2577e}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content{font-size:13px;padding:0}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs{margin:0;padding:0;color:rgba(0,0,0,0.65);font-size:14px;font-variant:tabular-nums;line-height:1.5;list-style:none;-webkit-font-feature-settings:tnum,tnum;font-feature-settings:tnum,tnum;position:relative;overflow:hidden;zoom:1}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-bar{border-bottom:1px solid #e8e8e8;outline:none}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-nav-container{position:relative;box-sizing:border-box;margin-bottom:-1px;overflow:hidden;line-height:1.5;white-space:nowrap;zoom:1;font-size:13px;color:#333}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-nav-wrap{margin-bottom:-1px;overflow:hidden;background-color:#eee}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-nav-scroll{overflow:hidden;white-space:nowrap}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-nav{position:relative;display:inline-block;margin:0;padding-left:0;list-style:none;-webkit-transition:-webkit-transform .3s cubic-bezier(0.645,0.045,0.355,1);transition:-webkit-transform .3s cubic-bezier(0.645,0.045,0.355,1);transition:transform .3s cubic-bezier(0.645,0.045,0.355,1);transition:transform .3s cubic-bezier(0.645,0.045,0.355,1),-webkit-transform .3s cubic-bezier(0.645,0.045,0.355,1)}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-nav .ant-tabs-tab{position:relative;display:inline-block;height:100%;margin:0 32px 0 0;padding:8px 12px;text-decoration:none;cursor:pointer;-webkit-transition:color .3s cubic-bezier(0.645,0.045,0.355,1);transition:color .3s cubic-bezier(0.645,0.045,0.355,1)}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-nav .ant-tabs-tab.ant-tabs-tab-active{color:#d2577e;font-weight:700;border-bottom:3px solid #d2577e}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-nav .ant-tabs-tab:last-child{margin-right:0}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-top-content{width:100%;display:-webkit-box;display:-ms-flexbox;display:flex;-webkit-box-orient:horizontal;-webkit-box-direction:normal;-ms-flex-direction:row;flex-direction:row;-webkit-transition:margin-left .3s cubic-bezier(0.645,0.045,0.355,1);transition:margin-left .3s cubic-bezier(0.645,0.045,0.355,1);will-change:margin-left}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-tabs-tabpane{flex-shrink:0;width:100%;opacity:1}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-wrapper{zoom:1}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-spin-nested-loading{position:relative}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table{margin:0;padding:0;color:rgba(0,0,0,0.65);font-size:14px;font-variant:tabular-nums;line-height:1.5;list-style:none;-webkit-font-feature-settings:tnum,tnum;font-feature-settings:tnum,tnum;position:relative;clear:both;border:1px solid #e8e8e8;border-radius:4px}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table table{width:100%;text-align:left;border-radius:4px 4px 0 0;border-collapse:collapse;font-size:13px;color:#333;border:0}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-thead th{color:rgba(0,0,0,0.85);font-weight:700;text-align:left;border-bottom:1px solid #e8e8e8;border-top-left-radius:4px;padding:8px;background-color:transparent;border-bottom:1px solid #e8e8e8;text-align:center}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-body{margin:0;overflow-y:scroll;height:230px}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-body td{border-bottom:1px solid #e8e8e8;padding:8px;text-align:center}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-body td:nth-child(1){text-align:left}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-body td:nth-child(2),.color_red{color:red}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-body td:nth-child(3),.color_black{color:#000}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-body td:nth-child(4),.color_orange{color:#ff9c00}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-body td:nth-child(5){color:#0dba0d}.tblCor .eva-corona .eva-gadget-content .ant-table-row:last-child td{border-bottom:none}.tblCor .eva-gadget--title{background-color:#d2577e;color:#fff;text-align:center;padding:8px 12px}.tblCor .eva-gadget--title h2{font-size:18px;line-height:24px;color:inherit;margin:0;font-weight:700}.tblCor .footer{margin-top:0;margin-bottom:1em;position:relative;text-align:center;font-size:12px}.tblCor .hotline{font-size:18px;color:#d2577e}.tblCor .hotline *{color:#d2577e}.tblCor .bgGrey{background:#eee;display:inline-block;padding:5px 15px;border-radius:50px;margin-top:7px}.ant-table-body::-webkit-scrollbar{width:5px}.ant-table-body::-webkit-scrollbar-track{background-color:none}.ant-table-body::-webkit-scrollbar-thumb{border-radius:10px;background-color:#cecece!important}.ant-table-body::-webkit-scrollbar-thumb:hover{background-color:#aaa}.tblCor #__layout .eva-corona *{font-family:-apple-system,BlinkMacSystemFont,"Segoe UI",Roboto,Helvetica,Arial,sans-serif,"Apple Color Emoji","Segoe UI Emoji","Segoe UI Symbol"}#box-cv19-arti-situ{--color-primary:#d2577e;--color-link-readmore:#7F7F7F;--color-txt-source:#AAA;--color-white:#fff;--bg-link-readmore:#f2f2f2;--bg-hr:#f2f2f2}#box-cv19-arti-situ *{margin:0;padding:0;box-sizing:border-box;font-family:-apple-system,BlinkMacSystemFont,"Segoe UI",Roboto,Helvetica,Arial,sans-serif,"Apple Color Emoji","Segoe UI Emoji","Segoe UI Symbol"}#box-cv19-arti-situ hr{display:block;margin:15px 0;width:100%;height:1px;background:var(--bg-hr);border:none}#box-cv19-arti-situ .mar-b-10{margin-bottom:10px!important}#box-cv19-arti-situ .mar-t-10{margin-top:10px!important}#box-cv19-arti-situ .justify-content-between{-webkit-box-pack:justify!important;-ms-flex-pack:justify!important;justify-content:space-between!important}#box-cv19-arti-situ .align-items-center{-webkit-box-align:center!important;-ms-flex-align:center!important;align-items:center!important}#box-cv19-arti-situ .d-flex{display:-webkit-box!important;display:-ms-flexbox!important;display:flex!important}#box-cv19-arti-situ .box-cv19-arti__tit .tit-cv19{font-size:17px;color:var(--color-primary)}.box-cv19-arti__tit .link-cv19{font-size:14px;color:#000}.box-cv19-arti__tit .link-cv19:hover{color:#d2577e;text-decoration:underline}#box-cv19-arti-situ .box-cv19-arti__source em{font-size:13px;color:var(--color-txt-source)}#box-cv19-arti-situ .row{flex-wrap:wrap;margin:0 -5px;text-align:center}#box-cv19-arti-situ .col-4{flex:0 0 50%;max-width:50%;padding:0 5px}#box-cv19-arti-situ .box-cv19-arti-situ__tit p,#box-cv19-arti-situ .nwsHt .box-cv19-arti-situ__tit p{background:#ffe9f0;font-size:14px;border-radius:3px;padding:3px;text-align:center}#box-cv19-arti-situ .box-cv19-arti-situ__num p{font-size:24px;line-height:inherit;color:var(--color-primary);font-weight:700;margin:10px 0;text-align:center}

Số ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng từ 27/04

(Cập nhật lần cuối:13:16 07/03/2022)
Việt Nam
Thế giới
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
LIVE
Mời bạn kéo/vuốt xuống để xem các tỉnh khác
Nguồn: Bộ Y Tế & WorldOMeters
Hotline: 19009095 - 19003228
Hãy gọi để nhận tư vấn về dịch Covid-19

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 06/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

197.910.353

Số mũi tiêm hôm qua

338.819

6 diễn biến

Hơn 4.200 ca mắc COVID-19 nặng đang điều trị, 5 tỉnh thành tăng F0 nhiều nhất nước

Nguồn: https://tienphong.vn/hon-4-200-ca-mac-covid-19-nang-dang-dieu-tri-5-tinh-thanh-tang-f0-...Nguồn: https://tienphong.vn/hon-4-200-ca-mac-covid-19-nang-dang-dieu-tri-5-tinh-thanh-tang-f0-nhieu-nhat-nuoc-post1421173.tpo

Bình Thuận: Hơn 31.200 ca nhiễm COVID-19 đã điều trị khỏi và xuất viện

Tối 6/3, tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Thuận cho biết, Tỉnh này có số ca mắc COVID-19 được điều trị khỏi và xuất viện là 146 trường hợp. Trong đó, các huyện Hàm Thuận Nam 35 trường hợp, Tánh Linh 32 trường hợp, Đức Linh 16 trường hợp, Hàm Tân 14 trường hợp, Tuy Phong 10 trường hợp, Bắc Bình 10 trường hợp, Phú Quý 5 trường hợp, La Gi 10 trường hợp, Tp.Phan Thiết 14 trường hợp.

Hiện, tổng số ca đã điều trị khỏi và xuất viện là 31.286 trường hợp.

Cũng trong ngày 6/3, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 420 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 177 ca tại khu cách ly tập trung, 243 ca cộng đồng.

Các trường hợp nhiễm bệnh theo địa phương gồm: Tp.Phan Thiết 18 ca; thị xã La Gi 19 ca; các huyện Tánh Linh 116 ca, Phú Quý 40 ca, Tuy Phong 16 ca, Hàm Thuận Bắc 48 ca, Hàm Tân 60 ca, Đức Linh 16 ca, Bắc Bình 8 ca, Hàm Thuận Nam 79 ca.

Liên quan đến các ca bệnh mới, ngày 6/3, tỉnh Bình Thuận truy vết được 623 F1.

Tính từ ngày 27/4/2021 đến 18h ngày 6/3/2022, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 34.798 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. 

Trong đó, Tp.Phan Thiết có số ca nhiễm cao với 8.614 trường hợp; thị xã La Gi 3.218 trường hợp; các huyện Tuy Phong 4.469 trường hợp, Hàm Thuận Bắc 3.663 trường hợp, Tánh Linh 3.531 trường hợp, Đức Linh 2.577 trường hợp, Hàm Thuận Nam 3.163 trường hợp, Bắc Bình 2.214 trường hợp, Hàm Tân 2.391 trường hợp, Phú Quý 958 trường hợp.

Toàn tỉnh truy vết 53.745 trường hợp F1 và 27.839 trường hợp F2.

Về công tác xét nghiệm, số mẫu đã thực hiện xét nghiệm là 1.214 mẫu, trong đó số mẫu xét nghiệm liên quan đến các ca mắc COVID-19 có 24 mẫu, số mẫu xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế có 10 mẫu, số mẫu xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng có 1.180 mẫu.

Số ca mắc COVID-19 đang điều trị có diễn tiến nặng là 32 ca, trong đó Tp.Phan Thiết là 12 ca, huyện Đức Linh 3 ca, thị xã La Gi 12 ca, huyện Bắc Bình 5 ca.

Số người đã tiêm vắc-xin trên địa bàn toàn tỉnh là 3.793 người.

Về công tác cách ly, tỉnh Bình Thuận đang có 781 trường hợp được cách ly. Trong đó, cách ly tại cơ sở y tế có 137 trường hợp, cách ly tại nhà có 644 trường hợp.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/binh-thuan-hon-31200-ca-nhiem-covid-19-da-dieu-tri-khoi-va-x...Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/binh-thuan-hon-31200-ca-nhiem-covid-19-da-dieu-tri-khoi-va-xuat-vien-a545446.html

Quy định phòng chống dịch đối với người Việt Nam từ Ukraine về nước

Sở Y tế Tp. Hà Nội vừa có văn bản phúc đáp Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) về công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho công dân Việt Nam và thân nhân từ Ukraine về nước.

Văn bản do Phó Giám đốc Sở Y tế Tp.Hà Nội Trần Văn Chung ký nêu rõ: việc bảo hộ, đưa người Việt Nam cùng thân nhân cư trú tại Ukraine về nước trên cơ sở nguyện vọng của họ trong bối cảnh đang có chiến sự tại quốc gia này là việc làm nhân đạo, khẩn cấp và cần được ưu tiên.

Để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh đi trên các chuyến bay sơ tán người Việt và thành viên gia đình tại Ukraine ( do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt), Sở Y tế Tp.Hà Nội nhất trí việc không yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 và có xác nhận đã tiêm chủng vắc-xin phòng chống COVID-19 hoặc đã khỏi COVID-19 trước khi lên các phương tiện vận chuyển về Việt Nam nhập cảnh tại Hà Nội.

Tuy nhiên người nhập cảnh phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế trong suốt quá trình di chuyển và các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc phòng chống COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Tp.Hà Nội cũng đề nghị Cục Lãnh sự thông báo cho các công dân Việt Nam và thân nhân sơ tán về nước chủ động liên hệ với y tế địa phương nơi cư trú để thực hiện theo dõi và xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định.

Người Việt từ Ukraine đến nhà ga Keleti, phía Đông Budapest,Hungary tối 5/3. (Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Hungary)

Trước đó, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã có công văn hoả tốc đề nghị Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế Tp. Hà Nội triển khai việc xét nghiệm, hướng dẫn công dân thực hiện các biện pháp y tế sau khi nhập cảnh, theo quy định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/quy-dinh-phong-chong-dich-doi-voi-nguoi-viet-nam-tu-ukraine-...Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/quy-dinh-phong-chong-dich-doi-voi-nguoi-viet-nam-tu-ukraine-ve-nuoc-a545430.html

Cần thời gian để coi COVID-19 là "bệnh đặc hữu"

Bộ Y tế cho biết, “bệnh lưu hành” được một số chuyên gia gọi là “bệnh đặc hữu”. Đây là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lí hoặc nhóm quần thể dân số nhất định. “Bệnh lưu hành” có 4 tiêu chí, gồm: có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; tỉ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Số ca COVID-19 nặng, nguy kịch đang tăng. Ảnh: Thái Hà

Chưa có tính ổn định

Hiện nay, các quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh COVID-19 là “bệnh lưu hành”. Về vấn đề này, Bộ Y tế đã trao đổi với các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của WHO, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) để nhận định đối với bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Theo đó, trong nước, virus SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành phố và số trường hợp nhiễm virus này cũng được ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố. Tuy vậy, dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn “bệnh lưu hành”. Tỉ lệ mắc bệnh COVID-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, thành phố đã từng có tỉ lệ mắc cao trước đó và những tỉnh, thành phố mới có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Bộ Y tế đặc biệt lưu ý, số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong hàng đầu trước đây như sởi, dại, sốt xuất huyết (trung bình 7 ngày qua là 96 ca COVID-19 tử vong/ngày). Cùng với đó, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ. Ví dụ như biến chủng Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 và các biến chủng này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm. Do đó tỉ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

Bộ Y tế khẳng định với những yếu tố trên, hiện Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh COVID-19 là “bệnh lưu hành” và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch COVID-19 cũng như cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định coi bệnh COVID-19 là “bệnh lưu hành” khi thời điểm thích hợp.

Dự báo còn 1-2 làn sóng dịch

Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (ĐH Y dược TPHCM) nhận định: “Tôi cho rằng tình hình dịch hiện tại của Việt Nam chưa thể tiến tới xem COVID-19 là bệnh đặc hữu, cần thêm thời gian để đánh giá. Tôi và một số chuyên gia dịch tễ cùng có chung dự báo còn ít nhất một làn sóng dịch nữa với biến chủng Omicron và nếu có biến chủng nào khác nữa thì vẫn có khả năng thêm làn sóng nữa. Sau làn sóng dịch tới thì tình hình dịch tại Việt Nam mới tương đối ổn định”.

Nói về lí do xuất hiện thêm làn sóng dịch do chủng Omicron, PGS.TS Đỗ Văn Dũng phân tích: “Chúng tôi thực hiện mô hình hóa để xem sự lây lan của dịch. Trong dịch tễ khi dịch bệnh tăng lên đến mức nào đó nó sẽ giảm xuống. Nếu giảm xuống vẫn còn người trong cộng đồng chưa mắc thì vẫn còn có người tiếp tục nhiễm, cộng với số người có miễn dịch do tiêm chủng giảm dần theo thời gian sẽ tạo ra những người nhạy cảm tiếp. Khối cảm thụ ngày càng tăng lên tạo nên làn sóng dịch tiếp theo trong thời gian tới”.

Về mức độ miễn dịch cộng đồng tại Việt Nam hiện nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng: “Đến giờ chúng ta vẫn chưa có được hoàn toàn miễn dịch cộng đồng. Để đạt đến mức coi là bệnh đặc hữu thì hầu như toàn bộ người dân phải nhiễm bệnh. Còn hiện tiêm chủng của chúng ta, đặc biệt là với virus SARS-CoV-2 thì miễn dịch rất không bền, cho dù tiêm 2 mũi, 3 mũi vẫn chỉ bền vững trong 3 tháng, sau đó vẫn mắc, dù mắc không nặng. Miễn dịch cộng đồng chỉ tương đối an tâm ở thời điểm hiện tại với một số địa phương nhưng không bền vững do thời gian khiến kháng thể suy giảm, biến thể mới xuất hiện. Ví dụ ổn định với biến chủng Delta nhưng lại xuất hiện biến chủng Omicron nên miễn dịch cộng đồng bị phá vỡ. Nếu trở thành bệnh đặc hữu vẫn khuyến khích người dân tuân thủ 5K. Có điều không thành quy chế, không chế tài những người không thực hiện”.

TS Dũng cho biết thêm, hiện Mỹ chưa coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, mà chỉ coi đó là kế hoạch quốc gia để ổn định cuộc sống. Một số nước ở châu Âu đã coi COVID-19 thành bệnh bình thường vì họ đã tiêm chủng và có hệ thống y tế tốt hơn Việt Nam.

Nguồn: https://tienphong.vn/can-thoi-gian-de-coi-covid-19-la-benh-dac-huu-post1421219.tpoNguồn: https://tienphong.vn/can-thoi-gian-de-coi-covid-19-la-benh-dac-huu-post1421219.tpo

Việt Nam sẽ xuất hiện thêm 1 hoặc 2 làn sóng dịch COVID-19?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hiện tại thì chưa thể coi đây là bệnh đặc hữu vì chưa đánh giá hết được rủi ro của COVID-19. Ông cho rằng, hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới biến thể Omicron đang lan nhanh trong cộng đồng. Việc người dân chủ quan vì đã tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19, bệnh cảnh do biến thể Omicron gây ra nhẹ và không phòng bệnh nghiêm túc, thả lỏng 5K thì dễ dẫn đến mất kiểm soát dịch bệnh.

Đáng chú ý, tại một số địa phương tỉ lệ tiêm vắc xin chưa cao, nhiều tỉnh thành hệ thống y tế chưa đáp ứng được việc phòng chống đại dịch nên rất khó để tiếp nhận và điều trị những ca bệnh nặng, nguy kịch. Nếu mất kiểm soát số ca mắc sẽ dẫn đến quá tải hệ thống y tế.

TS Phu cho hay: “Để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, cần có các yếu tố như độ ổn định ca nhiễm, khả năng miễn dịch cộng đồng gồm miễn dịch tự nhiên và độ bao phủ vắc xin, tỷ lệ ca tử vong, khả năng đáp ứng y tế và nguy cơ tác động nguy hiểm tới sức khỏe, đời sống xã hội. Ở thời điểm hiện tại, COVID-19 vẫn có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế, do vậy vẫn chưa thể xem đây là bệnh truyền nhiễm thông thường”.

Chưa đạt miễn dịch cộng đồng hoàn toàn

Trao đổi với Tiền Phong, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (ĐH Y dược TPHCM) nhận định, đến giờ chúng ta vẫn chưa có được hoàn toàn miễn dịch cộng đồng. Để đạt đến mức coi là bệnh đặc hữu thì hầu như toàn bộ người dân phải nhiễm bệnh rồi.

TS Dũng phân tích: “Hiện nay với virus SARS-CoV-2 thì miễn dịch rất không bền, cho dù tiêm 2 mũi, 3 mũi vẫn chỉ bền vững trong 3 tháng, sau đó vẫn mắc, dù mắc không nặng. Miễn dịch cộng đồng chỉ tương đối an tâm ở thời điểm hiện tại với một số địa phương đã có nhiều người nhiễm và đã tiêm vắc xin đầy đủ. Tuy nhiên nó vẫn không bền vững do thời gian khiến kháng thể của những người đã tiêm bị suy giảm.

Chưa kể biến thể mới xuất hiện như trường hợp biến chủng Delta “hạ nhiệt” thì xuất hiện biến chủng Omicron nên miễn dịch cộng đồng bị phá vỡ. Nếu trở thành bệnh đặc hữu vẫn khuyến khích người dân tuân thủ 5K”.

“Tôi cho rằng tình hình dịch hiện tại của Việt Nam chưa thể tiến tới xem COVID-19 là bệnh đặc hữu được. Cần thêm thời gian để đánh giá. Tôi và một số chuyên gia dịch tễ cùng có chung dự báo còn ít nhất một làn sóng dịch nữa với biến chủng Omicron và nếu có biến chủng nào khác nữa thì vẫn có khả năng thêm làn sóng nữa. Sau làn sóng dịch tới thì tình hình dịch tại Việt Nam mới tương đối ổn định. Theo tôi khoảng 6 tháng nữa dịch bệnh mới lắng lại”.

Lí giải cho việc có thể xuất hiện thêm làn sóng dịch mới do biến thể Omicron trong thời gian tới, PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói: “Chúng tôi thực hiện mô hình hóa để xem sự lây lan của dịch. Trong dịch tễ khi dịch bệnh tăng lên đến mức nào đó nó sẽ giảm xuống, nếu giảm xuống vẫn còn người trong cộng đồng chưa mắc thì vẫn còn có người tiếp tục nhiễm, cộng với số người có miễn dịch do tiêm chủng giảm dần theo thời gian sẽ tạo ra những người nhảy cảm tiếp. Khối cảm thụ ngày càng tăng lên tạo nên làn sóng dịch tiếp theo trong thời gian tới”.

TS Dũng cho biết thêm, hiện nay Mỹ cũng chưa coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, mà họ chỉ coi đó là kế hoạch quốc gia để ổn định cuộc sống. Một số nước ở châu Âu đã coi COVID-19 thành bệnh bình thường vì họ đã tiêm chủng và có hệ thống y tế tốt hơn Việt Nam nhiều.

“Họ đã trải qua 4 làn sóng dịch, đã tiêm vắc xin từ rất lâu, nguồn lực vắc xin dồi dào, hệ thống y tế tốt. Họ có thuốc kháng virus hiệu lực đến 80-90%, hệ thống hồi sức cấp cứu kĩ thuật cao, trong khi thuốc kháng virus của nước ta như Molnupiravir hiệu lực chỉ khoảng 30%. Chúng ta đánh giá trên mọi yếu tố như tôi đã phân tích không phải phủ nhận khả năng tiến tới cuộc sống bình thường mới mà chúng ta phải cần thêm thời gian để hoàn thiện hơn hệ thống chăm sóc và điều trị, lúc đó Việt Nam sẽ coi COVID-19 là bệnh đặc hữu được”.

Nguồn: https://tienphong.vn/viet-nam-se-xuat-hien-them-1-hoac-2-lan-song-dich-covid-19-post142...Nguồn: https://tienphong.vn/viet-nam-se-xuat-hien-them-1-hoac-2-lan-song-dich-covid-19-post1421188.tpo

Sắp tới, Mỹ "sống chung" với Covid-19 như thế nào?

Nhà Trắng đã công bố chiến lược COVID-19 mới cho giai đoạn tiếp theo. Theo kế hoạch, việc “sống chung” với Covid -19 được đặt lên hàng đầu cùng sự hỗ trợ của các thiết bị tốt hơn để phát hiện và điều trị COVID-19.

Cụ thể, theo New York Times, kế hoạch của chính quyền Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu giúp nước Mỹ chuyển dần sang giai đoạn "bình thường mới", có 4 nội dung chính: Phòng ngừa và chữa trị COVID-19; chuẩn bị cho biến thể mới; tránh phong tỏa; chống dịch ở nước ngoài.

Trong thông điệp liên bang tuần trước, Tổng thống Biden đề cập đến sáng kiến mới là "xét nghiệm và chữa trị". Theo đó, bất kỳ ai đều có thể xét nghiệm tại các nhà thuốc và nếu có kết quả dương tính, họ có thể nhận thuốc kháng virus ngay tại chỗ miễn phí. Những loại thuốc này đã được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong liên quan đến COVID-19 đến gần 90%.

Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Biden nói rằng tuần tới, người dân có thể nhận được que test miễn phí từ chính phủ. Chính phủ Mỹ đã gửi 270 triệu que xét nghiệm miễn phí cho 70 triệu hộ gia đình kể từ giữa tháng Một.

Một điểm nhấn khác là kế hoạch tăng tốc nghiên cứu để vắc-xin sẵn sàng và triển khai trong vòng 100 ngày kể từ khi biến chủng mới xuất hiện. Bộ trưởng Y tế Xavier Becerra cho biết sẽ tăng cường cả nghiên cứu hội chứng "Covid kéo dài", mở thêm nhiều trung tâm chữa trị trên khắp cả nước dành cho đối tượng bệnh nhân này.

Hiện, Mỹ phân loại các khu vực theo 3 cấp độ dịch: Cao, trung bình và thấp, dựa trên tổng số ca bệnh trong một khu vực, tỉ lệ nhập viện do COVID-19 trên số giường bệnh hiện có.

Ở những khu vực có mức độ lây nhiễm cộng đồng cao, mọi người nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ở những khu vực có mức độ trung bình, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo mọi người nên tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về việc họ có nên đeo khẩu trang nơi công cộng hay không. Ở những khu vực có mức độ lây nhiễm cộng đồng thấp, việc đeo khẩu trang nơi công cộng không còn được coi là điều cần thiết.

Các chuyên gia nhìn chung phản hồi khá tích cực tuy nhiên cũng có ý kiến còn băn khoăn.

Chuyên gia Jay A. Winsten từ ĐH Harvard lưu ý, khoảng thời gian 100 ngày phát triển vắc-xin có thể không đủ nhanh với các chủng như Omicron. Từ lúc nó được phát hiện ở Nam Phi (ngày 8/11) đến khi sóng đạt đỉnh ở Mỹ (ngày 14/1) chỉ vỏn vẹn 67 ngày.

Có khoảng 7 triệu người Mỹ có hệ miễn dịch yếu, mắc các bệnh khiến dễ bị nhiễm COVID-19 thể nặng. Nhà Trắng hứa sẽ có biện pháp giúp các nhóm này dễ tiếp cận khẩu trang và bộ xét nghiệm hơn, nhưng nhà dịch tễ Gregg Gonsalves (ĐH Yale) cho rằng việc đồng loạt dỡ quy định bắt buộc đeo khẩu trang sẽ đẩy gánh nặng tự bảo vệ lên vai những người yếu thế này.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/sap-toi-my-song-chung-voi-covid-19-nhu-the-nao-a545457.htmlNguồn: https://www.nguoiduatin.vn/sap-toi-my-song-chung-voi-covid-19-nhu-the-nao-a545457.html

.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/covid-19-73-hon-4200-ca-duong-tinh-nang-5-tinh-tha...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/covid-19-73-hon-4200-ca-duong-tinh-nang-5-tinh-thanh-tang-f0-nhieu-nhat-nguy-co-bung-dich-cao-d303286.html

COVID-19: F0 tăng kỷ lục, nguy cơ lây nhiễm, địa phương khuyến cáo khẩn với ca điều trị tại nhà
Sở Y tế tỉnh Sơn La khuyến cáo người dân mắc COVID-19 không sử dụng thuốc điều trị rao bán trên mạng xã hội mà phải sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định...
Bấm xem >>

Dịch COVID-19

Theo K.T (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây