9 chiếc răng người mà các nhà khoa học phát hiện tại vùng Hứa Gia Diêu, Trung Quốc. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Quá trình tiến hóa của loài người |
Những hóa thạch - gồm nhiều mảnh xương sọ và 9 răng - lộ diện trong một hang đá tại một khu vực mang tên Hứa Gia Diêu vào năm 1976. Nhưng mãi gần đây các nhà nghiên cứu mới kết luận chúng thuộc về một chủng người mà nhân loại chưa biết. Niên đại của chúng dao động từ 60.000 tới 120.000 năm. Chúng mang những đặc điểm của cả người Neanderthal và người hiện đại.
Maria Martinón-torres, một chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Quá trình tiến hóa của loài người tại thành phố Burgos, Tây Ban Nha, đã phân tích những chiếc răng trong thời gian qua. Bà tập trung vào kích thước và hình dáng của thân răng, chân răng cũng như các đường rãnh và vị trí tương đối giữa các răng, BBC đưa tin. Sau đó Maira so sánh chúng với 5.000 răng người cổ đại mà các nhà khoa học từng phát hiện.
Hai phần xương tạo nên hàm răng trên của chủng người bí ẩn. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Quá trình tiến hóa của loài người |
"Răng của mỗi chủng người có một đặc điểm riêng về độ nghiêng, đường rãnh và vùng lõm. Một số răng ở Hứa Gia Diêu giống răng của chủng người Homo erectus, trong khi một số chiếc lại giống răng của người Neanderthal", Maria nói với BBC.
Những hóa thạch Hứa Gia Diêu mang đặc điểm của một sinh vật mà chúng ta chưa từng biết.Mặc dù châu Phi là cái nôi của người hiện đại, các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng ít nhất 4 chủng người khác sống cùng thời với người hiện đại ở những nơi khác trên hành tinh. Chẳng hạn, người Neanderthal tồn tại ở châu Âu, người Homo floresiensis thống trị Indonesia, người Denisovans phát triển ở châu Á.
Xương ống chân 40.000 năm tuổi được phát hiện bên trong một hang động gần Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc tiết lộ về nguồn gốc người hiện đại đầu tiên tới định cư ở châu Á.
Darren Curnoe, một chuyên gia của Đại học New South Wales tại Australia, nói rằng những đặc điểm bề mặt của 9 răng tại Hứa Gia Diêu cho thấy có thể nó là một chủng người mới.
Một khả năng nữa là: Các hóa thạch thuộc về Denisovans - một chủng người bí ẩn từng cùng tồn tại và giao phối với tổ tiên của chúng ta.
Hiện tại các nhà khoa học chỉ có thể hy vọng rằng họ sẽ phát hiện thêm những mẩu xương khác tại châu Á để giải mã bí ẩn.Một nghiên cứu khác, với đối tượng là hóa thạch xương hàm của người trong vùng biển gần đảo Đài Loan, cho thấy rất có thể một chủng người cổ nữa từng tồn tại ở châu Á.
Hóa thạch xương hàm người mà một ngư dân từng phát hiện trong vùng biển gần quần đảo Đài Loan có thể là bằng chứng về sự tồn tại của một chủng người mà chúng ta chưa biết.
Nguồn tin: news.zing.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn