Chồng trù ẻo khi con trai riêng của tôi gặp bệnh hiểm nghèo

Chủ nhật - 27/08/2017 09:09

Chồng trù ẻo khi con trai riêng của tôi gặp bệnh hiểm nghèo

Từ khi con bị bệnh, chồng nhiều lúc thốt ra những từ làm tôi suy nghĩ: "Chết thế nào được mà lo, chết ngay đâu mà sợ".

Năm 15 tuổi, tôi đi ở đợ để được người bác nuôi xin cho học hết cấp 3 vì nhà quá nghèo không thể học tiếp. Tôi rời gia đình với tình yêu thương vô bờ bến, bố mất sớm từ lúc tôi lên 7, mẹ tần tảo làm nông nuôi con. Từ đứa bé gầy gò khẳng khiu, năm 18 tuổi tôi đã là cô gái có làn da trắng, đặc trưng miền sơn cước, mái tóc dài và sống mũi cao. Tôi được nhiều người mến, khen xinh như hoa của núi rừng. Ấy vậy mà cánh cửa cuộc đời ở nơi phồn hoa đô thị đã đóng sập ngay trước mắt tôi. Tôi có bầu với một người hơn 33 tuổi, người ấy có con trai lớn học cùng trường với tôi. Người ấy bao cho tôi ăn học, tặng quà, đó là sự đánh đổi tình tiền nhưng tôi lại cảm thấy có tình cảm thật với người ta.

Trong lúc đi học tôi vẫn đi chạy bàn, làm tiếp thị mỹ phẩm để có thêm thu nhập. Sau khi có bầu, tôi được người đó thuê nhà riêng cho để ở và sinh con. Quá trình sống với nhau tôi đã là người chủ động ra đi, bỏ tất cả, chỉ kịp ôm con nhỏ lúc đó được 2 tuổi. Rời xa vòng tay người ấy, tôi như lạc đường, làm đủ việc để kiếm tiền nuôi con như bán hàng, mở quán, tất cả đều thất bại. Năm tháng cứ trôi qua dài như vậy, cũng yêu cũng thương nhiều mối tình rồi tất cả là hoàn cảnh nên chẳng đi đến đâu. Sau ổn hơn thì tôi học được một nghề, lúc đầu kiếm được nhiều tiền, sau thưa dần chỉ đủ ăn. Năm 2012 tôi có gặp một người, là chồng tôi bây giờ. Chúng tôi chẳng cưới xin gì, chỉ về sống với nhau vì 2 nhà đều ở xa và không có điều kiện. Chúng tôi có với nhau một con trai năm nay 2 tuổi.

Sống chung, anh có lời lẽ xúc phạm tôi, có lần còn đánh tôi rất đau. Chúng tôi chia tay nhưng không biết vì con hay còn yêu mà lại về với nhau. Anh không làm gì vì không có nghề nghiệp, ở nhà trông con, phụ giúp công việc kinh doanh của tôi. Cách đây một tháng tôi nghe hung tin con trai riêng của mình bị bệnh hiểm nghèo, suy thận giai đoạn cuối, cần được mổ để thẩm phân phúc mạc, một dạng lọc thận để giữ được tính mạng cho đến khi tìm được thận để ghép. Tôi gần như không còn đủ sức lực, bay vội về Hà Nội trong đêm với con. Chỉ khi nhìn thấy con và hỏi bác sĩ phụ trách, tôi mới thở được hơi dài. Tôi thật sự đã kiệt quệ 3 năm nay, từ ngày sinh con với chồng mới, tôi làm chỉ đủ ăn, không dư giả gì.

Con riêng ở với tôi, đợt hè rồi tôi cho cháu đi nghỉ mát trong Nam. Tôi làm việc trong này, nay thì về hẳn để được ở bên con. Con bị bệnh nguy hiểm này tôi thật sự thấy cuộc đời mình có chiều hướng tối tăm, bất hạnh. Tôi không giúp gì được cho cháu ngoài tinh thần vì bản thân đang lo ăn từng bữa, tất cả chi phí bố cháu lo hoàn toàn và có người chăm sóc cháu vì họ biết hoàn cảnh của tôi lúc này. Tôi thuê tạm căn nhà để ở cả gia đình gồm chồng con cũng về ở cùng. Nhưng từ khi con bị bệnh, chồng tôi nhiều lúc thốt ra những từ ngữ làm tôi nghĩ nhiều lắm: "Chết thế nào được mà lo, chết ngay đâu mà sợ". Đỉnh điểm là hôm nay, tôi ở nhà lòng thương nhớ con nên không vui, đáng lẽ anh phải hiểu cho tôi và chia sẻ thì đằng này chúng tôi đã cãi nhau, anh đòi bế con đi và bắt tôi viết giấy là không nuôi được nên để bố nuôi, từ nay không được nuôi nữa. Anh viết giấy bắt tôi ký.

Trong lúc cãi nhau, anh chửi rủa tôi thậm tệ, nào là "Phúc đức tại mẫu nên con mày nó bị bệnh ung thư đấy", trong khi con tôi suy thận anh lại nói ung thư. Tôi đau lắm, lúc này không khóc được nữa mà cười. Chúng tôi có rất nhiều dự tính cho tương lai mà chưa làm được như đám cưới, cuối năm nay sang cát cho bố anh. Bao nhiêu lần anh bế con tôi đi, lúc thì một tháng, nhiều 2 tháng lại quay về nói là thương con. Giờ tôi mẫn cảm với nỗi đau này, gạt nước mắt để sống hay bỏ hết để làm lại cuộc đời? Xin cám ơn.

Hòa

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây