Là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường đất ẩm, ngập nước. Cây thủy sinh có thể sống hoàn toàn trong nước như các loài tảo biển, sống một phần trong nước hay sống trong môi trường bùn lầy như hoa sen, hoa súng.
Hoa súng là loại cây thủy sinh ngoài tự nhiên thường gặp
Loại cây này có thể trồng trong bể để trang trí cho không gian nhỏ như bàn học, bàn làm việc hoặc được thi công trong các hồ kính lớn cho các không gian lớn như ở phòng khách, phòng họp, sảnh ra vào của công ty, khách sạn…v.v.
Hình ảnh cây thủy sinh trồng trong bể cá
Đặc biệt, có một số cây thủy sinh không cần CO2, không cần đất nền vẫn có thể sinh tồn. Tuy nhiên, nếu có đủ điều kiện và để cây phát triển đầy đủ nhất, cần cung cấp đầy đủ CO2 cho cây quang hợp và xanh tốt hơn.
So sánh bể cây thủy sinh có và không có CO2
1. Rong đuôi chồn
Hay còn gọi là rong đuôi chó. Có thể xem đây là một trong những loài thủy sinh đẹp nhất, dễ sống và phát triển cũng khá nhanh. Rong đuôi chồn cũng là một loài cây được ưa thích và khá phổ biến nhờ không đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao và không cần dòng nước có trong bể cá. Chúng thường được chọn để làm hậu cảnh trong hồ thủy sinh.
2. Cỏ thìa
Là loại cây thủy sinh tiền cảnh, ưa sáng, phát triển nhánh mạnh ở môi trường có nhiều ánh sáng, còn ở môi trường ánh sáng yếu hơn thì phát triển về chiều cao. Cỏ thìa cao khoảng 5-15cm, dễ trồng và chăm sóc nhờ bộ rễ khỏe. Nên chọn những cây cỏ đã có lá dài mượt, không nên chọn những cây mới vì khi ngâm xuống nước sẽ dễ bị chết đột ngột. Đây là một loài thủy sinh đẹp, thích hợp để trang trí tiền cảnh hoặc trung cảnh cho hồ thủy sinh.
3. Cây súng thủy sinh
Cây có khả năng bắt sáng tốt, hình dáng và cách phân bố lá rất đẹp, những tán lá sẽ bung ra trong nước như những mảng tảo lớn. Hiện nay, súng thủy sinh là một loài rất được nhiều người chú ý, song nó lại khó sinh sản nên cũng khá hiếm. Đây là loại cây thủy sinh trung cảnh.
5. Cây thủy cúc
Là loại cây rất dễ trồng. Cây phát triển rất tốt hơn trong môi trường nhiều dinh dưỡng và ánh sáng tốt. Những bể cá có lượng dinh dưỡng dư thừa nhiều là môi trường phù hợp nhất để trồng thủy cúc. Đây là loại cây thủy sinh hậu cảnh với tốc độ sinh trưởng nhanh nên cần chú ý cắt tỉa thường xuyên.
6. Cây trân châu Cuba
Là loại cây thủy sinh mini, nên muốn có được khung cảnh đẹp như ý muốn thì phải trồng rất nhiều. Loài thủy sinh này dễ sống, vẫn phát triển khá tốt trong môi trường không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Trồng trân châu trong chậu thủy sinh thực sự rất có lợi, bởi cây hấp thụ khá nhiều khí CO2 và có khả năng tạo bọt khí O2 trong môi trường nước. Cây thường được sử dụng làm tiền cảnh, trung cảnh hoặc buộc vào giá thể.
7. Cây la hán xanh
Muốn trồng cây la hán xanh tốt và phát triển thì cần phải có dòng chảy nhẹ trong bể thủy sinh. Nhưng đổi lại, cây không yêu cầu nhiều dưỡng chất và khá dễ chăm sóc. Tốc độ sinh trưởng của cây cũng khá nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên. Có thể trồng cây la hán xanh để làm cây hậu cảnh hoặc trung cảnh cho hồ thủy sinh.
8. Rêu Java
Là một loại rêu dễ trồng, phát triển nhanh, phù hợp dùng làm trang trí cho hồ thủy sinh thêm đẹp mắt. Nên trồng nơi ánh sáng trung bình vì khi ánh sáng quá mạnh thì màu của rêu Java lên không đẹp, hơi xám và tối. Loại rêu này thường được buộc vào lũa, đá hoặc làm nền.
9. Cây hẹ thẳng
Loại cây này có bộ rễ phát triển khá nhanh và mạnh. Rễ cây ăn sâu vào nền, khi thay đổi vị trí hay bố trí lại bể cần tránh làm động nền. Đồng thời, nếu muốn cây đẹp nên đặt ở gần dòng nước. Ngoài ra, hẹ thẳng cũng khá dễ trồng, phát triển nhanh. Cây được đặt ở vị trí làm hậu cảnh cho hồ thủy sinh.
10. Cây tiêu thảo
Còn có tên gọi khác là cây thủy diệp lan. Lá cây có phiến dẹp dài với cuống cứng như lá của một số loại lan. Cây có thể phát triển trong môi trường điều kiện ánh sáng thấp và nước không được bón phân. Nếu cây tiêu thảo được trồng trong điều kiện đầy đủ chất dinh dưỡng và ánh sáng cao thì tốc độ phát triển sẽ tăng lên đáng kể mặc dù kích thước tổng thể của cây sẽ giảm.
11. Rêu phượng vĩ đài
Là một loại rêu thủy sinh rất dễ chơi, có những chiếc lá nước rất mỏng manh tạo vẻ tự nhiên cho các bố cục hồ thủy sinh rừng. Chúng mọc dài ra như đuôi phượng nhìn rất bắt mắt và cực kì ấn tượng. Rêu có bộ rễ rất khỏe, sau một thời gian ngắn là có thể bám lên được đá và lũa trong hồ. Loại rêu này thường được buộc lên đá làm bố cục, hoặc buộc lên những nhánh lũa nhỏ.
12. Cây ổ sao cánh
Là loài cây phân bố rộng, mọc thành những bụi nhỏ, thích sống trên đá. Lá cây dài và cứng, rất mảnh, thân và cây có nhiều lông, các rễ phụ có màu đen và mỏng như tóc. Loại cây này dễ trồng, dễ sống dù trong điều kiện thiếu ánh sáng vẫn có thể phát triển.
13. Cây ngô công thảo
Là loại cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước có trong bể. Cây phát triển rất nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên. Loại cây này góp phần ngăn chặn rêu hại trong bể vì chúng sẽ hút rất nhiều chất dinh dưỡng có trong nước và làm cho bể cá của bạn trở nên sạch hơn.
14. Cây diệp tài hồng lá đỏ
Một trong những loại cây thủy sinh đẹp, thích hợp để làm nền. Đặc biệt, nhờ sự kết hợp giữa thân cây xanh với những chiếc lá đỏ hồng tạo nên vẻ đẹp cân bằng, ấn tượng cho bể cá.
Là những cây thủy sinh có lá mọc ở trên mặt nước nhưng thân, rễ của chúng lại nằm ở dưới nước. Loại cây này sẽ luôn hướng lá lên mặt nước, những lá non luôn cố gắng tìm cách vươn lên mặt nước. Khi bạn trồng chúng xuống dưới lớp đất nền của bể thì chỉ khoảng 1-3 ngày cây sẽ chết dần. Nếu cây có sức sống tốt, phát triển khỏe mạnh thì sẽ thích nghi với môi trường nước và tự sinh trưởng ra lá nước nhưng tỷ lệ này rất hiếm, chỉ khoảng 10%.
1. Cây rau má hương
Là loại cây bán cạn quen thuộc ở Châu Á. Rễ cây bám sâu vào đất, thân ngắn và lá nhỏ nhỏ xinh. Loài cây này thường mọc thành từng đám, nhiều chiếc lá màu xanh tụ lại với nhau tạo nên lớp thực vật mướt mắt, tạo điểm nhấn cho bể thêm sinh động, tươi sáng hơn. Cây dễ trồng, không kén chọn ăn sáng và đất nền, sinh trưởng nhanh chóng chỉ sau vài tuần.
2. Rêu nhung
Là một trong những loài rêu ưa thích khi thiết kế môi trường bán cạn, tiểu cảnh hoặc hòn non bộ. Rễ rêu bám chắc, lá siêu tí hon mọc chụm lại với nhau tạo nên một mảng xanh mướt, nhìn mịn màng, mềm mại rất thích mắt. Đặc biệt, rêu nhung không cần chăm sóc, cứ có nước là sẽ lan rộng xung quanh.
3. Cây dương xỉ
Cây sinh trưởng và xanh mướt kể cả khi môi trường sống khắc nghiệt nhất. Tán lá dài, mềm mại và đẹp mắt. Loại cây này có thể sống thành đám hoặc riêng lẻ đều được.
4. Cây không khí đuôi cáo
Một loạt lá tua tủa ở phần đầu và hoa dài ra bện vào nhau ở phần đuôi làm chúng trông giống một cái đuôi cáo. Loại cây này rất dễ chăm, thường được cho trang trí trên lũa, làm sinh động cho hồ bán cạn.
5. Cây sam hương
Là loài cây lá nhỏ, dày và bóng. Cây có xuất xứ từ Đài Loan, chuyên được làm bonsai, nhất là bonsai mini. Cây có họ với cây vọng cách (lá cách) ở Việt Nam vì lá có mùi hương như lá cách và có thể ghép với nhau.
6. Rêu trắc bá
Là loại rêu sống trong môi trường ẩm mát ít bị ngập nước, có ánh sáng yếu tới vừa. Rêu mọc lan trên mặt đất mịn như đất đỏ cao su hoặc đất trồng cây cảnh.
Là những loại cây cảnh mini có thể trồng trong môi trường nước, thích hợp để sử dụng trong văn phòng, nhà ở,...
1. Cây kim ngân
Là loại cây mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Nhất là khi được trồng trong nước, cây vừa mang giá trị phong thủy, vừa có giá trị trang trí.
2. Cây phú quý
Là loại khá ưa nước, thường được trang trí trên bàn làm việc, nhà cửa để thu hút tài lộc. Cây có lá mỏng, mềm, bên trong màu xanh đậm, viền xung quanh và cuống có màu hồng.
3. Cây ngọc ngân
Theo phong thủy, cây ngọc ngân thu hút tiền tài, may mắn và thịnh vượng. Loại cây này có lá mềm, mỏng manh, màu xanh xen lẫn những đốm trắng vô cùng độc đáo. Lá mọc trực tiếp từ gốc, xòe ra xung quanh tạo thành bụi nhỏ xum xuê. Cây có bộ rễ chùm nên sinh trưởng rất nhanh, có khả năng sống tốt trong môi trường nước và nơi có ánh sáng yếu ớt.
4. Cây vạn lộc
Có tên gọi khác là thiên phú, thịnh vượng,... Cây có lá to, lá mọc từ gốc, màu chủ đạo là màu hồng, xen lẫn một ít đốm xanh và được bao bọc bởi viền màu xanh. Loại cây này thích hợp sống nơi có ánh nắng nhẹ nhàng, dưới ánh đèn huỳnh quang và cũng sống tốt khi được trồng thủy sinh. Cây vạn lộc đại diện cho tài lộc, màu hồng của lá là biểu tượng của sự may mắn.
5. Cây trầu bà
Có tên gọi khác là vạn niên thanh leo, cây sắn dây hoàng kim, thạch cam tử,, hoàng tam điệp,... Đây là một loài cây thân leo, gốc lá hình tim thuôn nhọn ở đầu, có loại lá xanh toàn bộ, có loại có những đốm vàng nhạt xen kẽ. Cây có khả năng sống tốt trong nước và ở nơi thiếu sáng. Cây trầu bà tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt và bình an.
6. Cây kim tiền
Là loại cây có thân to khỏe, mọng nước, phình to ở gốc. Lá có màu xanh đậm, dày dặn, sáng bóng, mọc cách nhau. Cây có khả năng sinh trưởng tốt và không đòi hỏi quá nhiều thời gian chăm sóc. Kim tiền mang đến sự may mắn, tốt lành, thu hút tài lộc cho người trồng.
7. Cây lưỡi hổ
Hay còn gọi là lưỡi cọp, lưỡi hùm, hổ vĩ mép vàng,... Cây có lá cứng cáp, dài, nhọn ở đỉnh, gợn sóng nhẹ nhàng nhìn giống như một chiếc lưỡi của con hổ. Trên lá có những đường vân xanh trắng xen kẽ, có viền xung quanh màu vàng rất đẹp. Loại cây này dễ trồng, đại diện cho khí phách kiên cường và thể hiện uy quyền của người quân tử, mang lại phú quý, giàu sang cho gia chủ.
8. Cây đuôi công
Có 2 loại chính là đuôi công xanh và đuôi công tím. Lá cây mọc xum xuê, xòe tròn, bản to, hơi bầu, nhẵn, mềm, có nhiều họa tiết vô cùng bắt mắt, sặc sỡ như đuôi của con công. Loại cây này rất dễ trồng, sống tốt trong môi trường thủy sinh hoặc thậm chí là những nơi thiếu ánh sáng. Với vẻ ngoài thu hút, cây đuôi công được xem là một loại cây giúp thu hút tiền tài và sự may mắn nên thường được dùng làm quà tặng tân gia, khai trương.
9. Cây cỏ lan chi
Còn có tên khác là cây dây nhện, cây lục thảo trổ, cây mẫu tử, cây điếu lan,... Cây có lá nhỏ, dài, màu xanh mướt mắt, xung quanh viền trắng rất đẹp. Cỏ lan chi có vẻ ngoài mỏng manh, yếu đuối nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ và đại diện cho sự kiên trì, bình yên và may mắn.
10. Cây thanh tâm
Là một loài cây thân thảo, mọc thành bụi, lá màu xanh sẫm, trơn bóng, có các gân đối xứng nhau, hình bầu dục hoặc mũi mác. Cây dễ sống và có thể trồng thủy sinh trong nhà. Với vẻ ngoài xanh thẫm, là một loài cây mang đến sự bình lặng trong tâm hồn, xua tan mệt mỏi, căng thẳng, là biểu tượng của bình yên và hạnh phúc.
11. Cỏ đồng tiền
Có lá màu xanh đậm, bóng mượt, hình tròn, nhỏ, nhìn qua thấy khá giống cây rau má. Cây dễ dàng thích nghi với hầu hết các môi trường sống khác nhau. Về mặt phong thủy, cỏ đồng tiền được xem là một loài cây giúp khai thông tài vận, mang lại may mắn, sự suôn sẻ, nâng cao năng lực, sự quyết đoán, sự mạnh mẽ cho gia chủ.
12. Cây phát tài búp sen
Còn gọi là cây búp sen, cây phát tài bông súng. Cây có lá xanh đậm, bóng mượt, mọc bao quanh thân, nhìn sơ qua giống như một bông sen đã nở. Phát tài búp sen có sức sống mạnh mẽ khi được trồng thủy sinh trong nước, thường được sử dụng để trang trí bàn thờ Thần Tài hoặc trên bàn làm việc. Cây được xem là mang lại tài lộc, phú quý, may mắn, tiền bạc, danh vọng, sức khỏe lẫn tình duyên cho gia chủ.
1. Cây hồng môn
Là loại cây có màu sắc phong phú và hình dáng đa dạng độc đáo. Đặc biệt, nếu trồng cây hồng môn trong các chậu thủy tinh trong suốt thì sẽ làm tôn thêm vẻ đẹp ấn tượng. Bên cạnh đó, cây còn mang ý nghĩa của sự trong sạch và thanh cao.
2. Cây lan ý
Còn có các tên gọi khác là bạch môn, vỹ hoa trắng, huệ hòa bình. Đây là một loài cây cảnh có hoa màu trắng muốt, được bao bọc xung quanh bởi mo hoa có màu trắng hoặc xanh trắng, trông như vỏ sò. Hoa nở lâu tàn có thể giữ được đến 3-4 tháng. Lá cây có màu xanh sẫm, bóng mượt, thon nhọn 2 đầu. Đây cũng là một loài cây thường được trồng thủy sinh, sống được cả trong bóng râm, nơi thiếu sáng. Cây lan ý được xem là biểu tượng của sự bình yên, thu hút nguồn năng lượng tích cực, xua đuổi xui xẻo, ốm đau, bệnh tật.
3. Cây bách thủy tiên
Còn được gọi là thủy cúc, tỏi nước hay từ cô lá tim. Lá cây có màu xanh sáng, mỏng manh, hình oval hơi tròn. Hoa bách thủy tiên rất đẹp, có màu trắng muốt. Cây có bộ rễ dày dặn, dễ dàng sống tốt trong môi trường thủy sinh. Bách thủy tiên tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và niềm vui.
4. Cây hoa tiên ông
Còn có tên gọi khác là lan dạ hương. Cây có lá thon dài, mọc từ gốc, ôm trọn lấy hoa. Loại hoa này có nhiều màu sặc sỡ, mọc trên trụ dài tạo thành tháp hoa to. Đây là loại cây được trồng từ củ. Khi đặt trong lọ thủy tinh có thể dễ dàng thấy bộ rễ trắng như cước giống như râu một ông tiên. Cây là đại diện của tình yêu và tuổi trẻ.
5. Cây thủy tiên
Thủy tiên là một trong những loại cây thủy sinh trang trí nhà được ưa chuộng bởi dáng vẻ sang trọng, duyên dáng và có sức sống mãnh liệt. Người chơi hoa thường sẽ gọt tỉa phần củ thành những hình dáng lạ mắt, sáng tạo rồi trồng trong bình thủy tinh. Theo phong thủy, hoa thủy tiên có ý nghĩa may mắn, tài lộc, thu hút năng lượng tích cực đến với gia đình nên nhiều gia đình thường chọn bày hoa thủy tiên vào những ngày Tết đến xuân về.
1. Tại sao cây thủy sinh phát triển chậm?
Cây thủy sinh bị vàng lá hoặc bị rữa lá do rễ cây chưa thích nghi với môi trường nước, do nhiệt độ của hồ quá cao hay quá lạnh hoặc do không cung cấp đủ khí CO2 hoặc ánh sáng để quang hợp.
2. Giá cây thủy sinh là bao nhiêu?
Giá cây thủy sinh phụ thuộc vào từng loại và kích thước. Ví dụ cây thủy sinh bể cá có giá từ 10-150 nghìn đồng, cây thủy sinh để bàn có giá từ 20-250 nghìn đồng,...
3. Mua cây thủy sinh ở đâu?
Cây thủy sinh có bán tại các cửa hàng bán cây cảnh và cá cảnh trên toàn quốc.
4. Cây thủy sinh lọc nước cho bể cá?
Một số cây thủy sinh lọc nước được dùng phổ biến sau đây: Cây lưỡi mác, cây súng thủy sinh, cây bèo Nhật, cây dương xỉ, cây thủy trúc,...
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/top-30-cac-loai-cay-thuy-sinh-duoc-ua-chuong-nhat-c59a1110...
Nhà - Vườn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn