Bên cạnh những món ăn như gà luộc, canh măng, giò lụa, thịt đông thì bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ tuyền của dân tộc. Bánh chưng không chỉ đơn thuần là một loại bánh mà nó chứa đựng ý nghĩa về công ơn sinh thành của của cha mẹ và sự hy sinh, đùm bọc, yêu thương con cái dựa theo truyền thuyết bánh chưng bánh dày. Cũng vì thế, ngày Tết, bánh chưng luôn được gia chủ bày trên mâm cỗ để thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên.
Cứ trước Tết vài ngày, người người nhà nhà lại cùng nhau chuẩn bị, gạo nếp ngon, đậu xanh, thịt ba chỉ cùng lá dong để gói bánh. Gia đình nào cũng có tâm lý gói nhiều bánh chưng để hết Tết, con cái, người thân có thể mang theo. Do nguyên liệu có cả thịt, đỗ xanh... nên để lâu bánh chưng rất dễ bị thiu hỏng. Đặc biệt, khí hậu trong những ngày Tết thường có độ ẩm cao, nhất là những ngày sang xuân như thế này càng dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm bánh chưng nhanh mốc.
Do đó, bạn cần bảo quản sớm bánh chưng theo các cách dưới đây:
Bảo quản trong tủ lạnh
Tủ lạnh là nơi bảo quản bánh chưng hợp lý trong dịp Tết mặc dù khi cho bánh vào tủ sẽ khiến hạt gạo bị cứng lại. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh lúc này là từ 5-10 độ C.
Khi ăn, bạn chỉ việc cho bánh chưng đồ lại hoặc cắt miếng và rán. Bánh chưng để tủ lạnh không bị ảnh hưởng đến hương vị sau khi chế biến lại. Bánh vẫn rất mềm thơm, hấp dẫn.
Bánh để tủ lạnh ăn đến đâu thì cắt đến đó. Phần chưa ăn đến bọc vào màng bọc thực phẩm lại bảo quản tiếp. Trong suốt thời gian bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không.
Bạn cũng có thể cho bánh chưng và túi hút chân không rồi cho vào ngăn mát cũng tăng thêm thời gian bảo quản.
Tuy nhiên cũng không nên để bánh chưng trong tủ lạnh quá lâu, nó vẫn sẽ mốc hỏng. Nếu muốn để lâu hơn có thể để ngăn đá, sau đó đem ra hấp lại rồi rán ăn.
Bảo quản nơi thoáng mát
Thông thường bánh chưng, bánh tét gói xong, đem luộc rồi vớt ra. Bánh chưng vuông cần dùng vật nặng để ép cho ra bớt nước. Bánh tét nên treo lên cao để ráo nước. Bánh không được ép thường nhão, nhanh thiu.
Đặc biệt lưu ý khi gói bánh, lá dong cần phải được rửa sạch để bánh không nhanh mốc. Sau khi bánh luộc và ép xong, đem cất nơi thoáng mát trong nhà. Tránh những nơi ẩm thấp càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở làm bánh thiu mốc.
Tuy nhiên nếu thời tiết mà quá ấm áp thì nên bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh.
Lưu ý: - Không nên gói quá nhiều bánh, để lâu mốc hỏng, rất lãng phí. - Bánh đã bị mốc không nên ăn sẽ gây hại cho sức khỏe. Những chiếc bánh bị mốc trắng hoặc bị lên men có mùi chua ở góc bánh là do phần khi gói bánh bị rách, tạo điều kiện cho nấm mốc tấn công. Lúc này các bạn không nên cắt bỏ phần hỏng rồi ăn phần còn lại, bánh đã hỏng 1 phần thì tốt nhất nên bỏ. |
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/an-ca-tet-khong-het-banh-chung-dem-bao-quan-the-na...
Tết nguyên đán
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn