Hoàng đế nhà Minh Chu Hậu Thông vì đam mê thần dược mà vô tình gây ra cuộc biến loạn lớn trong hậu cung.
Minh Thế Tông Chu Hậu Thông (1507 – 1567) là hoàng đế thứ 12 của nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Ông được coi là người có những đóng góp tích cực, giúp ổn định triều đại nhà Minh và cũng là một trong những hoàng đế tại vị trên ngai vàng lâu nhất.
Nhưng Chu Hậu Thông cũng phạm phải sai lầm của các bậc đế vương đi trước. Đó chính ham muốn hưởng thụ mỹ nhân khắp thiên hạ và mong muốn trường sinh bất lão.
Hoàng đế hoang dâm vô độ
Theo Sina, Chu Hậu Thông là một trong những hoàng đế hoang dâm có tiếng của nhà Minh, thậm chí có thể sánh ngang hoàng đế "hoang dâm số 1 triều Minh” - Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu.
Minh Vũ Tông thích sử dụng vũ lực để cướp các mỹ nữ trong thiên hạ, xây hẳn cung điện riêng làm nơi vui chơi hưởng lạc, "thoát khỏi sự ràng buộc bí bách của cung cấm”.
Trong khi đó, Chu Hậu Thông lại tuyển chọn mỹ nữ theo cách chính thống và chính đáng hơn.
Theo Sina, để công khai tuyển chọn mỹ nữ vào cung, Chu Hậu Thông từng tuyên bố: “Ta tuyển thêm các thê thiếp để càng có thêm nhiều con, biết rằng việc này sẽ gây quấy rầy dân chúng. Những người không hiểu có thể nói ta dâm đãng, nhưng thực ra ta làm điều này vì giang sơn”.
Hoàng đế nói xong liền phái người đi do thám, chỉ riêng năm Gia Tĩnh thứ chín (1530) đã chọn được 1.258 mỹ nữ vào cung. Đây được coi là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Có năm Chu Hậu Thông tuyển tới hơn 1.200 mỹ nữ trên khắp Trung Hoa.
Năm đó, Chu Hậu Thông 24 tuổi, độ tuổi vẫn còn rất trẻ khỏe. Tuy vậy, có những cung nữ phải chờ đến 4 năm mới được phục vụ hoàng đế một lần.
Những người kém may mắn có thể bị hoàng đế lãng quên, lãng phí tuổi trẻ trong cung cấm, trong khi vẫn là trinh nữ.
Theo trang mạng chuyên về lịch sử Trung Quốc Qulishi, Chu Hậu Thông vốn không phải là người khỏe mạnh, hay có thể nói là ốm yếu, nhưng không biết giữ gìn, lại ngày đêm hoang dâm vô độ.
Năm Gia Tĩnh thứ 13 (1534), hoàng đế mới 28 tuổi, nhưng đã không thiết triều trong một tháng vì ốm.
Trước đó, Chu Hậu Thông cũng trực tiếp làm lễ bái trời trong hai năm liên tiếp vì các vấn đề thể chất. Sử sách nhà Minh từng chép lời hoàng đế: “Ta vốn hay bị bệnh từ nhỏ. Mỗi lần như vậy cần 5-7 ngày để khỏe lại. Nhiều năm trôi qua, cơ thể không còn được như trước, vì vậy mà đã hai năm không thể đích thân làm lễ tế trời đất. Ta muốn điều chỉnh để khỏe mạnh hơn trong năm tới, nhưng thời gian gần đây, tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng hơn, ho có đờm, đêm không ngủ được, nên cả tháng trời không thiết triều”.
Đam mê thần dược đến chết
Ở tuổi trung niên, Chu Hậu Thông quay sang đam mê đạo giáo, tin vào những đan dược do đạo sĩ bào chế.
Trong số những bài thuốc mà Chu Hậu Thông từng sử dụng, nổi tiếng hơn cả phải kể tới một thứ thuốc được cho là vừa có khả năng đem lại sự bất tử, vừa tăng cường bản lĩnh phòng the.
Bài thuốc được bào chế với thành phần chính là một nguyên liệu mà khó ai có thể tin nổi. Đó chính là kinh nguyệt của những thiếu nữ mới có kinh lần đầu, theo một số tài liệu chép về giai đoạn này.
Chu Hậu Thông còn bị phê phán về cách đối xử với 3 hoàng hậu, khiến 3 người chết sớm. Ảnh minh họa.
Tương truyền rằng, bài thuốc bí truyền kia vốn là của một phương sĩ tên Lương Cao Phụ sống tới ngoài 80 tuổi ở Nam Dương, chỉ cần dùng một lần là đêm đó có thể "chiều lòng" tới … 10 mỹ nữ.
Một đạo sĩ tên Đào Trọng Văn đã được tiến cử vào cung để bào chế phương thuốc ấy cho nhà vua. Loại thuốc kỳ bí phần nào giúp Chu Hậu Thông trở thành "anh hùng trong chuyện ấy".
Để có đủ nguyên liệu nhằm bào chế loại dược vật kia, khắp nơi đã phải tiến cống tới hàng ngàn cung nữ vào cung, dù là những thiếu nữ chưa trưởng thành.
Kể từ đó, Chu Hậu Thông ngày càng trở nên háo sắc, phóng túng vô độ. Có lần sau khi mới uống thuốc xong, nhà vua quay sang trêu ghẹomột cung nữ rót rượu mới 13 tuổi. Chưa thỏa mãn, hoàng đế còntruyền thêm phi tần vào cung để giúp mình "hạ hỏa".
Nhưng không phải lúc nào những loại đan dược cũng phát huy tác dụng. Theo Qulishi, dùng thuốc bồi bổ cơ thể chỉ mang tính nhất thời, đôi khi do thể trạng mà ngay cả thuốc cũng không có tác dụng. Đó là chuyện hết sức bình thường. Nhưng Chu Hậu Thông không những không hiểu, mà còn đổ lỗi cho các cung nữ, phi tần “vì kém hợp tác”.
Càng nhiều lần không thể sung mãn, Chu Hậu Thông càng trở nên tàn bạo, trừng phạt những cung tần mỹ nữ một cách vô cớ. Nhiều cung nữ nhẹ thì chỉ bị mắng mỏ, nặng thì bị đánh bằng gậy, cá biệt có trường hợp bị đánh đến chết.
Chuyện này xảy ra trong thời gian dài, khiến hậu cung trở nên căng thẳng. Nhiều cung nữ không cam lòng, muốn giết chết hoàng đế dù cho có thể mất mạng.
Một đêm tháng 11 năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542), 17 cung nữ xông vào cung, nhân lúc hoàng đế say ngủ đã lấy dây thừng siết cổ. Nhưng Chu Hậu Thông may mắn không chết, chỉ ngất đi. Sự việc này khiến 18 người bị hoàng hậu ra lệnh xử lăng trì, tru di tam tộc.
Theo Qulishi, Chu Hậu Thông sinh thời vốn không phải hoàn toàn khỏe mạnh, lại mê muội tin vào thần dược, hoang dâm vô độ. Kết quả vào năm Gia Tĩnh thứ 45, hoàng đế trúng độc nặng vì dùng thuốc quá liều, dẫn đến cái chết ở tuổi 60.
Nguồn: http://danviet.vn/hoang-de-trung-hoa-nghienthuoc-kich-ducmot-nam-tuyen-hon-1200-my-nu-5...
Thâm cung bí sử
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn