5 loại rau quen thuộc phải chần trước khi xào, nếu quên sẽ gây hại cho sức khỏe

Thứ ba - 01/03/2022 07:12

5 loại rau quen thuộc phải chần trước khi xào, nếu quên sẽ gây hại cho sức khỏe

Thông thường khi xào rau, chúng ta chỉ cần rửa sạch sau đó xào trực tiếp. Tuy nhiên, có một số rau trong mùa xuân mà trước khi xào bạn cần phải chần trước vì chúng có chứa những độc tố mà chỉ có chần mới giúp loại bỏ bớt.

Mùa xuân thời tiết ấm áp, sẽ có nhiều loại rau sinh sôi và nảy nở. Những loại rau theo mùa như vậy khi ăn thường ngon, hấp dẫn, lại an toàn. Một trong những phương pháp nấu rau được nhiều người thích nhất chính là xào. Rau xào giòn, đậm đà, ăn với cơm rất vừa miệng. Thông thường khi xào rau, chúng ta chỉ cần rửa sạch sau đó xào trực tiếp.  Tuy nhiên, có một số rau trong mùa xuân mà trước khi xào bạn cần phải chần trước vì chúng có chứa những độc tố mà chỉ có chần mới giúp loại bỏ bớt. Vậy đó là những loại rau quen thuộc nào, các bạn hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây nhé:

1. Cải bó xôi

Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt, là loại rau phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Rau cải bó xôi chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt với bà bầu và trẻ nhỏ. Ăn nhiều cải bó xôi vào mùa xuân còn có thể chống khô da và tăng cường sức đề kháng, bồi bổ gan...

Tuy nhiên, bản thân rau cải bó xôi có chứa một lượng lớn axit oxalic, việc hấp thụ nhiều axit oxalic sẽ tạo ra các chất kết tủa như canxi oxalat, không có lợi cho quá trình hấp thụ nguyên tố canxi, khi ăn vào rau cải bó xôi cũng sẽ có cảm giác se miệng. 

Vì vậy, rau cải bó xôi phải được chần trước khi ăn. Cách chần rất đơn giản, rau cải bó xôi sau khi nhặt rửa sạch, thì cho vào nồi nước sôi, chần trong khoảng 2 phút. Việc này giúp loại bỏ bớt một phần axit oxalic, giúp ăn ngon miệng hơn và giảm độ se cho miệng khi ăn rau này. Đặc biệt giảm bớt axit oxalic để không gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi vào cơ thể.

Nếu chúng ta không chần rau cải bó xôi, không loại bỏ được axit oxalic có thể gây loãng xương hoặc hình thành nên sỏi trong cơ thể.

2. Măng

Măng tuy không chỉ xuất hiện vào mùa xuân nhưng măng mọc trong mùa xuân được coi là "báu vật trong các loại rau". Măng có màu trắng như ngọc, tươi giòn, ăn có vị bùi, nhiều nước, vitamin, khoáng chất và chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, loại bỏ dầu mỡ. 

Tuy nhiên, măng có chứa axit oxalic không hòa tan, không chỉ có vị chát, gây tê mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể con người. Vì vậy, măng nên được chần qua trước khi nấu. 

Ngoài ra, trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Vì vậy trong quá trình chế biến nếu làm không đúng cách, khi ăn dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, vô cùng nguy hiểm. Nếu ngộ độc nặng sẽ dẫn đến co giật, cứng hàm, suy hô hấp, hôn mê... Nặng hơn có thể là gây tử vong nếu không cứu chữa kịp thời... 

Cách luộc rất đơn giản, sau khi bóc bỏ vỏ, rửa sạch mặng rồi thái thành các miếng mỏng. Đun sôi một nồi nước, cho măng vào luộc từ 8-10 phút. Luộc từ 2-3 lần. Đặc biệt lưu ý, khi luộc, nấu măng bạn nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay hết ra ngoài, không ngấm vào măng gây hại cho sức khỏe.

Súp lơ 

Súp lơ sinh trưởng vào mùa xuân ăn rất giòn, thanh mát, rất giàu chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin đặc biệt là vitamin C, giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa cảm lạnh.

Súp lơ tuy nhìn sạch sẽ nhưng thực chất bên trong có rất nhiều bọ và bụi ẩn vì thế trước khi xào nên chần nó trước. Trước khi chần nên ngâm rửa súp lơ với chút muối và bột mì để ra bớt tạp chất, bụi bẩn và trứng côn trùng bên trong các khe kẽ của súp lơ sau đó bắt đầu chần.

Cách chần như sau: đun sôi nồi nước, cho súp lơ vào chần từ 2-3 phút rồi vớt ra. Điều này giúp loại bỏ bớt tạp chất và bớt dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trong súp lơ.

Đỗ

Đỗ có hàm lượng đạm cao hơn thịt gà, hàm lượng canxi gấp 7 lần thịt gà. Đậu tuy bổ dưỡng, thơm ngon nhưng lại khó nấu. Trong đỗ chứa một lượng lớn saponin và condensin sẽ kích thích dạ dày rất mạnh, một khi ăn quá nhiều đỗ nấu chưa chín có thể gây ngộ độc thực phẩm. Đun sôi ở nhiệt độ cao có thể làm mất hoạt tính của lectin, vì vậy bước chần đỗ trước khi xào là cần thiết.

Do đó, trước khi xào đỗ, bạn hãy chần đỗ trong khoảng 2 đến 3 phút để đảm bảo đỗ chín hẳn rồi mới ăn.

Rau dền

Chúng ta ít khi xào rau dền nhưng nếu có ý định làm món này cần chần trước khi xào. Giống cải bó xôi, rau dền đỏ cũng phải chần trước khi nấu vì axit oxalic trong loại rau dền này cũng rất nhiều. Khi ăn rau dền, ít ai chần rau trước vì cho rằng rau dền sau khi chần sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng lại nhanh nát nhũn thế nhưng thực tế ngược lại. 

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/5-loai-rau-quen-thuoc-phai-chan-truoc-khi-xao-neu-...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/5-loai-rau-quen-thuoc-phai-chan-truoc-khi-xao-neu-quen-se-gay-hai-cho-suc-khoe-d302713.html

Trước khi rán mỡ lợn, cần thêm bước này mỡ càng trắng và thơm không phải ai cũng biết
Đây là hai bước mà nhiều người thường quên làm khi rán mỡ lợn khiến mỡ kém thơm.
Bấm xem >>

Mẹo hay nhà bếp

Theo Lam Anh (Dịch từ Sohu) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây