2018 là năm nhiều sự sống được hồi sinh nhờ những người vợ, người mẹ vĩ đại 

Thứ năm - 27/12/2018 23:50

2018 là năm nhiều sự sống được hồi sinh nhờ những người vợ, người mẹ vĩ đại 

Năm 2018 là một năm đầy thành công đối với ngành ghép tạng Việt Nam, với rất nhiều kỷ lục được thiết lập cả về phong trào vận động hiến tạng cũng như ghép tạng.

Lan tỏa sự sống từ hành động của bé gái 7 tuổi

Dấu ấn đầu tiên là hành động hiến giác mạc của bé Hải An (7 tuổi, ở Hà Nội) sau khi qua đời vì căn bệnh ung thư. Hành động đầy tính nhân văn của bé Hải An đã tạo nên một “làn sóng” đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não trong cả nước. Điều đó được thể hiện qua những con số “biết nói”.

Theo đó, chỉ 10 ngày sau khi bé Hải An qua đời và hiến giác mạc nhường ánh sáng cho người khác, đã có tổng cộng có gần 1.000 người đăng ký hiến tạng. Theo nhận định của lãnh đạo TT Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thì đây là con số kỷ lục từ khi thành lập trung tâm.

Sau câu chuyện của bé Hải An, nhiều người hiểu hơn về ý nghĩa nhân văn của việc hiến tạng cứu người.

Không chỉ gia tăng về số người đăng ký hiến tạng, từ sau câu chuyện của bé Hải An, nhiều gia đình đã hiểu được ý nghĩa nhân văn và sẵn sàng hiến tạng khi người thân bị chết não để cứu sống những người bệnh khác.

Sau đó, chị Thùy Dương, mẹ của bé Hải An được nhiều người phong là "anh hùng", "bà mẹ cao cả". Tuy nhiên người mẹ với đôi mắt chất chứa nỗi buồn ấy chỉ nhẹ nhàng nói: "Chị không phải là anh hùng. Chị là mẹ em An, thế thôi. Được nhìn An trong đôi mắt của những người khác, họ cười với mình thế là quá đủ, quá hạnh phúc rồi".

Đó còn là trường hợp của thiếu tá Lê Hải Ninh (45 tuổi, ở Ninh Bình) bị đột quỵ, phù não nặng và sau đó đã chết não, không thể qua khỏi. Với suy nghĩ chết là ra đi, về với cát bụi nhưng để sự ra đi ấy sẽ không là hư vô, người thân của thiếu tá Hải Ninh đã quyết định hiến đa tạng vào ngày 26/2/2018 để cứu sống 6 người bệnh khác.

Người được hồi sinh sự sống nhờ quyết định hiến tạng của anh Ninh.

Trước khi đưa chồng vào phòng mổ lấy tạng, chị Tạ Thị Kiều (vợ thiếu tá Ninh) đã chạm khẽ tay vào chồng và nói như thể anh còn nghe thấy: “Em không biết việc làm của em đúng hay sai, không biết anh giận em hay không nhưng em muốn anh cứu được nhiều người khác. 

Anh không thể ở lại, anh đã ra đi nhưng em muốn trái tim anh vẫn đập, phổi vẫn thở và đôi mắt của anh vẫn sáng ngời theo dõi mẹ con em sống như thế nào”.

Nghẹn ngào cảm xúc khi thấy trái tim chồng còn đập

Sau 3 tháng kể từ khi thiếu tá Lê Hải Ninh hiến tạng cứu sống 6 người, cuối tháng 5/2018, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, anh Nguyễn Ngọc Khiêm (29 tuổi, ở Thái Bình) cũng rơi vào tình trạng chết não sau khi bị tai nạn. Dù đau đớn khi biết chồng mình sẽ không bao giờ tỉnh dậy nhưng vợ anh là chị Nguyễn Thị Thu Hằng (27 tuổi) đã nén đau thương và quyết định hiến tạng chồng để cứu sống những người bệnh khác.

Vợ anh Khiêm gặp lại người mang trái tim của chồng mình.

“Khi các bác sĩ nói chồng em đã chết não và được các anh chị ở Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia giải thích, em thấy rất hợp lý và khoa học. Ngay lúc đó em đã gọi điện về cho mẹ chồng em đang trông con ở quê và nói mẹ lên Hà Nội ngay có việc gấp. 

Em và mẹ em đã quyết định ký vào lá đơn hiến tạng của chồng cho y học. Đó là một quyết định rất nhanh và bây giờ cả hai mẹ con đều cảm thấy thanh thản”, chị Hằng chia sẻ.

Sau quyết định đó, trái tim của anh Khiêm đã được điều phối vào Huế cứu sống một người bệnh bị suy tim nguy kịch. Đó cũng là lần đầu tiên anh Khiêm được "đi máy bay", một chuyến bay đặc biệt để mang lại sự sống cho người khác. 

Anh Khiêm lần đầu được "đi máy bay" để mang lại sự sống cho người khác.

Ngoài trái tim, anh Khiêm còn hiến thận, giác mạc để cứu sống những bệnh nhân khác. Được biết sau gần nửa năm hiến tạng chồng, chị Hằng đã gặp người đang mang trái tim của chồng mình. Tại cuộc gặp đó, hai gia đình cùng ôm nhau khóc, đó là những giọt nước mắt ngập tràn hạnh phúc khi sự sống được hồi sinh.

Nụ hôn vĩnh biệt của người vợ dành cho chồng trước khi hiến tạng

Những ngày cuối năm 2018, câu chuyện hiến đa tạng của anh Dương Hồng Quý (41 tuổi, ở Ninh Bình) để cứu sống 6 người đã khiến nhiều người cảm phục. Anh Quý bị tai biến và chết não sau 1 tháng điều trị. Khi biết mình không thể qua khỏi, anh Quý đã tự mình bày tỏ mong muốn với gia đình về nguyện vọng được hiến tạng cứu người.

Chị Phương hôn tạm biệt chồng trước khi hiến tạng cứu người.

Khi đó, vợ anh Quý là chị Hoàng Thanh Phương đã không đồng ý vì chị luôn hy vọng phép màu sẽ đến và chồng chị sẽ ở lại với mình và các con. Thế nhưng điều kỳ diệu đã không đến, dù rất đau đớn nhưng chị Phương vẫn nén đau thương thực hiện nguyện vọng của chồng.

Trước giây phút chia ly, chị Phương đã nắm thật chặt tay chồng và đặt nụ hôn từ biệt lên môi anh... Dù anh Quý đã mãi mãi ra đi nhưng chị Phương vẫn muốn anh tiếp tục được sống theo một cách khác. Chị thấy nhẹ lòng và không còn băn khoăn điều gì vì chị đã thực hiện được những mong muốn của người mà chị yêu thương.

Sau quyết định hiến tạng của gia đình, trái tim, phổi, gan, 2 quả thận và mạch máu của anh Quý đã đem lại sự sống cho 6 người đang mắc bạo bệnh. Qua những trường hợp trên, có thể thấy quyết định gạt đau thương của những người mẹ, người vợ để đồng ý hiến tạng của con, chồng mình là vô cùng vĩ đại. Ở giờ phút đau thương đó, họ không nghĩ được nhiều, chỉ làm theo điều trái tim mách bảo để nối dài sự sống cho những người bệnh không may mắn khác.

Nụ hôn từ biệt đầy nước mắt của người vợ hiến tạng chồng, cứu sống 5 người xa lạ
Những giây phút cuối cùng ở bên cạnh chồng, chị Phương đã nắm chặt lấy tay anh và trao nụ hôn cuối cùng để từ biệt trước khi hiến tạng.
Bấm xem >>
Theo Lê Phương (Khám phá)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây