Hoa Mai vàng là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất để trồng vào dịp Tết đến, Xuân sang. Đây cũng là loài hoa đặc trưng của miền Nam, tương tự như cây Đào ở miền Bắc vậy. Do đó mà việc trồng và chăm sóc Mai vàng ra hoa đúng vào dịp Tết là điều hết sức quan trọng.
Do cây Mai vàng là loài hoa đặc trưng của miền Nam nước ta, do đó chúng chỉ thích hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới để có được sự phát triển tốt nhất. Khi này nhiệt độ lý tưởng cho cây hoa nên trong khoảng từ 25-30 độ, không nên để cây hoa quá lạnh hoặc quá nóng vì điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng ra hoa sớm hoặc muộn của cây.
Đất trồng cho cây Mai vàng cần phải là loại đất giàu dinh dưỡng, có độ tơi xốp cao cùng khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể thêm vào các thành phần hữu cơ, trấu, xơ dừa, mùn cưa,... để cải thiện thêm dinh dưỡng cho cây trồng.
Trong quá trình trồng cây Mai vàng, bạn cần cung cấp lượng nước đầy đủ cho cây mỗi ngày, ít nhất 1-2 lần/ngày. Điều này sẽ giúp cây phát triển tốt, cho cành lá xanh tươi và hoa nở đúng thời điểm. Bởi vì nếu cây không được cung cấp nước thì sẽ khiến hoa có khả năng nở sớm, ảnh hưởng đến chất lượng và thời điểm.
Lặt lá hay còn được gọi là tuốt lá, là biện pháp giúp cây Mai có thể tập trung dinh dưỡng phát triển cho các mầm hoa lớn nhanh, từ đó hoa sẽ nở rộ sớm hay muộn phụ thuộc vào thời gian mà người trồng tiến hành lặt lá. Quá trình này sẽ diễn ra theo nhiều giai đoạn bao gồm:
- Đầu tiên, bạn cần quan sát kỹ xem phần vỏ ngoài của nụ hoa đã rụng hay chưa. Nếu rụng rồi thì mới tiến hành lặt lá, thời điểm lặt lá thông thường vào ngày 13 hoặc 14 tháng Chạp nếu nụ hoa còn nhỏ, và vào ngày 16 hoặc 17 tháng Chạp nếu nụ hoa đã lớn hơn.
- Trước thời điểm lặt lá từ 3-4 ngày, bạn hãy tiến hành siết nước (ngưng tưới). Điều này giúp cây Mai quen với việc thiếu nước và không bị sốc khi lặt lá. Sau khi kết thúc quá trình lặt lá thì bạn mới tưới trở lại, khi này cây Mai sẽ ra hoa.
- Đối với những cây có khả năng sinh trưởng tốt thì việc lặt lá cần được tiến hành sớm hơn, còn với những cây khá yếu và sinh trưởng chậm thì bạn có thể lùi thời gian lặt lá chậm hơn.
Công đoạn lặt lá cho cây Mai
Trong trường hợp bạn muốn cây Mai ra hoa sớm để đúng dịp trước Tết, hãy tiến hành lặt lá cho cây ngay từ ngày 10-12 tháng Chạp. Đồng thời bạn hãy tiến hành tưới mát khắp cây Mai vào lúc buổi trưa nắng to để kích thích nụ hoa bung vỏ. Đến khi chiều tối trời lạnh trở lại thì hãy tưới nước ấm vào gốc cây. Cứ làm như thế vài hôm sẽ giúp kích thích nụ hoa nở rộ và đúng thời điểm mà bạn mong muốn.
Trong trường hợp bạn muốn cây Mai ra hoa muộn hơn, bạn cần kìm hãm sự phát triển của cây lại. Hãy lặt lá muộn hơn vào sau ngày 20 tháng Chạp trở đi, ngưng tưới nước 1 hôm mà thay vào đó tưới bằng phân NPK loãng hoặc phân urê loãng với khoảng cách 5 ngày tưới một lần. Lưu ý chỉ tưới cây bằng nước lạnh, dùng kéo cắt bớt lá non, đặt chậu cây ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng để hãm lại sự ra hoa quá nhanh.
Việc chăm sóc cây Mai sau Tết là điều cần thiết nhằm giúp cây có khả năng hồi phục sau thời gian nở hoa rực rỡ, để có thể khiến cây phát triển tốt và tiếp tục cho ra hoa đẹp vào những năm tiếp theo. Tùy thuộc vào loại cây Mai mà bạn trồng là loại gì mà hướng chăm sóc cũng sẽ đòi hỏi các yêu cầu khác nhau.
Nếu bạn trồng cây ở trong nhà, cách chăm sóc Mai sau Tết sẽ được thực hiện kỹ càng từng bước như sau:
Cắt tỉa:
- Bạn tiến hành cắt tỉa bớt những cành lá già yếu, những cành hoa đã tàn khô hoặc cành hoa chuẩn bị tạo quả trên cây để giúp cây có thể hồi phục và cho ra những nụ hoa mới.
- Sau khi cắt tỉa bớt cành lá xong, bạn hãy tiến hành pha loãng phân urê với nước theo tỷ lệ 10 lít nước pha với 1 thìa cà phê phân urê. Dùng hỗn hợp này tưới đều lên thân và gốc cây để giúp kích thích cây mau hồi phục.
- Khi bạn đã thấy cây bắt đầu ra chồi non và có sự hồi phục, hãy mang cây Mai đi tắm nắng với cường độ nhẹ nhàng, không khí mát mẻ khoảng vài ngày.
Vệ sinh:
- Sau quá trình cắt tỉa, bạn cần vệ sinh sạch sẽ lại cây Mai nhằm rửa trôi hết nấm mốc, vi khuẩn và các loại côn trùng, ấu trùng hiện đang ký sinh trên thân cây để gây bệnh và hút dinh dưỡng.
- Bạn hãy khiêng cây Mai ra khỏi chậu, dùng vòi xịt mạnh để rửa trôi. Trước đó hãy dùng nilon bọc lại phần rễ cây để ngăn rễ bị gãy hỏng trong quá trình rửa cây.
Vệ sinh cây Mai sạch sẽ sau khi cắt tỉa
Thay đất và chậu:
- Việc thay đất là hoàn toàn cần thiết nhằm tái tạo lại dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sau khi kết thúc giai đoạn Tết. Điều này còn giúp bổ sung thêm lượng đạm và Kali để khiến cây hồi phục và tiếp tục sinh trưởng.
- Tiến hành đặt cây Mai vào trong chậu mới có kích thước lớn hơn để giúp cây có thể sinh trưởng và khỏe mạnh. Sau đó bạn hãy lấp đất mới lại cho cây, tuyệt đối không được bón phân ngay sau khi mới thay chậu và đất mới để tránh cây bị sốc và hỏng bộ rễ.
Với những cây được trồng ngoài vườn, cách chăm sóc Mai sau Tết được thực hiện gần như tương tự, chỉ khác biệt ở một số công đoạn nhỏ như sau:
Cắt tỉa:
- Bạn hãy tiến hành cắt tỉa cành cây sau khi đã hết Tết được 1-2 tuần, tốt nhất là nên trước ngày 15 hoặc 20 tháng Giêng. Thường thì người ta hay cắt bỏ đi khoảng 1/3 cành cây và tỉa chúng theo hình dáng gọn gàng, phù hợp.
Tiến hành cắt tỉa cành Mai sau dịp Tết
Hồi sức cho cây:
- Bạn hãy bón phân ure cho cây Mai theo tỷ lệ 1 thìa phân pha loãng với 10 lít nước để tưới đều xung quanh khu vực gốc cây và thân cây. Điều này giúp cây Mai có thể hồi phục và khỏe mạnh trở lại sau khoảng thời gian bị kích thích nở hoa nhằm phục vụ ngày lễ Tết.
Vệ sinh cây:
- Sau khi cắt tỉa và hồi sức cho cây thì bạn cần phải vệ sinh cho cây Mai thật sạch sẽ. Hãy dùng vòi nước phun mạnh vào thân và sát gốc để thổi bay rêu, nấm mốc, các loại côn trùng có thể gây hại và bám lên thân. Bạn có thể dùng bàn chải để đánh bay những vết rêu, nấm mốc cứng đầu.
Sau khi đã tìm hiểu về cách chăm sóc Mai sau Tết. Dưới đây là một số mẹo để có thể giúp hoa Mai vàng nở lâu, khó tàn, nhất là vào dịp Tết mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Với các cành Mai mới mua về, bạn nên tiến hành hơ gốc qua lửa để làm khô vết cắt. Nhờ đó mà cành Mai có thể hút được dinh dưỡng ổn định và bền lâu hơn.
- Mỗi ngày bạn nên thay nước trong bình hoa 1 lần, nên sử dụng nước lọc khi cắm hoa thay vì dùng nước máy bởi các tạp chất có thể tồn tại trong đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa.
- Nếu phát hiện cành hoa nào héo và chết dần thì cần loại bỏ ngay ra khỏi bình. Ngoài ra mỗi lần thay nước bạn nên tỉa bớt cành lá già yếu để giúp cây có thể hút nước và dinh dưỡng tốt hơn.
Cách chăm sóc Mai sau Tết để giúp cây nở hoa đẹp và bền lâu
- Tiến hành lặt lá cây Mai vào thời điểm trước ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Sau khi đã lặt lá, bạn tiến hành tưới phân Kali loãng để giúp cây Mai lâu tàn, giữ được nụ hoa tốt hơn.
- Chậu cây Mai được đặt trong phòng thì bạn cần tưới nước ấm vào gốc thường xuyên. Như vậy sẽ làm ấm cây Mai và kích thích cây ra hoa nở đẹp vào dịp Tết.
- Bạn cũng có thể phun thêm một số chất dưỡng hoa vào cánh và lá cây Mai nhằm kích thích cho cây lâu tàn và vẫn phát triển rực rỡ.
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-cham-soc-mai-ra-hoa-dep-vao-dung-dip-tet-d291...
Nhà - Vườn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn