Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của rất nhiều đời vua chúa trong lịch sử Trung Quốc, hiện nay là một trong những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng của Trung Quốc. Những người từng đặt chân đến Tử Cấm Thành đều phải ngạc nhiên trước sự uy nghiêm, hoành tráng của nó. Trải qua hàng nghìn năm, các nhà khảo cổ học, sử học và kiến trúc sư vẫn chưa bao giờ bị thôi cuốn hút bởi công trình kỳ vĩ ẩn chứa nhiều bí mật này.
Tử Cấm Thành bao gồm 980 tòa nhà, 9.999 căn phòng và có tổng diện tích lên đến 720.000 m2. Cung điện trong Tử Cấm Thành minh chứng cho sự xa hoa của nơi mà các Hoàng đế Trung Hoa từng sinh sống, đồng thời thể hiện rõ nét kiến trúc cung đình truyền thống Trung Quốc.
Trong Tử Cấm Thành, có một căn phòng quan trọng vẫn còn được bảo tồn đến tận ngày nay là Dưỡng Tâm Điện. Đây là nơi các hoàng đế thực hiện các nghi lễ tưởng niệm và cũng dùng để làm nơi nghỉ ngơi, ngủ qua đêm.
Dưỡng Tâm Điện được xây dựng từ những năm Gia Tĩnh của triều nhà Minh, từng là tẩm cung của Minh Thần Tông. Đầu triều nhà Thanh, hoàng đế Thuận Trị đã qua đời tại đây. Tuy ban đầu chỉ là một cung điện nhỏ, nhưng Dưỡng Tâm Điện dần trở thành nơi sống và làm việc thực tế của các hoàng đế từ thời Ung Chính. Trong những thập niên cuối của triều đại nhà Thanh, các hoàng hậu, bao gồm cả Từ Hi Thái hậu, đã tổ chức thiết triều ở phần phía đông của Dưỡng Tâm Điện.
Dưỡng Tâm Điện có cấu trúc hình "工" với tiền điện rộng 3 gian, diện tích khoảng 5.000 m2. Bảo tọa của Hoàng đế được đặt ở trung tâm của gian giữa, phía trên trên là tấm biển "Trung Chính Nhân Hòa" do đích thân vua Ung Chính viết. Phía đông của gian giữa chính là Đông Noãn các, là nơi Từ An và Từ Hi Thái hậu buông rèm nhiếp chính.
Riêng Tây Noãn các được chia làm nhiều phần nhỏ, có nơi giành cho Hoàng đế phê duyệt tấu chương, bàn việc cơ mật với đại thần, cũng có một nơi chuyên dụng để vua Càn Long đọc sách gọi là "Tam Hi Đường"; ngoài ra còn có một Phật đường nhỏ và "Mai Ổ" nổi tiếng – nơi Càn Long nghỉ ngơi sau khi trở thành Thái thượng hoàng.
Hậu điện của Dưỡng Tâm Điện chính là tẩm cung của hoàng đế, tổng cộng rộng 5 gian, gian nhỏ phía đông tây đều được thiết đặt giường ngủ, thuận tiện cho hoàng đế nghỉ ngơi. Hai bên của hậu điện đều có những dãy phòng nghỉ, mỗi dãy rộng 5 gian. 5 gian phía đông chính là nơi hoàng hậu ở tạm khi theo hầu hoàng đế, 5 gian phía tây giành cho các phi tần.
Điều khiến Dưỡng Tâm Điện nhận được sự chú ý lớn không chỉ bởi đây từng là tẩm cung của nhiều hoàng đế, hoàng hậu và phi tần, mà còn bởi một đặc điểm vô cùng độc đáo tại nơi này.
Dưỡng Tâm Điện được biết đến là nơi quanh năm mát mẻ, thậm chí là 4 mùa lạnh lẽo và ẩm thấp. Dù bên ngoài thời tiết thế nào, chỉ cần bước chân vào Dưỡng Tâm Điện thì nhiệt độ sẽ đột ngột giảm xuống. Hiện tượng này xảy ra ở phòng ngủ của hoàng đế lại càng rõ rệt.
Chuyện này đã khiến nhiều người cảm thấy tò mò, khó hiểu và sợ hãi. Sau đó, đã xuất hiện không ít lời đồn về Dưỡng Tâm Điện, cho rằng nơi này đã bị "ma ám", hơi lạnh là từ oán khí của những linh hồn không thể siêu thoát mà ra.
Sau đó, các chuyên gia cũng bắt đầu đi tìm lời giải cho hiện tượng kỳ lạ xảy ra ở Dưỡng Tâm Điện. Có người cho rằng vị trí của cung điện này nằm ở hướng đón gió, tuy nhiên điều này không thuyết phục bởi không thể quanh năm có gió được. Có người khác lại cho rằng những nội thất và cách sắp xếp đồ đạc trong Dưỡng Tâm Điện tạo ra hơi lạnh nhưng nhiều căn phòng khác cũng có cách bài trí đồ đạc tương tự mà không hề gì.
Mãi đến cuối năm 2015, Viện Bảo tàng Cố Cung bắt đầu khởi động dự án nghiên cứu bảo tồn Dưỡng Tâm Điện, quyết định đóng cửa nơi này, từ chối khách tham quan. Nhờ đó, bí ẩn về Dưỡng Tâm Điện mới được phơi bày.
Trong quá trình bảo trì Dưỡng Tâm Điện, các công nhân đã đào một số khu vực gạch nứt vỡ lên để lát lại. Khi đó, tất cả mới ngỡ ngàng nhận ra bên dưới là một hệ thống đường ống chằng chịt. Hệ thống đường ống này tuy không còn hoạt động nhưng vẫn đọng lại nhiều nước ngầm. Chính lượng nước khổng lồ này là nguyên nhân khiến Dưỡng Tâm Điện quanh năm lạnh lẽo và ẩm thấp.
Sau khi tìm hiểu và phân tích, các chuyên gia phát hiện hệ thống đường ống này vốn được sử dụng như một hệ thống sưởi ấm bằng hơi nước. Khi Tử Cấm Thành được xây dựng, không có bất cứ hệ thống lò sưởi hay ống khói nào được dựng lên, vì vậy hệ thống sưởi bằng hơi nước dưới nền nhà chính là cách vua chúa giữ ấm cho phòng trong mùa đông giá rét.
Phát hiện này không chỉ giúp lý giải được tin đồn về Dưỡng Tâm Điện mà còn khiến hậu thế bái phục tài năng và trí tuệ của người xưa khi phát minh ra những hệ thống sưởi ấm rất thông minh và kỳ công như vậy từ hàng trăm năm trước.
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/mot-can-phong-trong-tu-cam-thanh-quanh-nam-lanh-le...
Thâm cung bí sử
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn