Tin Tức Cập NhậtTin Tức Cập Nhật 24/7 , Website đọc báo, tin tức điện tử, tin tức hàng ngày, thông tin nhanh mới nhất được cập nhật hàng giờ Tin tức Việt Nam thế giới về xã hội,
COVID-19 8/3: F0 không khai báo với Trạm y tế, tự ý đến nơi công cộng bị phạt thế nào?
Thứ ba - 08/03/2022 09:24
Vậy theo quy định, hành vi này bị xử lý ra sao? F0 không khai báo với Trạm y tế sẽ mất quyền lợi gì?
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 08/03/2022
Số mũi đã tiêm toàn quốc
198.255.931
Số mũi tiêm hôm qua
345.578
8 diễn biến
F0 không khai báo y tế, tự ý đến nơi công cộng sẽ bị xử lý ra sao?
Theo Khoản 1 Điều 100 của Luật Bảo hiểm xã hội, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động điều trị bệnh tại nhà phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Trong khi đó, theo Điểm a Khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, Giấy này do cơ sở khám, chữa bệnh đã dược cấp giấy phép hoạt động cấp. Trạm Y tế chỉ cấp Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà. Sau đó, người lao động nộp Giấy này cho Trung tâm y tế huyện để cấp Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Khi đã có được Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH, người lao động nộp lại cho công ty để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng bằng 75% mức đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Như vậy, trong mọi trường hợp, F0 điều trị tại nhà cần phải khai báo với Trạm y tế để có được Giấy xác nhận hoàn thành điều trị Covid-19/Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và hưởng tiền trợ cấp ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Nếu không khai báo, người lao động sẽ không được cấp Giấy và mất quyền lợi này.
Bên cạnh đó, việc khai báo với Trạm y tế cũng giúp người bệnh được hướng dẫn về cách thức cách ly, điều trị.
Mặc dù không phải tất cả các F0 đều được phát thuốc nhưng khi khai báo, F0 vẫn nhận được các quyền lợi như được đưa vào quản lý và chăm sóc cũng như can thiệp kịp thời khi trở nặng, nhanh chóng đưa lên tuyến trên… Các F1 cũng được theo dõi, quản lý, bảo vệ, nhất là người già, người có bệnh nền, bệnh mãn tính.
F0 khai báo y tế, điều trị tại nhà sẽ được phát thuốc, hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ
Về chế tài xử lý đối với các trường hợp nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo y tế, theo Điểm a Khoản 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, người có hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mặc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A” sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Trong khi đó, theo Quyết định 219/QĐ-BYT của Bộ Y tế, COVID-19 đã được liệt kê là một trong những bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Như vậy, người nhiễm COVID-19 che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời tình trạng bệnh với Trạm y tế nơi đang sinh sống sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Ngoài ra, điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP nêu rõ, người không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế gồm đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác.
Theo đó, từ đầu năm 2022, mức phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách… là từ 1-3 triệu đồng
Bên cạnh đó, Nghị định 124/2021/NĐ-CP cũng sửa đổi bổ sung điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Theo đó, hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị và văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với cá nhân (từ 60-80 triệu đồng đối với tổ chức).
Nghệ An thêm 10.873 ca nhiễm Covid-19 trong 24 giờ qua
Tỉnh Nghệ An vừa ghi nhận thêm 10.873 ca nhiễm, có 2.766 ca cộng đồng. Tỉnh bàn kế hoạch dạy học trực tiếp an toàn đảm bảo phòng, chống dịch ở các trường học.
Tối 7/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An, trong 24 giờ qua Nghệ An ghi nhận 10.873 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2.766 ca cộng đồng, 2 ca tử vong.
Cụ thể, từ 18h00 ngày 6/3/2022 đến 6h00 ngày 7/3/2022), Nghệ An ghi nhận 2.882 ca dương tính mới với Covid-19.
Trong đó, có 720 ca cộng đồng, 2.162 ca đã được cách ly từ trước (2.158 ca là F1, 4 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).
Các địa phương có số bệnh nhân cao nhất: Tp.Vinh, Nghĩa Đàn, Diễn Châu, Thanh Chương, Hưng Nguyên... Không có bệnh nhân tử vong do Covid-19.
Từ 6h00 đến 18h00 ngày 7/3/2022), Nghệ An ghi nhận 7.991 ca dương tính. Trong đó, có 2.046 ca cộng đồng, 5.945 ca đã được cách ly từ trước (5.929 ca là F1, 16 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).
Số địa phương có số bệnh nhân cao nhất: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Tp.Vinh, Qùy Hợp, Tân Kỳ. Số ca tử vong 2 bệnh nhân (từ 60-70 tuổi, có bệnh nền).
Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 128.006 ca mắc Covid-19. Lũy kế số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện 87.484 bệnh nhân. Lũy kế số bệnh nhân tử vong 131 bệnh nhân. Số bệnh nhân hiện đang điều trị 40.391 bệnh nhân.
Chiều 7/3, tại Tp.Vinh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phối hợp với Sở giáo dục đào tạo Nghệ An tổ chức hội nghị trực tuyến cho lãnh đạo, cán bộ phụ trách y tế trường học, phòng giáo dục và đào tạo; phòng y tế; trung tâm y tế tại 21 điểm cầu huyện, thành, thị xã.
Tại hội nghị trực tuyến, cán bộ sức khỏe môi trường - y tế trường học của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh đã hướng dẫn công tác phòng chống Covid-19 trong cơ sở giáo dục và quy trình xử trí khi phát hiện F0 trong trường học; hướng dẫn phân loại chất thải, khử khuẩn lớp học khi có F0 trong cơ sở giáo dục; hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại nhà; các khuyến cáo cho giáo viên, học sinh trong công tác phòng dịch như tuân thủ tốt 5K, sớm phát hiện và tách F0 trong trường học, những lưu ý trong quá trình phòng dịch…
Qua đó nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trong các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Hội nghị đã thảo luận và đưa ra các giải pháp thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế tại các trường, lớp học về phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ giáo viên, học sinh khi dạy, học trực tiếp tại nhà trường.
Biến thể Omicron xâm nhập nhanh vào cộng đồng, Đồng Nai tăng cấp độ dịch lên cấp 2
Ngày 7/3 Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, ông Phan Huy Anh Vũ cho biết, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đánh giá, đến thời điểm này địa phương đã có cấp độ dịch vùng 2 (vùng vàng), tăng thêm 1 cấp độ dịch so với tuần trước.
Đợt này F0 đa số là giáo viên và học sinh. Ảnh: Tuệ Mẫn
Mỗi ngày, Đồng Nai vẫn ghi nhận thêm từ trên 3.000 - 4.000 ca dương tính với SARS-CoV-2. Đặc biệt, theo lãnh đạo ngành y tế, tốc độ lây nhiễm Covid-19 hiện đang tăng nhanh, nhất là trong trường học.
Nhiều người tái dương tính với SARS-CoV-2 tại Đồng Nai. Ảnh: Tuệ Mẫn
Có nhiều lớp học do phát sinh quá nhiều F0 nên buộc phải tạm dừng học trực tiếp để trở lại học online.
Ở TP Biên Hòa, huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch,… đa số học sinh mẫu giáo đều đã dừng việc đến trường.
“Đồng Nai giờ xét nghiệm ngẫu nhiên mẫu nào là ra kết quả nhiễm biến thể Omicron nên có thể khẳng định chủng virus đang lây lan tại Đồng Nai chủ yếu là biến thể này. Vì vậy, dự báo tốc độ lây lan dịch bệnh sẽ cao trong thời gian tới và có nhiều người bị tái dương tính với SARS-CoV-2”, ông Vũ nhấn mạnh.
Trước việc các ca nhiễm Covid-19 tại Đồng Nai tăng, con số nhiễm bệnh lớn nên Đồng Nai buộc phải duy trì các cơ sở cách ly để phục vụ người dân không đủ điều kiện cách ly tại nhà.
Ngoài ra, các địa phương cũng phải tăng cường các trạm y tế lưu động để hỗ trợ, phục vụ người dân trong các vấn đề như hỗ trợ sức khỏe, cấp giấy chứng nhận F0,…
Xe khách chở 6.000 kit test Covid-19 nhập lậu "tung tăng" trên đường
Ngày 8-3, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết đã bàn giao 6.000 bộ kit test Covid-19 không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế xử lý theo quy định.
Hàng ngàn bộ kit test bị thu giữ
Trước đó, vào khoảng 11 giờ ngày 4-3, trong lúc đang làm nhiệm vụ tại Km 806 QL1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế, lực lượng Phòng CSGT Công an tỉnh phát hiện ôtô khách BKS 74B-002.70 do Nguyễn Ngọc Hiếu (SN 1990; trú tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) điều kiện chạy hướng Quảng Trị - Đà Nẵng có dấu hiệu vi phạm giao thông nên đã ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra.
Qua kiểm tra, phát hiện trên xe có một số hàng hóa do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ, gồm 5.000 bộ kit test nhanh Covid-19 hiệu Ly Sun và 1.000 kit test nhanh Covid-19 hiệu Realy Tech. Tổng trị giá hàng hóa khoảng 400 triệu đồng.
TP HCM: Yêu cầu kiểm điểm cá nhân chưa công khai việc nhận, sử dụng tiền hỗ trợ chống Covid-19
Theo đó, xét đề nghị của Thanh tra TP HCM, lãnh đạo UBND TP HCM chỉ đạo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương công khai chủ trương, kết quả vận động và chi tiết việc sử dụng số tiền do các cá nhân và đơn vị trực thuộc sở đã đóng góp, hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động đang công tác tại Sở và các đơn vị trực thuộc.
UBND TP HCM yêu cầu công khai chủ trương, kết quả vận động và chi tiết việc sử dụng số tiền do các cá nhân và đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương bình và Xã hội đã đóng góp, hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh: Phan Anh).
Đồng thời, lãnh đạo UBND TP cũng đề nghị ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan trong việc chưa công khai, minh bạch về đối tượng nhận hỗ trợ, kết quả vận động và quá trình sử dụng số tiền hỗ trợ; việc sử dụng tài khoản ngân hàng cá nhân để tiếp nhận và chuyển tiền hỗ trợ do các đơn vị trực thuộc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đóng góp để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 tại sở.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, xử lý số tiền đã chi cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thuộc sở nhằm bảo đảm số tiền do Công đoàn Sở đã kêu gọi vận động được sử dụng đúng mục đích.
UBND TP giao Thanh tra thành phố theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội thực hiện chỉ đạo trên.
Sơn La vượt 50.000 ca mắc COVID-19, thành lập thêm khu điều trị bệnh nhân
Trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La đã ghi nhận thêm 3.953 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (tăng 394 ca so với ngày trước đó).
Luỹ kế từ ngày 1/1/2022 đến nay, Sơn La phát hiện 51.554 ca mắc COVID-19; trong đó có 20.217 ca khỏi bệnh, 7 ca tử vong. Hiện toàn tỉnh có 31.331 người đang cách ly, điều trị tại nhà.
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác điều trị, theo dõi F0 tại nhà, Sở Y tế tỉnh Sơn La, khuyến cáo người dân sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua, sử dụng thuốc một số loại thuốc điều trị COVID-19 trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, thuốc bán trên mạng không rõ nguồn gốc. Quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn, xử trí kịp thời.
Sở Y tế tỉnh Sơn La đã thiết lập hệ thống đường dây nóng và thành lập các tổ tư vấn, hỗ trợ cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Chủ động cung cấp đủ thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị, nhất là ôxy y tế tại các cơ sở điều trị, đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh COVID-19.
Theo thông báo về điều chỉnh cấp độ dịch của Sở Y tế, hiện tỉnh Sơn La có 42 xã ở cấp độ 1; 22 xã, thị trấn ở cấp độ 2 và 140 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3.
Tỉnh Sơn La tăng cường triển khai các biện pháp quyết liệt, phù hợp với cấp độ dịch ở từng địa bàn, với mục tiêu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
UBND tỉnh Sơn La cũng vừa thành lập Khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 thuộc Khoa Nội tiết rối loạn chuyển hóa, Bệnh viện Nội tiết Sơn La.
Khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 quy mô 25 giường, có nhiệm vụ khám, điều trị cho người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ (tầng 1, tầng 2); chuyển những trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng cần can thiệp đến Khu điều trị cách ly bệnh nhân COVID-19 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh để theo dõi và tiếp tục điều trị.
Khu cách ly được bố trí theo nguyên tắc một chiều, tách biệt, phòng chống lây nhiễm chéo; thuận tiện cho việc chăm sóc và điều trị cùng lúc nhiều người bệnh COVID-19. Trường hợp bệnh nhân nặng, vượt quá khả năng điều trị được chuyển lên cơ sở điều trị tuyến trên.
Ngành y tế Sơn La đang đẩy mạnh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và mũi 2 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bố trí các điểm tiêm tập trung, tiêm lưu động tại nhà cho những người không di chuyển được, người cao tuổi, người có bệnh lý nền; không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế... Chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi khi được cung ứng vaccine theo quy định.
Đắk Lắk: Dịch COVID-19 lan rộng, còn rất ít xã 'vùng xanh'
Theo đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến ngày 6/3, quy mô dịch bệnh ở Đắk Lắk thuộc cấp độ 3. Địa phương này chỉ còn 3 huyện ở cấp độ 2 là: Huyện Krông Búk; Ma Đ'rắk; Lắk. Toàn tỉnh chỉ còn 8 xã thuộc cấp độ 1 (vùng xanh); 40 xã cấp độ 2; 136 xã cấp độ 3.
Thống kê đến hết ngày 6/3, tổng số trường hợp mắc bệnh COVID-19 ghi nhận trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 52.241 trường hợp. Trong đó đang điều trị 25.190 trường hợp; 26.920 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh và 131 trường hợp tử vong. Số ca mắc các ngày gần đây liên tục gia tăng. Điển hình như từ chiều 5 đến chiều 6/3 ghi nhận đến 2.791 trường hợp mắc COVID-19.
Chăm sóc, giúp người dân phòng dịch COVID-19 ở Đắk Lắk (Ảnh: Hương Giang)
Theo đánh giá của ngành y tế địa phương, việc theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà vẫn được làm chặt chẽ; Thường xuyên khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế. Bên cạnh đó điều trị kịp thời các bệnh nhân có triệu chứng trong các cơ sở y tế nhằm giảm thấp nhất tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.
Để tiếp nhận, điều trị kịp thời cho người mắc COVID-19 khi có chuyển biến nặng, Đắk Lắk duy trì một số cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 như: Bệnh viện dã chiến 1 Đắk Lắk; Trung tâm Y tế Krông Púk; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi; Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên…
Nằm tiếp giáp với Đắk Lắk, số ca mắc COVID-19 tại Lâm Đồng cũng ở mức cao. Đến ngày 7/3, tổng số bệnh nhân COVID-19 đã phát hiện tại Lâm Đồng là 35.904 trường hợp. Hiện đã ra viện 17.443 trường hợp, 108 bệnh nhân tử vong, 16 bệnh nhân về địa phương khác.
Ngành y tế địa phương đã chỉ đạo Bệnh viện Lâm Đồng; Bệnh viện II Lâm Đồng; Bệnh viện Nhi Lâm Đồng; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tổ chức thực hiện công tác quản lý, thu dung, chăm sóc, điều trị tốt nhất người bệnh COVID-19 theo phương án 4 tại chỗ, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh COVID-19. Hướng dẫn quản lý tốt người mắc COVID-19 tại nhà. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm y tế lưu động; phòng khám và các cơ sở y tế trên địa bàn trong công tác quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để kịp thời hỗ trợ người mắc COVID-19 tại nhà.
Ngày 7/3, ghi nhận của PV tại Trạm Y tế lưu động của phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng Thanh Vinh, rất đông người dân chen chân trước cửa vào để chờ làm thủ tục xin giấy xác nhận.
Nhiều người cho biết đã đợi hơn 2 tiếng nhưng vẫn chưa xin được giấy. Cách đó khoảng 2km, tại Trạm Y tế lưu động số 2 đặt tại đường Bàu Mạc 18 người dân xếp hàng dài đứng chờ đợi làm thủ tục cấp giấy.
Người dân chen chân xin giấy xác nhận hoàn thành cách ly, điều trị Covid-19 tại nhà tại trạm y tế lưu động thuộc phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Ảnh: D.B
Không chỉ phường Hòa Khánh Bắc, tại phương Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) cũng xảy ra tình trạng này. Đây là 2 địa phương tập trung rất đông công nhân làm việc tại các nhà máy, chính vì thế nhu cầu cần giấy xác nhận để nộp cho công ty là rất lớn. Đáng chú ý, ở khu vực gần bên, nhiều người mang theo que test nhanh để làm xét nghiệm xác định mắc Covid-19.
Chị Hoàng Thị Thùy (công nhân tại nhà máy ở KCN Hòa Khánh) cho biết, chị mắc Covid-19 từ 8 ngày trước. Sau khi khỏi bệnh, chị đến trạm y tế lưu động Thanh Vinh để xin giấy xác nhận khỏi bệnh thì rát bất ngờ khi thấy tập trung quá đông.
"Tôi đi từ 7h sáng để xin giấy nhưng đông quá, đến hơn 9h vẫn chưa làm xong. Nhu cầu người dân lớn mà nhân viên y tế thì ít nên bị quá tải, ở đây cũng không có người hướng dẫn xếp hàng theo thứ tự. Việc tập trung quá đông như thế này tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm rất lớn", chị Thùy nói.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sang (Trạm y tế lưu động tại đường Âu Cơ, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) cho biết, nhân viên y tế được tăng cường, chia làm 2 ca trong ngày nhưng phần lớn người dân đến xin giấy vào buổi sáng.
"Hầu hết mọi người có tâm lý nôn nóng, muốn được sớm ra ngoài nên họ thường đến trạm vào buổi sáng, khiến nhân viên y tế làm việc ở cường độ cao, công việc xử lý không kịp dẫn đến tình trạng quá tải. Đặc biệt, một số người đến sau còn chen lấn với mong muốn được xác nhận giấy tờ sớm", bác sĩ Sang nói.
Cũng có nhiều người mang theo que test đến trạm y tế lưu động xét nghiệm khẳng định mắc Covid-19 tại đây khiến tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo. Ảnh: D.B
Những ngày qua, Đà Nẵng ghi nhận mỗi ngày có gần 2.000 ca mắc Covid-19 mới và khoảng 6.000 trường hợp khỏi bệnh.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng Nguyễn Tiên Hồng, đã đề nghị các quận, huyện tăng cường nhân lực cho trạm y tế phường, xã, nhất là trạm y tế lưu động. Việc này không chỉ để hỗ trợ điều trị các trường hợp F0 tại nhà, mà còn hỗ trợ các thủ tục cấp giấy xác nhận cho người dân.