Phạm Công Danh trả lời vòng vo, né tránh câu hỏi tại tòa

Thứ sáu - 12/08/2016 18:13

Phạm Công Danh trả lời vòng vo, né tránh câu hỏi tại tòa

Bị cáo không trả lời thẳng vào câu hỏi của chủ tọa mà tập trung nói về bối cảnh phạm tội, nhiều câu hỏi ông không trả lời với lý do sức khỏe và trí nhớ không tốt.

Sáng 29/7, tòa án xét hỏi ông Phạm Công Danh về vụ đại án gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng (VNCB).

Trong phần về bằng cấp đại học, chủ tọa thắc mắc vì sao khóa học ngành Quản trị kinh doanh, đại học Kinh tế TP HCM của bị cáo là 1987-1991, nhưng trong lý lịch thì khoảng thời gian 1982-1990 ghi là đang làm kinh tế tại tỉnh Quảng Ngãi.

Phạm Công Danh trả lời lòng vòng, không trực tiếp câu hỏi của chủ tọa về việc học đại học ở đâu, ngành gì và khi nào. Bị cáo chỉ nói rằng mình vừa học vừa làm, không nhớ rõ. Chủ tọa phiên tòa đã phải đọc nội dung cáo trạng: “Trường Đại học Kinh tế TP HCM khẳng định không có sinh viên nào tên Phạm Công Danh, lý lịch như bị cáo theo học tại trường trong khoảng thời gian 1987-1991".

Phạm Công Danh trả lời lòng vòng, không đi thẳng vào câu hỏi của HĐXX. Ảnh H.Đ 

 

Cũng trong phiên xét này, chủ tọa hỏi bị cáo về bản danh sách 21 tổ chức và cá nhân là cổ đông trong đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB), liệu những người này có khả năng tài chính hay không?

Trả lời câu hỏi này, Phạm Công Danh cho biết danh sách đó là chính xác ở thời điểm đầu.Nhưng đã có một số cá nhân, đơn vị hợp tác rút lui sau khi biết thực trạng khó khăn của Ngân hàng Đại Tín thời điểm đó (âm 6.600 tỷ đồng, khả năng thanh khoản gần như không có). Chính vì thế Phạm Công Danh phải bổ sung thêm một số tên vào danh sách này, trong đó có cha của mình.

Chính vì thế, có khá nhiều người không có khả năng tài chính nhưng vẫn được ghi rõ số phần trăm cổ phần với giá trị cực lớn. "Bản chất, bị cáo phải bỏ chính tiền túi của mình ra cho những cá nhân thay thế này để hợp thức hóa danh sách", ông Danh nói.

Ngoài ra, trong giao dịch mua lại Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh trả cho ông Hà Văn Thắm (nguyên chủ tịch Ngân hàng Đại Dương) 500 tỷ đồng. Theo nội dung vụ án, ông Thắm từng muốn mua lại Ngân hàng Đại Tín từ tay bà Hứa Thị Phấn (nguyên chủ tịch ngân hàng này). Tuy nhiên, thời điểm đó cả Ngân hàng Đại Tín và Đại Dương đều trong tình trạng kinh doanh xấu. Chính điều này khiến Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp, không cho cá nhân cùng lúc sở hữu 2 ngân hàng có tình trạng kinh doanh xấu.

Tiếp sau đó, giữa Phạm Công Danh và bà Phấn có thỏa thuận giá tiền chuyển giao gần 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín và 2 bất động sản ở huyện Nhà Bè, quận 2 với số tiền là 4.620 tỷ đồng. Nhưng số tiền Phạm Công Danh chuyển cho bà Phấn mới chỉ hơn 3.600 tỷ đồng.

HĐXX muốn làm rõ việc số tiền hơn 3.600 tỷ đồng đã chuyển cho bà Phấn có phần này rút ra từ số tiền phạm tội mà có hay không? Bị cáo Danh trả lời khá lòng vòng, không đi vào vấn đề chính. Sau cùng, nguyên chủ tịch VNCB cho rằng ngoài số tiền của mình, ông còn mượn của ông Trần Qúy Thanh (cha của bà Trần Ngọc Bích là người trực tiếp gửi tiền vào ngân hàng VNCB). Bị cáo không trả lời rõ việc trong số 9.000 tỷ đồng mà mình và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB có khoản tiền nào được chuyển cho bà Phấn hay không.

Trong phiên xét hỏi này, chủ tọa phiên tòa nói rằng: “Tôi có cảm giác, không phải quy kết, chỉ là cảm giác, những câu hỏi nào bị cáo không muốn trả lời thì nói mình không khỏe, không nhớ".

Theo nội dung vụ án, trung tuần tháng 11/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNCB, do Phạm Công Danh chủ mưu.

Bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.000 tỷ đồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỷ không có hồ sơ vay, rút 903 tỷ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỷ đồng.

Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỷ đồng khi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỷ đồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần.

Theo bản cáo trạng hơn 120 trang của VKSND TP HCM, Phạm Công Danh là chủ mưu chính vụ án, phải chịu trách nhiệm toàn bộ số tiền trên 9.000 tỷ đồng mà VNCB bị thiệt hại. Giai đoạn 2 của vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Nguồn tin: news.zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây