Tranh cãi lô đất giá 250 triệu USD của Phạm Công Danh

Thứ sáu - 12/08/2016 18:19

Tranh cãi lô đất giá 250 triệu USD của Phạm Công Danh

Không chọn mức giá thẩm định 2.600 tỷ đồng, Phạm Công Danh khẳng định có người hỏi mua 10 lô đất tại TP Đà Nẵng với giá 250 triệu USD (khoảng 5.500 tỷ đồng).

Chiều 29/7, HĐXX tiếp tục xét hỏi Phạm Công Danh về vụ án thiệt hại 9.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Xây Dựng (VNCB). Khi nhắc đến 10 lô đất tại khu vực sân vận động Chi Lăng, TP Đà Nẵng, Phạm Công Danh cho rằng vào năm 2013-2014 đã có nhà đầu tư hỏi mua với giá 250 triệu USD.

Trước đó 10 lô đất này có 2 bản định giá là 1.260 tỷ đồng và 2.600 tỷ đồng. Khi được hỏi bị cáo chọn bản định giá nào, ông Danh trả lời: “Nếu được chọn, tôi không lựa chọn bất kỳ bản định giá nào. Bởi lẽ, đã từng có nhà đầu tư trả tôi 10 lô đất đến 250 triệu USD, nhưng vì điều kiện khách quan nên tôi không có thời gian đàm phán và bán được”.

Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Phạm Lương Toản - Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM cho phép bị cáo được bàn bạc với bốn luật sư về thông tin giá đất. Luật sư Phan Trung Hoài đại diện nhóm luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh cho biết, đối tác muốn mua lô đất của ông Danh với giá 250 triệu USD là có thật. Trước đó Công ty thẩm định giá Miền Nam đưa ra mức giá 6.145 tỷ đồng, cho phép chứng thư thẩm định giá vào trong lựa chọn của Phạm Công Danh.

Theo ông Hoài, nếu cho phép tập đoàn Thiên Thanh đàm phán giá tốt hơn thì việc khắc vụ hậu quả của vụ án sẽ tốt hơn. Tập đoàn Thiên Thanh có thể trình bày phương án sử dụng tài sản. 10 lô đất với 10 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tập đoàn Thiên Thanh hiện nay đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an kê biên.

Phạm Công Danh tại tòa chiều 29/7. Ảnh H.Đ.

Tuy nhiên, HĐXX đã phản biện ý kiến của luật sư và cho rằng đây là dự án đang hoàn thành. Không cho phép xử lý dân sự trong vụ án hình sự khi Thiên Thanh mua bán đất. Cùng với đó Chứng thư Thẩm định giá của công ty Thẩm định giá Miền Nam đưa vào không đúng quy định tố tụng hình sự.

Đây là phiên tòa có thời hạn xét xử nên không đồng ý phương án xử lý tài sản mà luật sư của Phạm Công Danh đưa ra. Nếu Hội đồng xét xử đưa ra công ty độc lập định giá nếu giá cao hoặc thấp hơn thì bị cáo vẫn phải chấp nhận giá.

Cũng trong phần nêu ý kiến, luật sư Hoài cho biết có một Hội đồng độc lập về định giá, thế nhưng trong suốt quá trình điều tra các chứng thư về bất động sản ông Phạm Công Danh không hề được biết. Luật sư cũng đặt vấn đề về việc HĐXX không chấp nhận chứng thư của Ngân hàng Nhà nước. Qua đó luật sư của Phạm Công Danh có đề nghị nếu HĐXX trưng cầu giá độc lập thì Phạm Công Danh có thể tham gia vào hội đồng.

Tuy nhiên, HĐXX cho biết mình không có quyền hạn này, trực tiếp quản lí việc này là Hội đồng Thẩm định. Chỉ khi được sự đồng ý của Hội đồng Thẩm định thì bị cáo cùng luật sư mới có quyền tham gia.

Đáp lại ý kiến trên, luật sư Hoài khẳng định không có căn cứ pháp lý nào Thẩm định độc lập đã quyết định giá thì ông Phạm Công Danh và luật sư không có ý kiến. Theo luật, ông Danh có quyền khiếu nại đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Sau đó HĐXX cho biết sẽ có một Hội đồng thẩm định giá khu đất Sân vận động Chi Lăng.

Bốn luật sư bào chữa cho Phạm Công Dan. Ảnh H.Đ.

Trong phần xét hỏi cuối ngày, Phạm Công Danh khẳng định lời luật sư bào chữa cho mình là đúng. Ngoài ra nguyên chủ tịch VNCB còn khẳng định có thể thanh toán hết số nợ và tiền lãi 4.700 tỷ đồng (10 lô đất được thế chấp cho ngân hàng) để lấy "sổ đỏ" ra đi cầm cố ngân hàng khác, khắc phục hậu quả.

HĐXX cho rằng nếu bị cáo có thể làm việc này sẽ được xem xét giảm nhẹ. Phiên tòa tạm nghỉ và trở lại xét xử vào 1/8.

Theo nội dung vụ án, trung tuần tháng 11/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNCB, do Phạm Công Danh chủ mưu.

Bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.000 tỷ đồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỷ không có hồ sơ vay, rút 903 tỷ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỷ đồng.

Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỷ đồng khi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỷ đồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần.

Theo bản cáo trạng hơn 120 trang của VKSND TP HCM, Phạm Công Danh là chủ mưu chính vụ án, phải chịu trách nhiệm toàn bộ số tiền trên 9.000 tỷ đồng mà VNCB bị thiệt hại. Giai đoạn 2 của vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Nguồn tin: news.zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây