Để trồng cây cảnh được tươi tốt luôn cần những bí quyết nho nhỏ. Những bí quyết này tuy không có gì to tát nhưng lại rất hữu ích, tiện dụng, giá rẻ thậm chí vô giá, giúp cho cây cảnh được sống lâu, ra hoa rực rỡ.
Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn 1 số thủ thuật nho nhỏ để chăm sóc cây cảnh được tốt hơn.
1. Cắm đũa vào chậu cây cảnh, rễ không bị thối, lá không bị vàng
Khi nói đến việc trồng hoa, cây cảnh, tưới nước là điều quan trọng nhất. Chỉ cần bạn làm tốt việc tưới nước thì có thể trồng được hầu hết các loại hoa và cây cảnh.
Tuy nhiên, vấn đề tưới nước cho cây cảnh không chỉ "dội nước" là xong mà có nhiều vấn đề rất khó nắm bắt. Nếu bạn tưới không đủ nước, đất trong chậu khô thì cây không phát triển được. Nhưng nếu bạn chăm tưới quá, cây lại bị úng nước, dễ bị thối rễ, càng lá.
Có cây cảnh lại ưa nhiều nước, vài ngày tưới 1 lần, có cây cả tháng tưới 1 lần cũng được. Tưới quá nhiều nước cũng khiến không khí trong đất bị ép xuống, dẫn đến việc không có cách nào loại bỏ oxy, điều này làm rễ bị tổn thương, sau đó bị thối rễ.
Đối với cây cảnh, chỉ cần bộ rễ bị hư hỏng thì cây cũng khó sống. Trước hết, lá cây sẽ vàng, héo, rụng. Khi đó, muốn cứu cây chỉ còn cách nhấc cây khỏi đất, loại bỏ rễ thối và trồng lại.
Tuy nhiên, nếu bạn không kiểm soát được lượng nước tưới cho cây một cách phù hợp thì cây cảnh sớm muộn cũng sẽ chết.
Một số người trồng cây cảnh có thể kiểm soát độ ẩm của đất chậu theo trọng lượng của chậu hoa và tăng độ thông thoáng cho đất. Họ chỉ cần nhấc chậu lên là biết cây đã cần tưới nước hay chưa.
Nhưng nếu bạn là người mới trồng cây cảnh thì khó có thể dùng cách này. Vậy làm thế nào bạn có thể kiểm soát được vấn đề làm vườn và tưới nước?
Có 1 mẹo nhỏ nhưng lại rất quan trọng giúp bạn kiểm soát được việc tưới nước cho cây cảnh.
Đó là cắm một chiếc đũa vào trong chậu hoa, cắm sát vào thành chậu hoa, chiếc đũa này dùng để tìm độ khô và ướt của đất. Khi bạn rút chiếc đũa ra khỏi đất, thấy đũa ướt thì không cần tưới nước, mà đũa khô thì cần tưới nước ngay cho cây. Sau đó lại cắm chiếc đũa vào, vài ngày sau lại rút đũa ra quan sát và tưới nước là được.
Khi cắm đũa, bạn hãy cố gắng không cắm quá xa tâm của chậu cây mà cắm sát mép chậu cây để tránh làm hỏng bộ rễ.
Với chiếc "đũa thần" này bạn sẽ biết được chính xác lúc nào cây cần tưới nước, như vậy sẽ tránh cho việc tưới nước quá nhiều, khiến cây bị úng nước và thối rễ. Bạn hãy thử xem, sẽ rất thú vị.
2. Tưới cây cảnh bằng nước ngâm vỏ cam
Mùa thu đông là mùa cam chín, ngon ngọt, giá rẻ. Nhiều nhà mua cam về để vắt nước uống và có một lượng lớn vỏ cam bỏ đi. Vậy bạn hãy tận dụng vỏ cam để làm nước dung dịch tưới cho cây, vừa thơm nhà lại giàu chất axit, có lợi cho cây cảnh.
Bạn hãy lấy vỏ cam, cắt nhỏ, sau đó cho vào bình và ngâm nước trong vòng 1 tháng. Sau khi ngâm nước, các chất chua sẽ chảy vào nước, khi tưới hoa có thể điều chỉnh độ pH của đất.
Nếu bạn tưới cây cảnh bằng nước ngâm vỏ cam thì cây không dễ bị vàng lá mà đất cũng tỏa ra mùi hương thơm ngát, ngăn được mùi hôi từ phân bón và nhiều loại côn trùng, bọ có hại.
Bạn cũng có thể trộn vỏ cam vào đất và ủ 1 thời gian để làm làm thành phân bón cho cây cũng rất tốt.
3. Tưới nước ngâm cành liễu cho cây cảnh
Khi cành liễu nảy mầm vào mùa xuân, bạn có thể lấy 1 ít cành liễu về nhà để làm nước tưới cho cây cảnh. Cành cây liễu rất giàu axit salicylic, có thể thúc đẩy quá trình ra rễ của cây.
Khi chúng ta cắt cành liễu để ngâm nước, chất axit này thôi ra nước và có thể thúc đẩy quá trình ra rễ của cây và giúp cây khỏe hơn.
Bạn có thể cắt cành liễu thành các đoạn ngắn 10-15 cam rồi ngâm vào trong nước vài ngày, sau đó bạn mang nước ngâm tưới cho cây cảnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước này để ngâm các cành giâm, sẽ nhanh chóng thúc đẩy các cành giâm ra rễ nhanh hơn.
Nước cành liễu dễ kiếm, làm đơn giản, không tốn tiền nhưng lại là "thần dược" khá hữu ích cho cây cảnh.
4. Thường xuyên lau bụi trên lá cây cảnh để giúp cây xanh tốt hơn
Khi trồng cây cảnh, nhiều người chỉ tưới nước mà không chú ý lau lá cho cây cũng không phun thuốc giữ ẩm dẫn đến việc cây cảnh ngày càng phát triển xấu đi.
Trên thực tế, lá cây cũng có lỗ thoát khí giống như làn da của con người. Các lỗ thoát khí này hút chất dinh dưỡng và nước từ không khí, có thể làm cho cây phát triển tốt hơn. Nếu lá của cây bị bám bụi thì quá trình này sẽ không thể thực hiện được.
Khi "làn da" của cây không thể hô hấp được cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, dẫn đến cây cảnh sinh trưởng kém.
Vì vậy, khi trồng cây cảnh trong nhà bạn đừng quên lau lá cây thường xuyên để giữ cho lá cây cảnh luôn tươi mới và sạch sẽ. Điều này có thể thúc đẩy quá trình quang hợp của cây và thải ra nhiều oxy hơn, cây trông sạch đẹp hơn rất nhiều.
Trên đây là những mẹo trồng cây cảnh được nhiều người trồng hoa, cây cảnh thường xuyên áp dụng để chăm sóc cho hoa. Đảm bảo các mẹo này rất hữu ích cho những "tay mơ" mới bước vào con đường yêu hoa, thích lá.
Nguồn: https://danviet.vn/cuu-cay-canh-khoi-vang-la-thoi-re-bang-viec-cam-1-chiec-dua-20220205...
Nhà - Vườn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn