Đại diện bảo hiểm xã hội nói về phương án tăng tuổi hưu

Thứ sáu - 14/10/2016 22:15

Đại diện bảo hiểm xã hội nói về phương án tăng tuổi hưu

“Theo công thức từ năm 1995, tuổi nghỉ hưu của người lao động VN là 54, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là khoảng 66 - 67 tuổi, tương ứng với 26 năm đóng BHXH và 13 năm hưởng lương hưu. Nay trung bình tuổi thọ là 73 và số năm hưởng BHXH tăng lên 19 năm. Xuất hiện sự mất cân đối trong đóng - hưởng”.

Tăng hoặc không tăng tuổi hưu cho nhóm ngành nghề nào là điều cân tính tới.

Ông Trần Đình Liệu - Phó Tổng giám đốc BHXH VN, trao đổi với báo giới về thông tin tăng tuổi hưu đang được dư luận quan tâm và phương án tính toán cân đối quỹ BHXH.

Thưa ông, chúng ta bàn nhiều về việc tăng tuổi hưu như là một cách nhằm cân đối quỹ BHXH. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ nguyên tắc xây dựng và tính toán của quỹ BHXH như hiện nay có quan hệ ra sao với tuổi hưu. Ông có thể giải thích một cách ngắn gọn vấn đề này?

- Trước khi trả lời vấn đề này, tôi cho rằng cần phải nói về nguyên tắc xây dựng quỹ BHXH. Trên cơ sở đó, chúng ta mới xem xét các phương hướng cân bằng quỹ BHXH.

Ngay từ khi thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho Chính phủ thành lập quỹ hưu trí. Sau một thời gian tổ chức, năm 1961, Chính phủ ban hành Nghị định 218-CP về Điều lệ tạm thời các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, trong đó quy định thành lập quỹ BHXH.

Từ thời điểm đó chúng ta cũng có quỹ BHXH. Nhưng quỹ này được hình thành với nguồn tài chính bao cấp từ ngân sách Nhà nước.

Năm 1995, chúng ta đổi mới chính sách BHXH. Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/1995/NĐ-CP thành lập BHXH Việt Nam, thống nhất việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH và quản lý quỹ BHXH.

Về nguyên tắc, quỹ BHXH được thực hiện trên cơ sở có đóng - có hưởng, đóng nhiều - hưởng nhiều, đóng ít - hưởng ít.

Ông Trần Đình Liệu - Phó Tổng giám đốc BHXH VN,

Theo công thức cũ áp dụng từ năm 1995 đến nay, tuổi nghỉ hưu của người lao động VN là 54 tuổi, tương ứng với 26 năm đóng BHXH và 13 năm hưởng lương hưu.

Đồng thời, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam được xác định khi đó là khoảng 66- 67 tuổi.

Nhưng nay độ tuổi trên đã lên tới con số 73, kéo theo số năm hưởng BHXH tăng lên 19 năm. Trong khi đó, cách tính vẫn áp dụng theo mức hưởng cũ là 13 năm.

Xuất hiện sự mất cân đối trong “đóng - hưởng”. Về lý thuyết, nếu giữ nguyên mức đóng - mức hưởng hiện nay sẽ gây mất cân đối trong tương lai. Do đó cần có sự điều chỉnh ngay từ bây giờ.

Vậy theo ông, phương án nào về tăng tuổi hưu có tính khả thi và có thể được cơ quan chức năng áp dụng trong việc cân bằng bài toán cân đối quỹ BHXH ?

- Từ thực tế đã nêu ở trên, đòi hỏi việc cân đối bài toán thu - chi và xây dựng nguyên tắc mới.

Quy định về tuổi nghỉ hưu hiện vẫn giữ như cách đây hơn 20 năm, trong khi đó tuổi thọ người hưởng hương hưu đã tăng lên. Do đó, nếu cứ tính theo nguyên tắc cũ (tuổi hưu, mức hưởng), chúng ta sẽ phải đối mặt với 3 phương án sau: Một là tăng mức đóng lên, giảm quyền lợi của người hưởng, tăng số năm đóng lên (tức kéo dài tuổi hưu).

Phân tích cho thấy, phương án 1 sẽ khó đáp ứng, gây phản ứng của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, cần tạo điệu kiện để doanh nghiệp phát triển và tạo thêm nguồn việc làm. Phương án 2 giảm mức hưởng của người lao động cũng sẽ rất khó thực hiện.

“Ngoài ra, trên thế giới hiện có một cách tính khác: Theo tài khoản cá nhân, dựa trên sự đóng góp. Người lao động đóng bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Nếu chưa hết thì lấy lại. Đây là xu hướng có thể tham khảo để áp dụng trong tương lai. Tuy nhiên, nguyên tắc tài khoản cá nhân này có nhược điểm là nếu người lao động tiêu hết thì phải dựa vào sự bảo trợ xã hội từ nguồn ngân sách Nhà nước” - ông Trần Đình Liệu nói.

Chỉ còn lại phương án 3.

Trong khi đó, quy định tính lương hưu từ năm 1961 với tuổi thọ người lao động trung bình là 54 tuổi, có 26 năm đóng BHXH và 13 năm hưởng lương hưu.

Tuổi thọ trung bình của người VN hiện nay đã thay đổi, Tổng cục Thống kê tính trung bình 73 tuổi, thậm chí Tổ chức lao động quốc tế (ILO) còn dự báo lên mức 75 tuổi.

Do đó, phương án này đã được nhắc tới khi Bộ LĐ-TB&XH xem xét sau khi tổng kết 3 năm thực hiện Bộ Luật Lao động 2012. Đây cũng là kiến nghị của BHXH VN. Tuy nhiên, việc đề xuất chính thức vẫn còn chờ từ phía Bộ LĐ-TB&XH.

Xin nói thêm, nếu nghiêng về phương án này, chúng ta sẽ phải tính toán cụ thể tăng nhóm lao động nào trước? nhóm lao động nào sau? thời điểm nào?.

Ví dụ việc chọn thời điểm phải tính tới 5-10 năm tới chứ không thể tăng đột ngột được và phải có lộ trình. Thậm chí phải xây dựng cho con cháu mình hưởng sau này.

Do vậy, việc tăng tuổi hưu lên 58 hay 60 cho lao động nữ và 62 hay 65 cho lao động nam là câu chuyện cần tính toán. Trên cơ sở 3 phương án trên, BHXH VN và Bộ LĐ-TB&XH sẽ kiến nghị tới Chính phủ phương án, lộ trình và thời gian phù hợp.

Tôi cho rằng, chính sách cho những người về hưu trước tuổi hiện vẫn có và chính sách tới đây cũng vậy. Đồng thời, nguyên tắc đóng nhiều thì hưởng nhiều và ngược lại cũng vẫn được duy trì.

Xin cảm ơn ông

Hoàng Mạnh thực hiện

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây