Ảnh có tính minh họa
Đây là kết quả được công bố trong buổi làm việc của đoàn giám sát liên ngành việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) trong các loại hình doanh nghiệp, chiều 14.10 tại TPHCM.
Cũng theo kết quả công bố của đoàn giám sát, số doanh nghiệp nợ dưới 3 tháng là 27.210 đơn vị với số tiền hơn 1.410 tỉ đồng, doanh nghiệp nợ trên 3 tháng là 13.787 đơn vị với số tiền là 1.343 tỉ đồng.
Theo đánh giá chung, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ trên là do suy thoái kinh tế khiến một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất. Điều này dễ thấy ở các doanh nghiệp ngành may mặc, xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp khi có phán quyết của toàn án về xử lý khoản nợ trên cũng không còn khả năng thi hành án.
Ngoài ra, việc nợ nhiều còn do chế tài, xử phạt về BHXH đối với doanh nghiệp chưa đủ sức răn đe. Nhiều doanh nghiệp chiếm dụng quỹ BHXH để sử dụng vào mục đích khác dù tình hình kinh doanh vẫn ổn định. Nguyên nhân của tình trạng nợ gia tăng còn vì năng lực thanh kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế.
Chưa kể thực tế khách quan là đối tượng quản lý chủ yếu là mô hình doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới 78 %, với quy mô 5-10 lao động; từ 10 - 50 lao động chiếm 16 %; từ 50 đến dưới 500 LĐ chiếm 4,17%; trên 500 lao động trở lên chỉ chiếm 0,45%...Điều này rất khó theo dõi và quản lý.
Tại buổi làm việc, đại diện UBND TPHCM kiến nghị Chính phủ ban hành quy định hoặc chỉ đạo các bộ, ngành ban hành quy định về quản lý nợ và các giải pháp xử lý nợ BHXH, BHYT, BHTN. Qua đó, các cơ quan chức năng của TP HCM có căn cứ để giải quyết và bảo vệ quyền lợi người lao động.
Đồng thời, UBND TPHCM kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH tham mưu ban hành các biện pháp cưỡng chế phù hợp để Thanh tra Sở LĐ-TB&XH cưỡng chế số tiền phạt, số tiền buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả khi doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính…
Khánh Ninh
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn