6 diễn biến
Đội tuần tra thuộc Ban Quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh) vừa giải cứu bà N.T.B.L (60 tuổi, trú Từ Liêm, Hà Nội). Trước đó, người phụ này bị rơi xuống vực sâu 50m gần đỉnh chùa Đồng và mắc kẹt tại đây trong suốt 7 ngày.
Theo lời kể của bà L., ngày 27/4, bà đi một mình từ Hà Nội xuống Quảng Ninh để cắt thuốc Nam chữa đau xương khớp.
Khi qua Uông Bí, bà L. ghé vào Yên Tử lễ chùa. Bà mua vé tham quan và vé cáp treo khứ hồi để lên đỉnh chùa Đồng.
Sau khi lễ ở chùa Đồng, bà L. quay xuống núi. Vừa đi được một đoạn, bà thấy chóng mặt nên ngồi tựa vào lan can cạnh vách núi để nghỉ. Lúc đứng dậy do loạng choạng nên bà bị trượt ngã xuống vực. Rất may, nhờ có cây rừng đỡ phía dưới nên bà không gây chấn thương.
Bà L được nhân viên cứu hộ cõng xuống núi sau 7 ngày bị mắc kẹt dưới vực sâu.
"Loay hoay tìm cách trèo lên, tôi lại bị trượt ngã thêm lần nữa xuống vực. Lần ngã thứ 2 đau hơn lần trước cộng với việc cơ thể mệt mỏi nên tôi không thể tự mình trèo lên được", bà L. kể lại.
Do địa hình hiểm trở ít người qua lại và đặc biệt, khu vực đỉnh chùa Đồng gió rất to, thời tiết thường xuyên mây mù nên dù bà L. kêu cứu từ dưới vực nhiều ngày nhưng không ai nghe thấy.
"Khi biết không thể tự trèo lên, tôi nghĩ ngay đến việc phải cố sống sót để chờ cơ hội được cứu. Khi bị rơi xuống vực, trong túi tôi vẫn còn một ít bánh gạo và một miếng cơm cháy cùng phân nửa chai nước. Tôi chia khẩu phần ăn ra mỗi bữa bằng 2 đốt ngón tay để cầm hơi", bà L. kể lại.
Nạn nhân ăn rễ cây dương xỉ và củ lạc tiên để sống sót khi rơi xuống vực.
Theo một số nhân viên thuộc Ban Quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, khu vực bà L. bị ngã có địa thế rất hiểm trở. Trước đó, một nam giới quê ở Bắc Giang cũng được tìm thấy sau 1,5 ngày rơi xuống vực. Khi được cứu, người này đã bất tỉnh vì đói. Còn trường hợp bà L. quả thực rất kỳ diệu khi 7 ngày bị rơi xuống vực nhưng vẫn khỏe mạnh.
Thăm hỏi động viên nạn nhân sau khi được cứu sống.
"Sau 2 ngày, tôi hết thức ăn. Tôi bắt đầu đào rễ cây dương xỉ và cả củ cây lạc tiên để ăn. Khi hết nước, tôi bới trong đống rác, tìm những chai nước mà du khách vứt bỏ để uống. Tôi còn nhặt được một nửa chai chanh muối có hạn từ 2019. Lúc nào khát lắm tôi mới uống một ngụm", bà L. kể.
Theo ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, bản năng sinh tồn của bà L. là quá tốt. Hơn nữa, củ lạc tiên mà bà ăn không chỉ bù chất dinh dưỡng mà nó còn có tác dụng điều hòa huyết áp như một vị thuốc quý cho những người bị suy nhược.
Khoảng 9h15 ngày 3/5, trong lúc đi tuần tra, đội tuần tra thuộc ban Quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử nghe tiếng kêu cứu của bà N.T.B.L (60 tuổi, trú Từ Liêm, Hà Nội) dưới vực sâu gần khu vực chùa Đồng. Ngay sau đó, đội tuần tra đã tổ chức tìm kiếm, cứu hộ. Sau 1 tiếng, đội cứu hộ phát hiện bà L. bị mặc kẹt dưới vực sâu.
Vì địa thế hiểm trở, hàng chục nhân viên cứu hộ đã thay nhau dùng dây thừng để đu xuống vực, đưa bà L. lên. Nạn nhân không bị chấn thương và sức khỏe bình thường.
Theo bà L., bà bị rơi xuống vực đã 7 ngày nay nhưng không ai tìm thấy.
Nguồn: https://tienphong.vn/nguoi-phu-nu-ha-noi-ke-ve-7-ngay-sinh-ton-duoi-vuc-sau-nui-yen-tu-...
Chắc hẳn mỗi chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần phải viết bản kiểm điểm trong quãng đời học sinh. Không chỉ các bạn trẻ mà ngay cả những bậc cha chú thời trước cũng đã từng có một tuổi thơ hết sức "dữ dội" với những trò nghịch phá.
Mới đây, một bản kiểm điểm được viết từ năm 1985 đang nhận được vô số sự chú ý của cộng đồng mạng. Theo dòng thời gian, nhân vật chính giờ đã trưởng thành nhưng trang giấy vẫn được còn khá nguyên vẹn. Điều đó cho thấy bản kiểm điểm này đã được chủ nhân cất giữ vô cùng cẩn thận.
Nguyên văn bản kiểm điểm như sau:
"Hôm nay 9/12/1985. Tôi có một khuyết điểm, đó là khuyết điểm ném nhau. Bây giờ tôi hứa với bố tôi sẽ sửa khuyết điểm của tôi, đến trường ngồi trong lớp, đi học về tôi quét sân, quét nhà, giúp mẹ, giúp bố. Ăn cơm xong tôi quét nhà. Đối với chị tôi thì tôi ngoan ngoãn. Đối với bố mẹ thì tôi nghiêm chỉnh, vâng lời bố mẹ".
Tuy nội dung "nhận tội" khá đơn giản như ng bản kiểm điểm này lại khiến nhiều người thích thú vì câu từ có phần ngô nghê và lời nhận lỗi rất thật thà.
Có thể thấy, chủ nhân của bản kiểm điểm trên trong lúc chơi đùa đã xảy ra xích mích rồi ném nhau với bạn nên đã vị bố mẹ trách phạt. Cậu bé phải tự kiểm điểm bản thân, đồng thời lời hứa "chăm chỉ học hành, phụ giúp việc nhà, vâng lời bố mẹ và chị gái". Điều thú vị nữa là bản kiểm điểm cách đây gần 40 năm cũng không khác với hiện tại là bao.
Một số bình luận của cư dân mạng:
"Không ngờ cha ông ngày trước cũng phải viết bản kiểm điểm như chúng ta hiện tại";
"Hình phạt đi đôi với khen thưởng sẽ giúp con có động lực vâng lời và cư xử tốt hơn. Vì thế, thay vì dùng đòn roi, các bậc làm cha làm mẹ hãy dạy bảo, khuyên răn con cái của mình";
"Bác Long trong bản kiểm điểm giờ chắc cũng ngoài 40 và có con cái rồi ấy nhỉ. Các con bác đọc được bản kiểm điểm của bố chắc sẽ buồn cười lắm đây";
"Các thế hệ đi trước cũng đã có phương pháp dạy con rất văn minh như thế này rồi".
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/ban-kiem-diem-tu-nam-1985-duoc-giu-nguyen-ven-gay-to-mo...
Ngày 3-5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết Công an thị xã Điện Bàn vừa liên tiếp phát hiện nhiều thanh niên nam, nữ vào quán karaoke sử dụng ma túy.
Cụ thể, khoảng 3 giờ ngày 1-5, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - ma túy Công an thị xã Điện Bàn bất ngờ kiểm tra cơ sở karaoke Queen (thôn Thanh Quýt 6, xã Điện Thắng Trung) đã phát hiện 15 người (9 nam, 6 nữ) dương tính với chất ma túy.
Nhiều thanh niên nam nữ vào quán karaoke dùng ma túy Ảnh: Phan Thanh Hồng
Tiếp đến, rạng sáng 2-5, Công an thị xã Điện Bàn tiếp tục kiểm tra, phát hiện tại cơ sở karaoke Rolex (khối phố Phong Nhị, phường Điện An) có 11 khách tại 3 phòng hát dương tính với ma túy.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Điện Bàn đã ra lệnh tạm giữ hình sự 5 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Thời gian qua, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam liên tục kiểm tra, phát hiện hàng loạt quán karaoke để khách vào hát, sử dụng ma túy.
Nguồn: https://nld.com.vn/phap-luat/quang-nam-26-nam-nu-vao-karaoke-choi-ma-tuy-20220503150824...
Khách tại ga quốc nội chiếm chủ yếu với 90.000 lượt.
Theo ghi nhận của Tri thức trực tuyến, từ sáng sớm 3/5, hàng nghìn lượt khách liên tục đổ ra từ hai cửa ga đến. Lực lượng an ninh hàng không được huy động phân luồng, hướng dẫn người dân dọc hành lang và lối ra vào.
Ngày nghỉ cuối cùng của lễ 30/4 và 1/5, sân bay Tân Sơn Nhất có lượng khách đến đông đúc. Ảnh: Plo.vn
Thông tin từ Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất thể hiện hôm nay 3/5, ngày nghỉ cuối cùng của lễ 30/4 và 1/5, sân bay Tân Sơn Nhất khai thác khoảng 750 chuyến bay. Theo đó, lượng khách đi/đến tăng đột biến, lượng khách đến có thể đạt từ 55.000 - 60.000 lượt.
Khung giờ khách đến đông đúc từ 11h đến hết ngày 3/5 và vào các khung giờ cao điểm từ 16 - 19h và từ 21 - 0h.
Phía sân bay thống kê, giai đoạn từ ngày 25/4 đến 3/5, sân bay Tân Sơn Nhất đáp ứng hơn 5.780 chuyến bay với hơn 659.100 lượt khách đi/đến.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của khách, trước đó Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã làm việc với các hãng xe công nghệ, xe hợp đồng và taxi đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng xe dịp cao điểm.
Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) cho biết, ngày 3/5, lượng khách nội địa qua sân bay này dự kiến đạt mức cao nhất dịp nghỉ lễ. Cụ thể, sân bay dự kiến phục vụ 427 lượt chuyến (214 chuyến đi và 213 chuyến đến) với gần 74.000 lượt khách (gần 36.000 khách đi và 38.000 khách đến).
Trong đó, vào các khung giờ cao điểm, sân bay Nội Bài phục vụ hơn 4.500 khách mỗi giờ, trong đó có 2.000 khách đi/giờ và 2.500 khách đến/giờ.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/ngay-cuoi-nghi-le-30-4-1-5-san-bay-tan-son-nhat-don-hon...
Chiều 3-5, lãnh đạo UBND huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu cho biết các ngành chức năng đang xem xét hỗ trợ gia đình 2 mẹ con bị sét đánh tử vong trong lúc đi bắt nghêu ngoài biển.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 12 giờ cùng ngày, trong lúc 2 mẹ con bà Thạch Thị N. (42 tuổi; ngụ xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) và Thạch Thị H. (11 tuổi) đi bắt nghêu cùng đoàn người trên vùng ven biển xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình thì trời đổ mưa nhỏ.
Bất ngờ, một tia sét đánh trúng bà N. và cháu H. khiến 2 mẹ con ngã xuống đất. Chứng kiến sự việc, nhiều người chạy đến ứng cứu nhưng cả 2 mẹ con bà N. đã tử vong.
Ông Trần Minh Thới, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình, cho biết gia đình bà N. thuộc hộ cận nghèo nên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đang phối hợp với xã xem xét hướng hỗ trợ cho gia đình này.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/di-bat-ngheu-2-me-con-nha-ngheo-bi-set-danh-tu-vong-20220503...
Đội tuần tra thuộc Ban Quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh) vừa giải cứu bà N.T.B.L (60 tuổi, trú Từ Liêm, Hà Nội). Trước đó, người phụ này bị rơi xuống vực sâu 50m gần đỉnh chùa Đồng và mắc kẹt tại đây trong suốt 7 ngày.
Theo lời kể của bà L., ngày 27/4, bà đi một mình từ Hà Nội xuống Quảng Ninh để cắt thuốc Nam chữa đau xương khớp.
Khi qua Uông Bí, bà L. ghé vào Yên Tử lễ chùa. Bà mua vé tham quan và vé cáp treo khứ hồi để lên đỉnh chùa Đồng.
Sau khi lễ ở chùa Đồng, bà L. quay xuống núi. Vừa đi được một đoạn, bà thấy chóng mặt nên ngồi tựa vào lan can cạnh vách núi để nghỉ. Lúc đứng dậy do loạng choạng nên bà bị trượt ngã xuống vực. Rất may, nhờ có cây rừng đỡ phía dưới nên bà không gây chấn thương.
Bà L được nhân viên cứu hộ cõng xuống núi sau 7 ngày bị mắc kẹt dưới vực sâu.
"Loay hoay tìm cách trèo lên, tôi lại bị trượt ngã thêm lần nữa xuống vực. Lần ngã thứ 2 đau hơn lần trước cộng với việc cơ thể mệt mỏi nên tôi không thể tự mình trèo lên được", bà L. kể lại.
Do địa hình hiểm trở ít người qua lại và đặc biệt, khu vực đỉnh chùa Đồng gió rất to, thời tiết thường xuyên mây mù nên dù bà L. kêu cứu từ dưới vực nhiều ngày nhưng không ai nghe thấy.
"Khi biết không thể tự trèo lên, tôi nghĩ ngay đến việc phải cố sống sót để chờ cơ hội được cứu. Khi bị rơi xuống vực, trong túi tôi vẫn còn một ít bánh gạo và một miếng cơm cháy cùng phân nửa chai nước. Tôi chia khẩu phần ăn ra mỗi bữa bằng 2 đốt ngón tay để cầm hơi", bà L. kể lại.
Nạn nhân ăn rễ cây dương xỉ và củ lạc tiên để sống sót khi rơi xuống vực.
Theo một số nhân viên thuộc Ban Quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, khu vực bà L. bị ngã có địa thế rất hiểm trở. Trước đó, một nam giới quê ở Bắc Giang cũng được tìm thấy sau 1,5 ngày rơi xuống vực. Khi được cứu, người này đã bất tỉnh vì đói. Còn trường hợp bà L. quả thực rất kỳ diệu khi 7 ngày bị rơi xuống vực nhưng vẫn khỏe mạnh.
Thăm hỏi động viên nạn nhân sau khi được cứu sống.
"Sau 2 ngày, tôi hết thức ăn. Tôi bắt đầu đào rễ cây dương xỉ và cả củ cây lạc tiên để ăn. Khi hết nước, tôi bới trong đống rác, tìm những chai nước mà du khách vứt bỏ để uống. Tôi còn nhặt được một nửa chai chanh muối có hạn từ 2019. Lúc nào khát lắm tôi mới uống một ngụm", bà L. kể.
Theo ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, bản năng sinh tồn của bà L. là quá tốt. Hơn nữa, củ lạc tiên mà bà ăn không chỉ bù chất dinh dưỡng mà nó còn có tác dụng điều hòa huyết áp như một vị thuốc quý cho những người bị suy nhược.
Khoảng 9h15 ngày 3/5, trong lúc đi tuần tra, đội tuần tra thuộc ban Quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử nghe tiếng kêu cứu của bà N.T.B.L (60 tuổi, trú Từ Liêm, Hà Nội) dưới vực sâu gần khu vực chùa Đồng. Ngay sau đó, đội tuần tra đã tổ chức tìm kiếm, cứu hộ. Sau 1 tiếng, đội cứu hộ phát hiện bà L. bị mặc kẹt dưới vực sâu.
Vì địa thế hiểm trở, hàng chục nhân viên cứu hộ đã thay nhau dùng dây thừng để đu xuống vực, đưa bà L. lên. Nạn nhân không bị chấn thương và sức khỏe bình thường.
Theo bà L., bà bị rơi xuống vực đã 7 ngày nay nhưng không ai tìm thấy.
Nguồn: https://tienphong.vn/nguoi-phu-nu-ha-noi-ke-ve-7-ngay-sinh-ton-duoi-vuc-sau-nui-yen-tu-...
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tin-tuc-24hban-kiem-diem-tu-nam-1985-gay-to-mo-ve-...
Dịch COVID-19
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn