"Mẹ đẻ" của vaccine AstraZeneca: Từ chối nhận bằng sáng chế để tạo ra loại vaccine COVID-19 rẻ nhất TG

Thứ tư - 15/12/2021 11:39

"Mẹ đẻ" của vaccine AstraZeneca: Từ chối nhận bằng sáng chế để tạo ra loại vaccine COVID-19 rẻ nhất TG

Người phụ nữ này đã sẵn sàng từ bỏ quyền sở hữu bằng sáng chế vaccine AstraZeneca, không muốn kiếm lợi nhuận từ đại dịch, để các nước nghèo được tiếp cận vaccine dễ dàng hơn.

Theo tờ BBC đưa tin, ngày 23/11/2020, Đại học Oxford và đối tác AstraZeneca công bố thông tin quan trọng với thế giới: Vaccine ngừa COVID-19 do họ hợp tác sản xuất có hiệu quả từ 70-90%. Trước đó, hai hãng dược Pfizer và Moderna đã công bố hiệu quả của loại vaccine họ đang phát triển lần lượt là 95% và 94,5%.

Thông báo của Oxford/AstraZeneca đã đặt bước đệm cho quá trình phê duyệt loại vaccine tiếp theo giúp thế giới đối phó với đại dịch COVID-19 . Đến nay, AstraZeneca đang là một trong những loại vaccine ngừa COVID-19 hiệu quả và phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, giá thành của loại vaccine này lại rất rẻ, có thể coi là rẻ nhất thế giới.

Video: Toàn bộ sân vận động giải Wimbledon đứng dậy để tri ân nhà khoa học Sarah Gilbert.

Trong khi một liều Pfizer/BioNTech sẽ có giá 19,5 USD (hơn 448 nghìn đồng) (giá cho 100 triệu liều đầu tiên); Moderna là 25 - 37 USD (hơn 575 - hơn 851 nghìn đồng); Sputnik V là 10 USD (hơn 230 nghìn đồng); Novavax (Mỹ) là 12 USD (hơn 276 nghìn đồng); Sinovac (Trung Quốc) là 60 USD (gần 1,4 triệu đồng); thì một liều AstraZeneca chỉ có giá thành từ 2-5 USD (hơn 46 - hơn 115 nghìn đồng), giúp các nước nghèo dễ dàng tiếp cận vaccine hơn. Làm được điều đó có công không hề nhỏ từ một người phụ nữ có tên Sarah Gilbert, người được coi là "mẹ đẻ" của vaccine AstraZeneca.

Bà Sarah Gilbert sinh vào tháng 4/1962 tại Kettering, nước Anh. Cha bà làm việc trong lĩnh vực kinh doanh giày còn mẹ là giáo viên tiếng Anh. 

Ngay từ nhỏ, bà Sarah Gilbert đã có niềm đam mê với sinh hóa. Bà lấy bằng cử nhân ngành sinh học tại Đại học East Anglia rồi tiếp tục học tiến sĩ hóa sinh chuyên ngành di truyền học tại Đại học Hull. Lúc đó, bà đột nhiên nhận ra rằng mình không thích chuyên ngành đã chọn và có ý định từ bỏ.

May mắn thay, Sarah Gilbert đã không làm điều đó và vẫn tiếp tục con đường nghiên cứu của mình. Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, bà làm việc tại trung tâm nghiên cứu bia và tập trung vào cách kiểm soát men bia, sau đó mới chuyển sang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người.

Điều thú vị là bà Sarah Gilbert chưa từng có ý định trở thành một chuyên gia về vaccine. Tuy vậy, vào giữa những năm 1990, bà đã tham gia nghiên cứu về bệnh sốt rét tại Đại học Oxford. Cơ duyên này đã dẫn đến việc bà Sarah Gilbert bắt đầu nghiên cứu vaccine sốt rét với giáo sư Adrian Hill, Giám đốc Viện Jenner. Bà nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu vaccine thử nghiệm, bắt đầu với loại vaccine kích thích tế bào bạch cầu để chống lại bệnh sốt rét, sau đó là vaccine cúm "phổ thông".

Tuy nhiên, sự nghiệp nghiên cứu của bà Sarah Gilbert cũng từng bị gián đoạn khi bà sinh 3: hai gái và một trai. Bà tâm sự: "Tiền đưa các con đi nhà trẻ còn đắt hơn tiền lương của tôi lúc đó". Sau đó, chồng bà, nhà khoa học Rob Blundell, đã hy sinh sự nghiệp để chăm sóc con cái, giúp vợ có thời gian chuyên tâm vào công việc.

Sau khi quay lại Oxford, Tiến sĩ Sarah Gilbert thăng tiến nhanh chóng. Bà trở thành giáo sư tại Viện Jenner danh giá của Đại học Oxford. Nhà khoa học này cũng thành lập nhóm nghiên cứu riêng để nỗ lực tạo ra một loại vaccine có hiệu quả với mọi chủng virus cúm.

Năm 2014, bà dẫn dắt cuộc thử nghiệm vaccine đầu tiên ngừa virus Ebola. Và khi dịch MERS-CoV (hội chứng hô hấp Trung Đông) bùng phát, bà Sarah Gilbert đã đến Ả Rập Xê-út để phát triển loại vaccine cho loại virus corona này. Tuy nhiên, vaccine MERS chỉ mới thử nghiệm lần thứ 2 thì đại dịch COVID-19 xuất hiện vào đầu năm 2020 ở Trung Quốc. Bà Gilbert nhanh chóng nhận ra rằng mình có thể tạo ra vaccine COVID-19 tương tự cách đã làm với MERS.

Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan ra rất nhiều quốc gia, xuất hiện ở hầu hết các châu lục và số ca nhiễm tăng nhanh chóng mặt, bà Sarah Gilbert cùng các cộng sự của mình đã phải chạy đua với thời gian, làm việc cả ngày lẫn đêm bất chấp mệt mỏi. "Chúng tôi đã hành động nhanh chóng. Chỉ sau một tuần, thiết kế cơ bản của vaccine đã được hoàn tất", bà chia sẻ. Vài tuần sau, một loại vaccine có hiệu quả trước COVID-19 đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm, sau đó trải qua một loạt quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt và bắt đầu sản xuất vào tháng 4/2020.

Nhưng điều quan trọng nhất, Sarah Gilbert và các đồng đội của mình cật lực làm việc không phải vì tiền. Họ hợp tác cùng AstraZeneca chỉ với một điều kiện duy nhất: Vaccine phải được phân phối và bán với mục đích "phi lợi nhuận". Đến nay, AstraZeneca vẫn là một trong những loại vaccine ngừa COVID-19 rẻ nhất thế giới. Để có được điều đó, bà Sarah Gilbert thậm chí còn từ chối nhận bằng sáng chế vaccine để có thể cứu sống nhiều người hơn.

"Ngay từ đầu, chúng tôi đã xem đây là cuộc đua với virus chứ không phải với các nhà sản xuất vaccine khác. Chúng tôi là một trường đại học, và không làm vậy để kiếm tiền", bà Sarah Gilbert chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn năm 2020.

"Là người đã phát minh ra loại vaccine này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vaccine. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vaccine", tờ The Star Malaysia dẫn lời bà Sarah Gilbert cho biết trong một video.

Tạo ra một loại vaccine chưa bao giờ là dễ dàng, càng khó khăn hơn khi dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới và những áp lực phải tạo ra vaccine trong thời gian sớm nhất. Mỗi ngày, bà Sarah Gilbert đều thức dậy trước 4h sáng và kết thúc công việc lúc tối muộn. Giáo sư Teresa Lambe, một đồng nghiệp của Tiến sĩ Sarah Gilbert tại Đại học Oxford, cho biết đã từng nhận được email của bà vào lúc 4h sáng.

Để tạo ra vaccine AstraZeneca, đội ngũ nghiên cứu đã đi từ các chủng virus cúm thông thường vốn chỉ gây bệnh cho tinh tinh, rồi cải tạo nó để không còn lây bệnh cho con người. Tiếp theo, họ tiếp tục thay đổi thành phần gene bên trong, đưa một mảnh gene thu được từ virus corona vào. Với cách này, họ sẽ đưa được tế bào virus gây bệnh COVID-19 vào trong cơ thể, "dạy" cho hệ miễn dịch cách để chống lại nó. Cùng với sự hậu thuẫn của hãng dược AstraZeneca, các liều vaccine đầu tiên được sản xuất và bắt đầu đưa đi thử nghiệm.

Cuối cùng, mọi vất vả đã được đền đáp. Sau các giai đoạn thử nghiệm, vaccine AstraZeneca cho thấy hiệu quả tốt. Loại vaccine này còn có ưu điểm là chỉ cần bảo quản trong nhiệt độ tủ lạnh thông thường (2-8 độ C), tạo điều kiện cho khâu vận chuyển và bảo quản kể cả ở những nước còn nghèo.

Đến cuối năm 2020, Anh chính thức phê chuẩn sử dụng vaccine AstraZeneca. Hồi tháng 2 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt vaccine AstraZeneca để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Theo đánh giá của WHO, vaccine AstraZeneca đáp ứng các tiêu chí "bắt buộc phải có" về độ an toàn và có hiệu quả vượt trội so với rủi ro. Sau đó, loại vaccine này được chuyển đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo mong muốn của Tiến sĩ Sarah Gilbert, AstraZeneca cam kết không thu lợi nhuận từ vaccine trong đại dịch. Điều này giúp cho vaccine AstraZeneca có thể được phân phối với giá rẻ, chỉ khoảng hơn 2-5 USD/liều, góp phần giúp các nước có thu nhập trung bình và thấp có thể tiếp cận vaccine.

Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ ABC, khi được hỏi liệu bà Sarah Gilbert có nghĩa rằng việc tạo ra một loại vaccine hiệu quả cũng có ý nghĩa như việc đưa một người lên mặt trăng không, bà trả lời: "Tôi nghĩ đó là một cách mô tả khá hay. Chúng tôi đã phải làm rất nhiều việc khác nhau, cùng một lúc và càng nhanh càng tốt. Đó không chỉ là một việc mà chúng tôi phải làm, mà còn rất, rất nhiều thứ khác nhau đều được phối hợp với nhau, tất cả đều hoạt động rất, rất nhanh chóng".

Khi được hỏi về "tư duy nào để tạo ra một nhà khoa học giỏi", bà Sarah Gilbert tiếp tục nói: "Tôi nghĩ là bạn phải luôn chuẩn bị để xem xét rất nhiều ý tưởng khác nhau. Chúng ta luôn phải nghĩ về những gì chúng ta mong đợi sẽ xảy ra nhưng những điều khác cũng có thể xảy ra. Chúng tôi cần chuẩn bị để xem xét dữ liệu được cung cấp, suy nghĩ tất cả các cách giải thích khác nhau có thể có cho điều đó, sau đó đưa ra lời giải thích khả dĩ nhất. Tôi nghĩ rằng bạn phải chuẩn bị để thay đổi suy nghĩ của mình thường xuyên, liên tục suy nghĩ về những gì đang xảy ra và điều tốt nhất để làm về nó là gì nếu bạn là một nhà khoa học".

Tờ The Guardian đưa tin, Tiến sĩ Sarah Gilbert được định mức lương hơn 20 triệu bảng Anh khi công ty công nghệ sinh học do bà đồng sáng lập chuẩn bị có mặt trên thị trường chứng khoán ở Mỹ. Bà Sarah Gilbert sở hữu 5,2% cổ phần của Vaccitech, một công ty con của Đại học Oxford sở hữu công nghệ sinh học đằng sau vaccine AstraZeneca và những loại thuốc khác dành cho Mers, viêm gan B, virus gây bệnh zona và một loạt bệnh ung thư.

Với tài năng và sự nhân văn của mình, bà Sarah Gilbert đã nhận được vô vàn lời khen ngợi và sự tôn trọng. Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã trao tặng tước hiệu Nữ hiệp sĩ Vương quốc Anh (DME - Dame) cho Giáo sư Sarah Gilbert để tri ân thành tựu của bà đối với sự an toàn của nhân loại trong đại dịch.

Hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng Mattel Inc. cũng vừa ra mắt phiên bản mới búp bê Barbie được tạo từ hình mẫu giáo sư Sarah Gilbert, với mái tóc vàng và cặp kính đen đặc trưng, để vinh danh nhà khoa học này.

Hồi tháng 6/2021, trong ngày khai mạc giải quần vợt Wimbledon, tất cả những người có mặt tại sân vận động ngày hôm đó đã đứng lên vỗ tay để tri ân đội ngũ bác sĩ chống dịch COVID-19 nói chung và nhà khoa học Sarah Gilbert, người đứng đầu nhóm sáng lập vaccine ngừa COVID-19 của Đại học Oxford, nói riêng. 

.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/me-de-cua-vaccine-astrazeneca-tu-choi-nhan-bang-sa...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/me-de-cua-vaccine-astrazeneca-tu-choi-nhan-bang-sang-che-de-tao-ra-loai-vaccine-covid-19-re-nhat-tg-d295296.html

Con dâu đẹp như hoa hậu của tỷ phú-chủ hãng vaccine lớn nhất TG được nhà chồng coi trọng
Đây chính là người phụ nữ đứng sau thành công của loại vaccine Covishield của Ấn Độ.
Bấm xem >>

Tin tức 24h

Theo Khánh Hằng (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây