Video kinh nghiệm bảo quản thực phẩm của Nguyễn Thảo:
Dịch bệnh COVID-19 ở Sài Gòn ngày càng diễn biễn phức tạp, vì thế để hạn chế ra đường nhất có thể, cô nàng Nguyễn Thảo đã tiến hành dự trữ một số loại rau củ quả, gia vị và thực phẩm. Thảo chia sẻ, thực ra, từ trước đến nay cô đã có thói quen dự trữ thực phẩm chứ không chỉ riêng trong mùa dịch này. Nhưng trước đây thì 9X chỉ dự trữ từ 3 - 5 ngày.
Với Thảo, việc bảo quản thực phẩm vừa tiết kiệm được thời gian đi chợ, thời gian sơ chế bảo quản, và rất chủ động trong các bữa ăn hàng ngày. Bảo quản thực phẩm giúp cô biết trước kế hoạch ăn uống của mình và kết hợp các nguyên liệu đã mua để nấu nướng mà không bị "bỏ rơi" một món nào dài ngày dẫn đến tình trạng phải bỏ đi do hư hỏng.
Tuy nhiên, đợt này, mẹ của 9X đã "tiếp tế" rất nhiều thực phẩm cả tuần ăn không hết, do đó, cô nàng lên kế hoạch bảo quản lâu hơn.
Dưới đây là kinh nghiệm bảo quản thực phẩm của Thảo, các bạn có thể tham khảo:
1. TỎI
- Tỏi rửa sạch, thấm khô hết nước.
- Xay nhuyễn, cho vào khay đá tổ ong có nắp và cho vào tủ đá 4 tiếng, sau đó lấy ra cho vào lọ thủy tinh và để lại vào ngăn đá để khi nào nấu ăn thì lấy từng viên ra dùng dần.
2. HÀNH LÁ
- Hành lá rửa sạch, để ráo nước.
- Một phần cắt nhỏ để vào ngăn đông dự trữ lâu (chiên trứng, nấu ăn)
- Một phần cắt khúc cho vào hộp có lót giấy, phủ một lớp giấy khác trên mặt hành và đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát
3. ỚT
- Ớt rửa sạch, thấm khô hết nước.
- Một phần để ngăn đông (sử dụng trong nấu nướng)
- Một phần cho vào hộp có lót giấy, phủ một lớp giấy khác trên mặt ớt và đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát (làm nước chấm).
4. GIÁ VÀ ĐẬU PHỤ
- Rửa sạch và đậu phụ cho vào hộp, đổ ngập nước lên giá/ đậu phụ. Đóng nắp, giá đỗ để được từ 7-10 ngày (có thể thay đổi tuỳ vào mầm đỗ).
5. CÀ CHUA
- Cà chua bi: rửa sạch, thấm khô, để vào hộp có lót giấy và không quên phủ một lớp giấy trên mặt cà chua, bảo quản trong ngăn mát
- Cà chua lớn: để ở ngoài, nhiệt độ phòng
6. RAU XANH
- Tất cả đều không rửa nước. Cho vào hộp có lót giấy, phủ thêm một lớp giấy trên mặt rau và đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát
7. CÀ RỐT
- Không cần rửa trước, cắt bỏ bớt lá cà rốt vì lá sẽ hút ẩm và khiến cà rốt hỏng nhanh, gói cà rốt bằng giấy bếp và cho vào hộp, bảo quản trong ngăn mát
8. BÍ NGÒI, ỚT CHUÔNG, SÚP LƠ XANH
- Không cần rửa trước, dự trữ trong túi giấy hoặc gói bằng giấy và cho vào hộp, bảo quản trong ngăn mát
9. KHOAI TÂY, KHOAI LANG
- Bảo quản ở ngoài, thoáng khí, nơi không gian tối nhất trong bếp. Kỹ hơn có thể để một quả táo vào cùng thì khoai tây sẽ không mọc mầm. Tránh để gần hành tây sẽ làm khoai tây nhanh hư hơn.
- Khoai lang cũng bảo quản ở ngoài, thoáng khí.
10. THỊT, CÁ, TÔM CÁC LOẠI
- Rửa sạch, để thật ráo nước và bảo quản ở ngăn đông và chia theo từng bữa ăn để vào từng hộp để tiện rã đông và chế biến.
- Nếu hộp lớn thì lót giấy nến để ngăn cách các phần ăn ra để lấy cho dễ. Tránh trường hợp rã đông rồi ăn không hết lại cho vào tủ lạnh tiếp thì không tốt.
11. CÁC NGUYÊN LÀM SINH TỐ
Các nguyên liệu làm sinh tố rửa sạch, để ráo nước và cắt nhỏ (Chuối, bơ và rau kale)
Chia thành từng lần ăn vào từng túi zip và bảo quản ở ngăn đông. Sáng lấy ra xay ăn sáng rất tiện.
12. NGÒ RÍ (rau mùi)
Cho vào lọ thủy tinh, đổ vào ít nước và dùng chiếc túi nilon trùm lên trên, để vào tủ lạnh sẽ tươi rất lâu.
CÁCH KHỬ MÙI CHO TỦ LẠNH
Để nhiều đồ nên cô hay khử mùi và giữ tủ lạnh thơm tho bằng cách:
- Vỏ cam, quýt, bưởi ăn cho vào tủ lạnh cho thơm.
- Nếu không có vỏ các loại trên thì có thể cắt vài lát chanh để vào tủ
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/han-che-ra-duong-vi-dich-9x-mach-cach-bao-quan-thuc-p...
Mẹo hay nhà bếp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn