Mới đây, thông tin diễn viên Lâm Vỹ Dạ đăng tải hình ảnh lưng cạo gió bị đỏ ứng lên mạng xã hội khiến không ít fan hâm mộ lo lắng. “Bệnh cũng ráng cày tiền nuôi con ăп học, vậy mà bọn xấu xa đâu có tha”, nữ diễn viên chia sẻ.
Rất nhiều người đã gửi lời động viên tới nữ diễn viên, đồng thời cho rằng cô cần phải giữ gìn sức khỏe, không nên làm việc quá sức kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, không ít người khuyên Lâm Vỹ Dạ không nên cạo gió như vậy rất nguy hiểm, đặc biệt là khi nhìn hình ảnh lưng trần đỏ ửng của nữ diễn viên.
Hình ảnh của Lâm Vỹ Dạ cạo gió đỏ ửng lưng được chia sẻ trên mạng xã hội.
Tác dụng của việc cạo gió
Chia sẻ về vấn đề này, thạc sĩ – lương y đa khoa Vũ Quốc Trung cho biết việc da bị đỏ ửng khi cạo gió không có gì lạ, thậm chí phải như vậy mới được cho là có tác dụng. Lương y Quốc Trung cho biết, cạo gió hay đánh gió là một kinh nghiệm dân gian và là phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền khi bị cảm mạo.
Thông thường người thực hiện sẽ dùng một vật có cạnh hình cung tròn và nhẵn như thìa nhôm, đồng tiền bạc, miệng chén… tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật.
Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản mà hiệu quả chữa bệnh nhiều khi đạt tới mức kỳ diệu. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn khi không có sẵn thuốc trong nhà.
Mục đích của việc cạo gió là làm giãn nở các lỗ chân lông, sinh ra nhiệt giúp khí độc thoát ra ngoài. Lương y Trung cũng cảnh báo, đây là phương pháp đơn giản, không tốn kém nhưng khi thực hiện cũng phải làm bài bản như chà sát trên da vừa đủ, nhẹ nhàng để không làm trầy xước da. Bởi nếu chà sát quá lâu, quá mạnh tay sẽ gây trầy xước, chảy máu, đau đớn… từ đó dễ gây nhiễm trùng, viêm da.
Việc cạo gió cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc và biết cách làm để không ảnh hưởng đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, tà khí trong người đi ra theo các huyệt đạo chứ không phải đi ra theo bất kỳ vị trí nào nên người đánh gió cũng phải biết cách đánh tập trung dọc sống lưng và đánh xuôi từ trên xuống dưới; rồi đánh bên trái sang bên phải, lần lượt mỗi bả vai; cuối cùng là đánh 2 bên thái dương.
Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh, đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.
4 lưu ý khi cạo gió
- Khi cạo gió ngoài vấn đề làm nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật thì cũng phải chọn nơi kín gió, nằm ngay ngăn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn.
- Trước khi cạo gió cần sát khuẩn dụng cụ, sau đó mới thoa dầu lên cùng cần cạo gió và bắt đầu thao tác. Thông thường, mỗi vùng cạo khoảng 3-5 phút là da ửng đỏ.
- Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.
- Lương y Vũ Quốc Trung cũng khuyến cáo, đối với những người có cơ địa da mẫn cảm thì không nên đánh gió, vì khi chà xát sẽ gây dị ứng. Trẻ em quá nhỏ, da còn mỏng, các tế bào còn non cũng không được đánh gió. Bên cạnh đó, những người bị bệnh ngoài da cũng lưu ý không nên dùng phương pháp đánh gió vì khi da đang bị lở, ngứa nếu đưa rượu, gừng vào dễ bị nhiễm trùng hoặc bệnh sẽ lây lan từ chỗ này sang chỗ khác.
“Cạo gió không được dùng cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dễ xuất huyết, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió, phụ nữ có thai và trẻ em tuổi còn quá nhỏ”, lương y Vũ Quốc Trung nhắc lại.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/tu-viec-lam-vy-da-cao-gio-do-ung-lung-chuyen-gia-chi-...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn