Người đàn ông nghi nhiễm tự khỏi "âm thầm" nhưng vẫn lây cho 22 người
Nhiễm COVID-19 nhưng tự khỏi bệnh
Ca nhiễm đầu tiên tại ổ dịch thôn Đông Hà 2, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được phát hiện vào sáng 28/6. Đó là nữ bệnh nhân N.T.T (SN 1950). Từ ca nhiễm này, tính đến nay, tại đây đã có tổng 22 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 . Ngành y tế Hà Tĩnh đã khẩn trương truy tìm nguồn lây của chùm ca nhiễm này.
Thông tin từ T.S Nguyễn Lương Tâm, Phó giám đốc sở Y tế Hà Tĩnh cho biết: Quá trình truy vết nguồn lây chùm ca nhiễm được nghi ngờ xuất phát từ một người đàn ông tại huyện Thạch Hà do tiền sử dịch tễ từng đến điểm tắm nước ngọt công cộng ở biển Xuân Hải, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Kết quả xét nghiệm kháng thể của người đàn ông này do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành kết luận có kháng thể nCoV, nghĩa là đã bị bệnh và tự khỏi. Cơ quan chuyên môn nhận định, trong thời gian nhiễm nCoV, người đàn ông này đã lây cho một số người khác, đến nay đã qua 2-3 chu kỳ dịch.
Khu vực phong tỏa tại thôn Đông Hà 1 và Đông Hà 2, xã Thạch Long.
Theo ông Tâm, điều tra dịch tễ cho thấy, trước đó vào chiều 3/6, người đàn ông này cùng 3 người bạn đến điểm tắm nước ngọt Xuân Hải vào chiều 3/6, trùng thời điểm lây nhiễm nCoV mạnh tại đây nhưng không khai báo y tế. Đến chiều 13/6, người đàn ông này bị sốt, không đi khám mà mua thuốc về uống.
Ngành y tế Hà Tĩnh nhận định, tính đến thời điểm hiện nay, người đàn ông này đã lây nhiễm cho 22 người tại thôn Đông Hà 1, Đông Hà 2, huyện Thạch Hà.
Ổ dịch siêu lây nhiễm: Bãi tắm nước ngọt Xuân Hải
Sở Y tế Hà Tĩnh từng nhận định, bãi tắm nước ngọt Xuân Hải là ổ dịch siêu lây nhiễm mà 2 ca bệnh đầu tiên liên quan đến bãi tắm này là cặp vợ chồng trở về từ Bình Dương.
Ngày 19/6, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gene virus bệnh phẩm một số bệnh nhân COVID-19 Hà Tĩnh trong đợt dịch đầu tháng 6, kết quả nhiễm biến chủng Delta (xuất hiện lần đầu từ Ấn Độ).
Đến nay, các ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh này đều được nhận định có nguồn lây xuất phát từ bãi tắm nước ngọt Xuân Hải.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngành y tế Hà Tĩnh đã truy vết được 281 F1, 1.648 F2 liên quan chùm ca nhiễm tại thôn Đông Hà 1, Đông Hà 2, xã Thạch Long. Từ 16h ngày 30/6 đến 7h sáng 1/7, ngành y tế đã lấy 1.659 mẫu, trong đó 1.656 mẫu âm tính và 03 mẫu dương tính (là 3 ca nhiễm mới sáng nay).
Tính từ ngày 4/6 đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận 113 bệnh nhân COVID-19. Trong đó có 22 trường hợp liên quan đến các chùm ca bệnh tại xã Thạch Long.
Ngành y tế tỉnh này đang nỗ lực cao nhất để nhanh chóng dập dịch. Tất cả các bệnh nhân đang được điều trị tại 2 điểm: Bệnh viện Đa khoa cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Trung tâm y tế huyện Kỳ Anh.
(Theo Người Đưa Tin)
Phú Yên: Thêm 46 ca nhiễm SARS-CoV-2, thông báo khẩn đến hàng loạt khu chợ liên quan
Bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Yên, cho biết có 46 ca nhiễm mới, gồm: 41 người ở TP Tuy Hòa, 3 người thị xã Đông Hòa, huyện Tuy An và Sơn Hòa.
Theo điều tra dịch tễ, trong 41 ca nhiễm mới ở TP Tuy Hòa, một người phụ nữ 56 tuổi bán thịt heo tại chợ Màng Màng, xã Bình Kiến, là chị gái bệnh nhân 16055.
Một trường hợp khác nghi nhiễm là người phụ nữ 38 tuổi ở xã Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa, cũng buôn bán tại chợ Màng Màng. Ngày 16 đến 22-6, khoảng 6 giờ, bà mua cá ở Hòa Hiệp Nam rồi đưa tới chợ Màng Màng bán tới 12 giờ. Ngày 28-6, bà đi chợ Phúc Lạc, Hòa Hiệp Nam.
Sở Y tế Phú Yên cũng có thông báo khẩn, đề nghị những người đến chợ Ngân Điền (xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa) từ ngày 16-6 đến 26-6; chợ Xổm (thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà) khoảng 9 giờ 30 phút đến 10 giờ các ngày 24-6 và 26-6; Điện máy Chợ Lớn (đường Nguyễn Tất Thành, TP Tuy Hòa) lúc 19 giờ đến 21 giờ các ngày 19-6 và 20-6; Chợ Ninh Tịnh, TP Tuy Hòa lúc 8 giờ ngày 23-6 khẩn cấp đến khai báo y tế.
Phong tỏa UBND xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa.
Ngoài ra, hàng loạt địa chỉ khác liên quan đến các ca bệnh là quán Pizza Bob (2 Đồng Khởi, phường 7, TP Tuy Hòa) lúc 19 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày18-6; lò mổ Anh Tú (đường Trương Định, phường 8, TP Tuy Hòa) từ ngày 10-6 đến 28-6; Shop 40 Nguyễn Huệ, phường 5, TP Tuy Hòa lúc 18 giờ ngày 19-6; Bún Mắm Miền Tây Cô Chi (đường Nguyễn Huệ, phường 5, TP Tuy Hòa) từ 7 giờ đến 8 giờ ngày 27-6; Bánh canh cô Chi (trong Chợ Tuy Hòa) từ 6 giờ sáng ngày 24-6. Tiệm tạp hóa Bí Ngô (thôn Phú Vang, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa) từ ngày 10-6 đến ngày 24-6. Quầy bán cơm vỉa hè trước mặt Công ty Tuấn Tú (đường Nguyễn Tất Thành, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa) từ 4 giờ đến 8 giờ các ngày 20 đến 23-6.
Những người này được yêu cầu liên hệ ngay với Trạm Y tế nơi cư trú để khai báo hoặc gọi điện thoại đường dây nóng Sở Y tế Phú Yên - số 0963391414, 0834291679 - để được hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19.
Ngành y tế khuyến cáo người dân khi có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở… cần gọi đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, không được tự ý mua thuốc để điều trị.
Từ ngày 24-6 đến nay, Phú Yên xác định 150 người dương tính SARS-CoV-2 ở 5 địa phương, gồm TP Tuy Hòa (107 ca), thị xã Đông Hòa (6 ca), huyện Sơn Hòa (32 ca), huyện Sông Hinh (3 ca), huyện Tuy An (2 ca). Đến nay, Bộ Y tế đã công bố 93 ca bệnh ở tỉnh này.
(Theo Người Lao Động)
25 ca dương tính với SARS-CoV-2, TP Mỹ Tho phong tỏa nhiều chợ, khu dân cư
Ngày 1/7, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Tiền Giang, theo kết quả xét nghiệm PCR của Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang lúc 20 giờ ngày 30/6, có 6 ca dương tính với SARS-CoV-2 được ghi nhận.
Trong số 6 ca nghi mắc COVID-19 mới này có 4 trường hợp ở huyện Cái Bè và 2 trường hợp tại TP. Mỹ Tho (Tiền Giang).
Hai trường hợp ở TP. Mỹ Tho thuộc ổ dịch tại Cảng cá Mỹ Tho (phường 2. TP. Mỹ Tho), đó là chị C.N.L. (ngụ phường 3) và C.N.H. (ngụ phường 9).
Ngoài 2 trường hợp đã xác định dương tính với SARS-CoV-2 này, còn 2 nam bệnh nhân làm việc tại Cảng cá Mỹ Tho cũng có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi đến khám bệnh tại Bệnh viện Quân y 120 và cũng được test nhanh kháng nguyên 2 lần bằng 2 loại test khác nhau đều cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đó là anh N.H.T., ngụ phường 2 và anh T.V.D., ngụ ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong.
Như vậy, liên quan đến ổ dịch tại Cảng cá Mỹ Tho có 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đã khẳng định và 2 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm khẳng định PCR.
Trước diễn biến phức tạp của ổ dịch này, UBND TP. Mỹ Tho đã quyết định tạm ngưng hoạt động Cảng cá Mỹ Tho từ 17 giờ ngày 30-6 đến khi có thông báo mới nhằm thực hiện công tác dập dịch.
Đến thời điểm này, TP. Mỹ Tho ghi nhận 25 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Thành phố đã phong tỏa 2 chợ dân sinh, 1 chợ đầu mối, 2 đơn vị và nhiều khu dân cư để dập dịch.
Toàn tỉnh Tiền Giang ghi nhận 123 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, trong đó 105 trường hợp đã được công bố và 18 trường hợp đang chờ Bộ Y tế gắn mã số bệnh nhân.
(Theo Dân Việt)
Vừa rời Bắc Giang, nhiều sinh viên ngành y ở Hải Dương lại "Nam tiến" giúp TP.HCM chống dịch
Những ngày qua, dịch COVID-19 xuất hiện tại TP. Hồ Chí Minh khiến người dân lo lắng, bất an và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh ở địa phương này. Sau khi nhận được công văn khẩn của Bộ Y tế, tối qua (30/6) hơn 300 sinh viên cùng 9 cán bộ giảng viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tổ chức lễ xuất quân lên đường chi viện cho TP. Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID -19.
Đại diện nhà trường cho biết, mặc dù đơn vị vừa hoàn thành bàn giao người bệnh cuối cùng cho Bệnh viện K để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2020-2021 theo kế hoạch, nhưng dịch COVID- 19 đang diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt ở TP. Hồ Chí Minh.
Với phương châm "chống dịch như chống giặc", sau khi nhận được công văn khẩn của Bộ Y tế vào chiều 30/6, lãnh đạo nhà trường nhanh chóng chỉ đạo và thành lập Đoàn cán bộ giảng viên, sinh viên nhằm hỗ trợ, chia lửa với TP. Hồ Chí Minh trong việc phòng chống dịch COVID-19.
Những ánh mắt tự tin và nụ cười của sinh viên trường Y Hải Dương trước giờ vào tâm dịch TP. Chí Minh.
Cũng theo đại diện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, tính từ đợt dịch thứ 3 đến nay, cán bộ giảng viên, sinh viên của đơn vị đã có 2 tháng tham gia phòng chống dịch tại tỉnh Hải Dương và 40 ngày tình nguyện tham gia chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang.
Đây không chỉ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Y Hải Dương chung sức đồng lòng quyết tâm chiến thắng đại dịch mà còn là đợt thực tế bổ ích cho những sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường bước vào nghề.
Tại buổi lễ ra quân, PGS.TS. Đinh Thị Diệu Hằng – Hiệu trưởng nhà trường ghi nhận, tri ân sự đóng góp của nhân viên y tế và sinh viên trong 4 đợt dịch vừa qua; đồng thời lưu ý mọi người khi lên đường làm nhiệm vụ chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh không được lơ là, chủ quan; thực hiện nghiêm túc những công việc được phân công, giữ gìn sức khỏe, chú ý công tác phòng chống dịch để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Nhân dịp này, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tặng 50 triệu đồng cho Đoàn giảng viên, sinh viên tham gia chi viện chống dịch và vào lúc 2h30 rạng sáng nay (1/7), đoàn xuất phát từ Hải Dương đến sân bay Nội Bài đi TP. Hồ Chí Minh. Được biết, trong thành phần đoàn lần này có nhiều sinh viên từng tham gia hỗ trợ tỉnh Bắc Giang chống dịch COVID-19.
Trước đó, vào chiều 16/5, Đoàn nhân viên y tế tình nguyện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tổ chức lễ xuất quân chi viện tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh phòng chống dịch COVID-19. Đối với tỉnh Bắc Giang, đoàn hỗ trợ gồm 3 giảng viên và 212 sinh viên các lớp Xét nghiệm, Điều dưỡng, Y khoa. Đoàn hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh gồm 2 giảng viên và 52 sinh viên xét nghiệm.
(Theo Gia đình và Xã hội)
Bình Thuận lên phương án ứng phó 1.000 người mắc COVID-19
Sáng 1/7, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận ký ban hành phương án đáp ứng với cấp độ 3 của dịch COVID-19. Theo đó, là phương án dự phòng nếu dịch bệnh lây lan trên 200 trường hợp mắc COVID-19 tại Bình Thuận.
Bình Thuận cho rằng, là tỉnh có các khu du lịch, khu công nghiệp, các dự án nhiệt điện, đường cao tốc đang thi công... có công dân, du khách đi đến từ vùng có yếu tố dịch tễ đến công tác, làm việc tại địa phương. Do vậy, nguy cơ dịch xâm nhập, lây lan vào tỉnh là rất cao. Biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh, nguy hiểm, nên việc có phương đáp ứng trong phòng chống dịch là cần thiết và rất quan trọng.
Trên cơ sở đó, tỉnh Bình Thuận triển khai các biện pháp đáp ứng với cấp độ 3 dịch COVID-19, cụ thể cho từng trường hợp. Đối với cấp độ 3A, từ 20-200 trường hợp, cấp độ 3B từ 200 đến 1.000 trường hợp.
Hiện nay, nguồn lây COVID-19 ở Bình Thuận từ nữ bác sĩ khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận.
Nếu xảy dịch bệnh lây lan từ 20-200 người mắc COVID-19, ngành y tế chủ động triển khai các khu điều trị. Cụ thể các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố mỗi đơn vị từ 15 -20 giường, các cơ sở Y tế khác chuẩn bị sẵn sàng khi có lệnh huy động.
Trường hợp dịch bệnh lây lan từ 200-1.000 người mắc COVID-19, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuậnxây dựng phương án triển khai Bệnh viện Dã chiến cấp 2 tại TP.Phan Thiết, quy mô 200 giường. Ngoài ra, các bệnh viện đa khoa khu vực La Gi, Phía Nam và Bắc Bình Thuận và các Trung tâm Y tế 2 chức năng, triển khai bệnh viện dã chiến cấp 1 quy mô 60 giường/mỗi đơn vị, với tổng cộng khoảng 600 giường.
Các cơ sở cách ly tập trung quân sự, cơ sở cách ly tập trung công an tỉnh, cơ sở cách ly tập trung của huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở cách ly tập trung khách sạn có thu phí, với số lượng tổng cộng trên 4.000 giường.
Đối với điều trị, phương án đáp ứng cấp độ 3 của UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu việc thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định, không để lây nhiễm bệnh cho cán bộ y tế. Khu vực điều trị cách ly chia thành ba khu vực: khu người bệnh nghi ngờ, khu người bệnh đã được chẩn đoán xác định và khu lưu giữ người bệnh trước khi xuất viện.
Phương án này cũng nêu rõ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp họp ít nhất 2 lần/tuần để chỉ đạo triển khai các hoạt động trong công tác phòng, chống dịch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình, thường trực chống dịch 24/24 giờ. Ngành y tế báo cáo diễn biến tình hình dịch hàng ngày, huy động nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Tạm dừng một số hoạt động chưa cấp thiết của các cơ quan Nhà nước để tập trung cao nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Rà soát khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân, nhân lực, trang thiết bị, vật tư, hóa chất để chủ động phương án phòng, chống dịch.
Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc. Truy vết thần tốc các trường hợp tiếp xúc với các ca nhiễm, nghi nhiễm COVID-19, các mốc thời gian, địa điểm để truy tìm, áp dụng các biện pháp phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng.
Tất cả F1 phải được cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà. Thực hiện lấy mẫu, bảo quản vận chuyển và gửi mẫu bệnh phẩm về đơn vị có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn. Hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tổ chức cách ly chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng quy định, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung.
Hiện nay, Bình Thuận đã ghi nhận 14 trường hợp mắc COVID-19 ngoài cộng đồng. Trong đó, 5 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, 3 trường hợp đang được điều trị tại Trung tâm Y tế Tuy Phong, 3 trường hợp đang điều trị tại Trung tâm Y tế Hàm Thuận Bắc, 3 trường hợp đang điều trị tại Trung tâm Y tế Hàm Thuận Nam.
.tabcorona{word-spacing:-5px;border-bottom:1px solid #e4e4e4}.tabcorona .tablinks{display:inline-block;padding:10px 15px;color:#666;font-size:14px;border:1px solid #e4e4e4;border-bottom:0;cursor:pointer;word-spacing:0}.tabcorona .tablinks.active{font-weight:700;color:#f45d40;border:1px solid}Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/covid-19-17-nguoi-dan-ong-nghi-nhiem-tu-khoi-am-tham-...
Dịch COVID-19
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn