Vô vàn những hiểu lầm về bệnh tiểu đường týp 2

Thứ sáu - 18/11/2016 20:05

Vô vàn những hiểu lầm về bệnh tiểu đường týp 2

Ước tính khoảng 1/3 số người bị bệnh tiểu đường týp 2 chưa đươ]cj chẩn đoán bệnh, mặc dù có đường huyết tăng. Dưới đây là những hiểu lầm phổ biến nhất về căn bệnh khiến mức đường huyết tăng cao này.

1. Bệnh tiểu đường không nghiêm trọng đến thế

Không may là tiểu đường có thể là một căn bệnh rất thầm lặng với rất ít triệu chứng khi giá trị đường huyết tăng vượt quá mức bình thường. Tổn thương mắt, thận và dây thần kinh vẫn có thể xảy ra ngay cả khi mức này thấp, do đó một phần trong quản lý bệnh là đảm bảo bệnh được phát hiện. Đường huyết cao có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan như thận, dây thần kinh, mắt và tim.

2. Những người có cân nặng bình thường sẽ không bị bệnh tiểu đường

Mặc dù tăng nguy cơ bệnh tiểu đường thường được thấy với chỉ số BMI trên 25, nhưng giờ đây chúng ta biết rằng có một số nhóm sắc tộc/chủng tộc mà có nguy cơ cao hơn với chỉ số BMI thấp hơn. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử gia đình và tuổi tác. Phần lớn những người thừa cân không bao giờ phát triển bệnh tiểu đường týp 2, và nhiều người bị bệnh tiểu đường týp 2 có cân nặng bình thường hoặc chỉ thừa cân vừa phải.

3. Tôi sẽ ăn ít đường và tôi sẽ không sao

Có lẽ là nguy cơ lớn nhất để phát triển bệnh tiểu đường là tổng lượng thực phẩm chúng ta ăn và điều này tác động đến cân nặng của chúng ta như thế nào. Tất cả các loại thực phẩm bao gồm tinh bột, chất béo và chất đạm, khi ăn quá nhiều, có thể dẫn đến tăng cân và hậu quả là phát triển bệnh tiểu đường.

4. Triệu chứng bệnh tiểu đường rất rõ ràng

Hầu hết các triệu chứng của bệnh tiểu đường rất kín đáo. Chúng đến từ từ và mọi người thường qui chúng cho tuổi già hoặc làm việc vất vả. Các triệu chứng cần xem xét bao gồm đi tiểu nhiều và khát nước, mệt mỏi, da khô hoặc ngứa. Tất cả những triệu chứng này đều rất không rõ ràng và có thể trùng với những vấn đề sức khỏe khác, vì vậy cách tốt nhất để phát hiện bệnh tiểu đường là thực hiện xét nghiệm sàng lọc như đường huyết lúc đói và HbA1c.

5. Có những chế phẩm thảo dược giúp ích cho bệnh tiểu đường

Cho đến nay các nghiên cứu không ủng hộ mạnh mẽ cho bất kỳ chế phẩm thảo dược nào để điều trị bệnh tiểu đường. Cách tốt nhất để theo dõi mọi tác dụng là kiểm tra đường huyết với máy theo dõi đường huyết. Các chỉ số buổi sáng cần luôn dưới 130 và chỉ số sau ăn cần dưới 180. Nếu đạt được những mục đích trên thì có nghĩa là bạn đang làm tốt.

6. Tôi không bao giờ được ăn món tráng miệng nữa

Tất cả điều này lại quay lại với vấn đề số lượng và sự lựa chọn. Nếu bạn muốn ăn một miếng bánh hoặc kem, bạn có thể phải bỏ qua bánh mì trong bữa tối. Sẽ phải lên kế hoạch một chút nhưng bạn có thể thay thế một món tinh bột này bằng một món tinh bột khác trong các bữa ăn và cho phép mình một món tráng miệng nào đó nếu thích.

7. Tôi sẽ phải tiêm insulin suốt

Tiểu đường týp 2 là một bệnh tiến triển, thường là sự kết hợp của tế bào beta không sản sinh đủ insulin và kháng insulin ở cơ. Vì vậy, người bệnh sẽ mất dần khả năng tiết đủ lượng insulin cho cơ thể. Điều này có nghĩa là có thể cần đến insulin tại một thời điểm nào đó để duy trì kiểm soát đường huyết tốt, nhưng khả năng phải dùng insulin sẽ thấp hơn nếu bạn duy trì được cân nặng lý tưởng. Hiện nay, khoảng 1/4 số bệnh nhân cần phải tiêm.

8. Tôi sẽ biết ngay nếu bị tiểu đường

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ hoặc trì trệ, nhưng có thể bạn không cảm thấy bất cứ điều gì. Đó là lý do tại sao bệnh tiểu đường đôi khi có thể tiến triển trong thời gian dài, thậm chí nhiều năm, trước khi được chẩn đoán.

Bệnh nhân có thể theo dõi điều gì xảy ra với đường huyết khi luyện tập, ngủ, sau khi ăn các loại thức ăn khác nhau, và trong những môi trường làm việc hoặc giải trí khác nhau. Nếu một tình huống nào đó làm đường huyết tăng lên, họ có thể muốn thay đổi hoạt động này để có thể kiểm soát nó tốt hơn trong tương lai.

9. Trái cây có nhiều đường và nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường

Hầu hết các loại trái cây nguyên quả đều có thể ăn vì chúng cũng có chất xơ và được hấp thu chậm từ ruột. Điều nguy hiểm hơn là uống nước ép trái cây hoặc sinh tố trái cây. Những loại này thường đã được lọc bỏ xơ và có thể có 4-5 loại nước ép trái cây trong một đồ uống, dẫn đến hàm lượng đường cao và kem theo đó là lượng calo cũng cao. Tốt hơn là hãy ăn trái cây nguyên quả và tránh nước ép trái cây và sinh tố.

10. Cuối cùng tôi sẽ bị mù

Điều này chỉ xảy ra nếu bạn không điều trị bệnh một cách cẩn thận. Giữ đường huyết trong tầm kiểm soát và bạn sẽ giảm nguy cơ phát triển một loạt những tình trạng và biến chứng lâu dài. Đường huyết cao mạn tính do bệnh tiểu đường có liên quan đến tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường.

11. Thật dễ dàng để kiểm soát cân nặng

Mặc dù kiểm soát cân nặng, thói quen ăn uống, hoạt động thể chất và tuân thủ thuốc có vẻ “rất dễ”, nhưng chúng ta biết rằng hầu hết mọi ngườisẽ rất vất vả để đạt được mục tiêu của mình với bất kỳ thay đổi hành vi nào trong số này. Vì vậy, không dễ quản lý cân nặng nếu không có sự trợ giúp phù hợp.

12. Tôi phải ăn thức ăn đặc biệt cho người bị tiểu đường

Một chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường không khác với kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bất kỳ người nào khác. "Bệnh tiểu đường là câu chuyện về carbonhydrat. Người bệnh cần tránh tất cả những thứ sẽ giáng hóa thành đường – tinh bột, sữa, kem, bánh…

Không phải là bạn không thể ăn tất cả những thứ này, nhưng bạn sẽ không bao giờ muốn có nhiều nguồn carbonhydrat cùng một lúc. Tránh ăn trứng, bánh mì nướng và khoai tây cho bữa ăn sáng. Ăn cùng nhau chúng sẽ làm đường máu tăng khủng khiếp.

13. Người bệnh tiểu đường dễ bị cảm lạnh

Một số vết thương và vết loét sẽ lâu liền hơn vì tiểu đường làm giảm lưu lượng máu và các tế bào máu nuôi dưỡng không thể đến nơi đang cần. Nhưng bạn sẽ không dễ nhiễm vi rút hơn chỉ vì đường trong máu trên bình thường. Tuy nhiên người bệnh nên tiêm phòng cúm vì nhiễm trùng có thể làm cho bệnh tiểu đường khó kiểm soát.

14. Không ai trong gia đình tôi bị bệnh tiểu đường, vì vậy tôi không có gì phải lo lắng

Di truyền đóng một vai trò nhưng danh sách các yếu tố nguy cơ là khá dài, bao gồm tuổi, thừa cân, cao huyết áp, chế độ ăn uống không lành mạnh, ngồi nhiều và thiếu hoạt động thể chất.

15. Bệnh tiểu đường không đe dọa tính mạng

Một số triệu chứng không bao giờ nên bỏ qua là cảm giác khát nước nhiều hoặc đi tiểu nhiều, lú lẫn và và chóng mặt khi đứng. Đây đều là những dấu hiệu của mất nước nặng và nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm toan xêtôn hoặc hội chứng tăng đường huyết tăng thẩm thấu. Cả hai đều là những tình trạng đe dọa tính mạng và cần bù nước nhanh chóng trong bệnh viện.

16. Insulin sẽ giữ cân nặng ở mức kiểm soát

Những người bị bệnh tiểu đường ngoài tầm kiểm soát bị mất rất nhiều đường qua nước tiểu thay vì gửi đến các tế bào để dự trữ trong cơ thể khi họ không sản sinh đủ insulin của mình. Vì vậy, khi dùng insulin để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu, thì đường sẽ bị giữ lại nhiều hơn trong tế bào và điều này có thể dẫn đến tăng cân.

17. Tôi sẽ bị tiểu đường mãi mãi

Tiểu đường là một bệnh mạn tính và thường có nguyên nhân di truyền, vì vậy một khi bệnh đã biểu hiện thì rát khó “chữa khỏi”, nhưng có thể đẩy lùi tình trạng tăng đường huyết bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và cân nặng. Nếu chỉ số đường huyết về mức bình thường, thì có thể gọi là "bệnh tiểu đường thuyên giảm hoặc bệnh tiểu đường đã được kiểm soát bằng chế độ ăn".

Cẩm Tú

Theo theactivetimes

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây