Sau bài viết " Công an Vinh tự tin thắng kiện vụ 'đọc biển báo' với tài xế xe tải", VnExpress đã nhận được hàng trăm bình luận của độc giả gửi về. Cuộc tranh cãi giữa hai luồng ý kiến: Ai đúng, ai sai trong vụ tài xế kiện CSGT TP Vinh về cách hiểu nội dung biển cấm.
Nhiều người cho rằng quyết định xử phạt vi phạm giao thông của Trưởng công an thành phố Trần Ngọc Tú đối với tài xế Phan Đình Anh là đúng. "Theo quy chuẩn 41/2016 thì tài xế xe tải không phạm lỗi. Tiếc rằng quy chuẩn mới này có hiệu lực ngày 1/11/2016, trong khi Công an TP Vinh phạt tài xế ngày 17/3/2016, khi đó vẫn áp dụng theo quy chuẩn 41/2012 thì bác tài này phạm luật. Vậy Công an TP Vinh đã ra quyết định xử phạt là đúng", độc giả Lê Anh Tuấn bình luận.
Còn độc giả Nguyễn Quang Minh chia sẻ: "Vụ kiện này Công an TP Vinh thắng chắc. Vì biển báo ở đầu đường Lê Lợi khi đó là theo biển 106b. Tra cứu theo biển 106b, các bạn sẽ thấy rõ nội dung: "Biển báo cấm ôtô tải có tổng trọng lượng vượt quá quy định có hình dạng giống biển báo cấm ôtô tải (biển báo giao thông số hiệu P.106a) chỉ khác ở chỗ trên hình vẽ chiếc ôtô tải có ghi con số chỉ tổng trọng lượng giới hạn của xe, ví dụ: 2,5T (2,5 tấn); 5T (5 tấn)..."
Như vậy, có nghĩa rằng số được ghi trên tấm biển này là số tổng trọng lượng tối đa theo thiết kế, căn cứ theo sổ kiểm định hoặc ghi bên hông cửa xe, chứ không phải là khối lượng của xe tại thời điểm đó. Mặt khác, chiếc xe tải của tài xế có trọng lượng 3,4 tấn (chưa chở hàng), chẳng lẻ thiết kế xe này chỉ chở hàng được 500 kg thôi sao?"
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng: Tài xế xe tải không sai. Bạn đọc Tân, có thâm niên 20 năm trong nghề lái xe cho biết: "Theo tôi bảng cấm trên mang tính khẳng định cấm những loại xe ghi trên bảng, những bảng dưới là chỉ cấm từ 6h-22h và bảng dưới nữa là giải thích thêm trừ những loại xe được phép lưu thông. Vậy xe của tài xế chỉ 3,4 tấn thì không nằm trong bảng cấm này".
Đồng quan điểm với bạn đọc Tân, độc giả Nguyễn Gia Lâm nói: "Tôi tin chắc lái xe sẽ thắng kiện, vì trên biển báo cấm không có biển phụ ghi cấm trọng lượng toàn bộ gồm cả xe và hàng hóa, do vậy tài xế có quyền đi vào. Ở đây, mọi người phải hiểu tải trọng khác trọng lượng toàn bộ".
Còn độc giả nickname Yeuvolang chia sẻ: "Vấn đề ở đây cần làm rõ khái niệm "xe tải 4 tấn" là thế nào? Tổng trọng lượng xe cộng với hàng hay là chỉ đối với hàng thôi.
Theo tôi gọi là xe 4 tấn, có nghĩa là xe được chở hàng 4 tấn, nhưng vấn đề đó chỉ là thói quen, hay cách hiểu quen thôi, chứ vẫn chưa có định nghĩa thế nào là xe 4 tấn? Vấn đề này tôi cũng đã gặp khi đóng phí đường bộ, xe của tôi thuộc loại dưới 3,5 tấn, được phép chở 3,4 hàng hóa. Nhưng Cán bộ giải thích rằng khi chở 3,4 tấn thì xe sẽ là trên 3,5 tấn. Vì thế tôi phải đóng mức cao hơn".
Trước đó, ngày 8/3/2016, theo sự phân công của công ty, tài xế Phan Đình Anh (34 tuổi, trú huyện Anh Sơn, Nghệ An) - tài xế lái xe cho một doanh nghiệp tư nhân ở thị xã Cửa Lò - điều khiển ôtô tải lưu thông ở TP Vinh. Khi đi vào đường Lê Lợi, anh này thấy tuyến đường cắm biển báo hình tròn, nền trắng, viền đỏ có hình một xe ôtô tải màu đen, trên hình xe có hàng chữ 4T màu trắng.
Cho rằng phương tiện của mình không vi phạm, lái xe tiếp tục lái đi. Đến trước bến xe Vinh, xe của anh Đình Anh bất ngờ bị lực lượng CSGT Công an TP Vinh ra hiệu lệnh dừng xe. Đơn vị này đã có biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt hành chính, đồng thời tạm giữ phương tiện giao thông trong 9 ngày.
Hai tháng sau, ông Anh gửi đơn kiện đề nghị tòa tuyên hủy quyết định xử phạt hành chính trên với lý do ban hành "không đúng quy định". Ông yêu cầu phía công an phải hoàn lại tiền xử phạt, bồi thường hơn 42 triệu đồng do tạm giữ xe 9 ngày.
>> Xem thêm: Nữ tài xế đỗ ôtô chắn cửa hàng văng tục: 'Tao không biến'
Quốc AnhVideo được xem nhiều: Thanh niên đi Honda SH bị ôtô hất tung lên trời
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
Nguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn