KTS Võ Thế Duy (CTA | Creative Architects) cho biết, để đảm bảo phòng tắm khô thoáng, không đọng nước, yếu tố thiết kế nên được ưu tiên trước tiên, sau đó mới là các phương pháp, thiết bị hỗ trợ.
Phòng tắm ngoài việc thiết kế đủ công năng thì thường được bố trí, phân bố theo thứ tự ướt để tăng tính thoải mái, vệ sinh cho người dùng. Việc phân khu theo tính chất ướt còn làm giảm đọng nước, giúp nhà tắm khô ráo vì bố trí hướng thoát nước hợp lý, gọn gàng.
Theo chiều dọc, ướt nhất là khu tắm đứng, thường được bố trí trong cùng, xa khu vực cửa. Ở giữa là bồn toilet và ngoài cùng, gần cửa là bàn lavabo theo tần số sử dụng nhiều hơn trong ngày.
Phòng tắm được bố trí, phân bố theo thứ tự ướt để tăng tính thoải mái, vệ sinh cho người dùng.
Khi chủ nhà muốn thiết kế bồn tắm, nếu có sẽ bố trí gần bồn tắm đứng nhưng về tính chất ít ướt hơn nên sẽ nằm trước khu tắm đứng. Tùy ý tưởng thiết kế mà vị trí các khu vực sẽ xê dịch nhưng thường sẽ bố trí theo thứ tự trên.
Nhiều thiết kế tách hẳn bàn lavabo ngoài khu vực toilet và tắm cũng làm tăng tính tiện dụng cũng như thẩm mỹ cho không gian phòng tắm.
Nhà vệ sinh Am house (CTA | Creative Architects) có bồn lavabo bên ngoài khu tắm.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn phễu thu, thông gió hay kỹ thuật thi công cũng là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự khô thoáng của nhà tắm.
Trên thị trường hiện nay có các loại phễu thu hiện đại, dạng bản chữ nhật dài với nhiều kích thước giúp tăng khả năng thoát nước, ngăn mùi cũng như tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng tắm.
Việc bố trí thông gió qua cửa sổ hay lam cửa hay các thiết bị thông gió sẽ giúp phòng tắm mau khô hơn, hạn chế ẩm mốc và mùi khó chịu.
Thông gió thông qua cửa sổ cũng là một giải pháp khiến cho phòng tăm được thông thoáng hơn.
Nguồn: https://plo.vn/do-thi/bat-dong-san/khong-gian-song/nhung-luu-y-vang-de-phong-tam-khong-...
Mẹo vặt gia đình
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn