Hoàng liên ô rô, cây mã rồ cũng là những cách gọi khác của cây mật gấu, phát triển chủ yếu ở một số quốc gia Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Ở nước ta, cây mật gấu mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, tỉnh Lai Châu, Sơn La. Từ lâu, loài cây này được xem là một vị thuốc Đông y, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, một vài năm gần đây lại càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm hơn nữa.
Đặc điểm nổi bật của cây mật gấu
Mật gấu là một loại cây thân gỗ sống lâu năm, thuộc họ Hoàng Liên. Cây có thể phát triển chiều cao từ 4 – 6 m, thân cây màu vàng, nhỏ, cành không có gai. Lá cây là lá kép hình lông chim sẻ, mọc so le, dài từ 20 – 40cm, đầu sắc nhọn, phần cuống lá có 2 gai. Cuống lá tròn, rộng 25 – 40mm và dài khoảng 7 – 10mm, mỗi bên có khoảng 4 – 8 răng.
Hoa cây mật gấu mọc thành từng cụm ở ngọn thân. Loài hoa mang màu vàng nhạt, phân cành phía dưới. Thường mùa hoa nở là từ tháng 2 đến tháng 4. Quả màu xanh, hình cầu, mọng nước, đường kính 1cm. Ở mỗi đầu quả có núm nhọn, khi chín sẽ hóa màu xanh nâu, chứa từ 3 – 5 hạt. Cây kết quả từ tháng 5 đến tháng 6.
Có nhiều trường hợp cây mật gấu bị nhầm lẫn với cây kim thất tai nên để tránh tình trạng đó cần năm rõ đặc điểm nhận diện của cây. Đơn giản, mật gấu là loại cây thân gỗ trong khi cây kim thất tai là cây thân mềm, chỉ cần để ý một chút là đã có thể phân biệt được ngay.
Công dụng của cây mật gấu
Theo nghiên cứu, cây có vị đắng, là do có chứa các chất Alkaloids, Saponin, Tannin, Glycoside. Một số hợp chất có tác dụng sinh học khác như: Terpene, Steroid, Coumarin, Flavonoid, Acid phenolic, Lignan, Xanthone, Anthraquinone, Edotide and sesquiterpene (khả năng kháng ung thư khá tốt).
Ngoài ra, lá cây mật gấu còn chứa các chất khoáng: Magnesium, Chromium, Manganese, Selenium, Sắt, Đồng, Kẽm, Vitamin A, E, C, B1, B2; Protein thô, Chất xơ, Chất béo, Tro, Carbohydrate. Các Acid amin quan trọng như: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine...
Chính vì mang trong mình nhiều hợp chất như vậy mà cây mất gấu đem lại khá nhiều công dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau:
- Điều trị các bệnh về gan như viêm gan vàng da, men gan cao, xơ gan…;
- Tiêu chảy, viêm ruột, kiết lỵ, viêm đại tràng, các bệnh về đường ruột;
- Hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Góp phần ngăn ngừa tế bào ung thư cũng như giúp kéo dài sự sống;
- Hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh sỏi thận;
- Giúp loại bỏ cách chứng bệnh đau thắt lưng, đau khớp, ho lao, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, lưng gối yếu mỏi, khạc ra máu, ho lao, chữa sốt cơn;
- Chữa động kinh, suy nhược, ngất xỉu, tâm thần bị kích động;
- Làm lành nhanh chóng các vết thương bị sưng tím hay bầm đập, các vết thương mổ, các bộ phận đau sức chỉ cần bôi rượu mật gấu là khỏi;
- Tăng cường sức khỏe, điều trị suy kiệt cơ thể, chán ăn, nâng cao tình dục cho cả nam và nữ;
- Có tác dụng làm đẹp, tiêu mỡ, giảm béo; chống lão hóa, điều trị một số bệnh ngoài da như mụn, viêm da dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt, trứng cá, lở loét, lợi tiểu.
Có 2 cách thông dụng để sử dụng cây mật gấu hiệu quả, đó là:
- Ngâm rượu: cứ khoảng 0.5kg cây mật gấu phơi khô sẽ ngâm với 5 lít rượu trắng trong 15 – 30 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần chừng ½ chén nhỏ.
- Sắc nước uống: Cách này nhanh chóng hơn và dùng liền sau khi nấu, thay vì chờ đợi như ngâm rượu. Mỗi lần thấy 20g thân cây thành lát nhỏ rồi đun sôi với nước khoảng 20 phút. Có thể dùng nước này để uống hằng ngày thay nước lọc sẽ rất có ích cho sức khỏe.
Cách trồng cây mật gấu
Để trồng tốt bất kỳ một giống cây nào, chúng ta cần nắm rõ đặc điểm và khả năng thích nghi của nó. Với mật gấu, đây là loại cây ưa ẩm và phát triển tốt ở nơi đất tơi xốp giàu dinh dưỡng. Chính vì thế, để hiệu quả trồng cây cao hơn, người trồng có thể mua đất sẵn hoặc trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Sau khi đã có đất trồng phù hợp thì cũng cần chọn một giống cây tốt. Nên chọn những cành mật gấu khỏe, tươi tốt, không sâu bệnh. Thông thường, cành nên từ 1 năm trở lên, chu vi 4 – 6 cm là hom tốt nhất. Cũng lưu ý, nên cắt cây mật gấu giống vào những ngày mát, buổi dáng sớm, cành hom dài 7 – 10 cm và có khoảng 3 – 4 lá.
Cành hom sau khi cắt phải nhúng đầu hom và dung dịch kích thích mọc rễ rồi đem giâm ngay, như vậy thì sẽ đảm bảo được độ thành công cho quá trình nhân giống.
Chăm sóc và thu hoạch cây mật gấu
Sau khi giâm cành chừng 15 ngày, tiến hành bón lót đợt một cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò hay phân dê. Sau đó định kỳ mỗi 20 ngày lại bón phân 1 đợt.
Việc chăm sóc cây chỉ cần đảm bảo các yếu tố như tưới đủ nước vào mùa khô, không để bị ngập úng và mùa mưa, thường xuyên làm cỏ, vun xới gốc cây là được.
Và chỉ khoảng 1 – 2 tháng sau khi trồng là đã có thể thu hoạch mật gấu đợt đầu tiên.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn