Tuy không quá phổ biến nhưng hiện nay, cây cỏ máu đang ngày càng được nhiều người biết đến với các dụng bổ máu, dưỡng huyết, hỗ trợ tăng cân khá tốt. Loài cây này còn có tên là cây huyết đằng, cây máu người, cây dây máu, mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Bình, Lâm Đồng,…
Đặc điểm nổi bật
Cây cỏ máu thuộc dạng cây leo, thân gỗ có đường kính từ 3 – 4 cm, sống tựa vào các loại cây gỗ lớn. Loài cây này thường sinh trưởng tốt dưới các tán cây rừng, ở những vùng rừng rậm có nhiều cây gỗ lớn, nhất là những vùng rừng nguyên sinh. Ở những khu vực đồi núi thấp thì loài cây này ít xuất hiện
Lá cỏ máu là lá kép, gồm có 5 – 7 hoặc 9 lá chét. Lá chét thuôn dài, ở mặt trên nhẵn, màu xanh tươi còn mặt dưới sẫm màu hơn. Hoa mọc theo từng cụm, hình chùy ở ngọn, dài 15 – 20cm. Hoa của cây cỏ máu có màu đỏ, dài 15mm và xếp rất sát nhau. Còn quả có màu nâu đỏ, bọc một lớp lông mịn, hình trứng dài 2 cm, vỏ quả mỏng và bên trong thường chứa từ 3 – 6 hạt.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cây cỏ máu chính thân cây rất cứng, khi chặt thì sẽ chảy ra một loại nhựa màu đỏ trông như máu. Đó cũng chính là lý do mà người ta gọi loại cây này là cỏ máu.
Nước thuốc đun từ cây cỏ máu.
Công dụng
Tuy chỉ mới phổ biến gần đây song thực tế, từ lâu trong dân gian cây cỏ máu đã được phát hiện và sử dụng. Theo y học cổ truyền, cây có tính ấm, vị ngọt, hơi đắng. Nó có tác dụng bổi bổ cơ thể, tăng cân, làm đẹp, bổ máu, nhất là dành cho phụ nữ sau sinh.
Những chứng bệnh có thể dùng cỏ máu để hỗ trợ điều trị bao gồm:
- Bồi bổ khí huyết, điều trị phụ nữ có kinh nguyệt không đều;
- Giúp bồi bổ và lưu thông máu, giảm đau đầu, chóng mặt, chống suy nhược cơ thể;
- Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, hấp thụ chất dinh dưỡng;
- Hỗ trợ tăng cân cho người gầy;
- Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, nhanh chóng lấy lại sức khỏe và sắc đẹp;
- Người già sử dụng cũng giúp chống nhức mỏi tay chân, cải thiện thị lực;
- Điều trị da xanh xao, người mệt mỏi, thiếu máu, kém ăn và suy nhược cơ thể;
- Hỗ trợ điều trị tê thấp, đau nhức xương khớp, tay chân tê bại, đau lưng, mỏi gối, ra mồ hôi nhiều.
Đối tượng sử dụng và cách dùng cây cỏ máu
Cây được khuyến khích sử dụng cho:
- Phụ nữ và phụ nữ sau sinh;
- Người gầy yếu;
- Người già;
- Những người thường xuyên sử dụng bia rượu...
Để có thể dùng cỏ máu, tận dụng một cách hiệu quả nhất công dụng của nó, hằng ngày nên lấy khoảng 100g cỏ máu khô, đem đun sôi với 2 lít nước trong 15 – 20 phút. Loại nước sau khi đun sẽ có màu đỏ tươi như màu máu, vị của nó hơi chát, mát và ngọt hậu.
Hoàn toàn có thể sử dụng nước cỏ máu để uống hằng ngày thay cho nước lọc. Nếu vào những ngày thời tiết nắng nóng thì nên cho vào tủ lạnh để uống dần. Đối với phần bã cỏ máu cũ, có thể giữ lại và tiếp tục đun trong lần tiếp theo.
Cách bảo quản cỏ máu hiệu quả
Hiện nay, người ta chưa có cách nhân giống và gieo trồng cây cỏ máu, chủ yếu là nó được người dân ở các khu vực mà cỏ máu xuất hiện nhiều vào rừng tìm và thu hái là chính. Nhiều nhất vào khoảng tháng 8 - tháng 10.
Sau khi thu hái về, cây cỏ máu tươi được đốt cháy phần vỏ ngoài một cách vừa phải để không làm ảnh hưởng đến dược tính của nó. Sau khi đốt xong thì thân cây cỏ máu được thái thành từng lát mỏng, phơi khô và giữ ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc. Như vậy có thể dùng được cỏ máu trong một thời gian khá dài.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn