Vào mỗi dịp Tết Trung thu, trên thị trường bày bán rất nhiều loại bánh có nhân khác nhau, với nhiều loại vô cùng phong phú như nhân đậu xanh, nhân trà xanh, nhân lá dứa, nhân sầu riêng...
Chắc hẳn không ít chị em nội trợ đang tò mò về các cách làm nhân bánh Trung thu phải không? Bởi nếu mua ngoài giá thành không hề rẻ, còn tự làm nhân bánh trung thu tại nhà thì phải có bí quyết và quan trọng nhất là sên nhân bánh làm sao cho dẻo, thơm, không dính tay...
Bánh trung thu có rất nhiều loại nhân khác nhau.
Nhân bánh trung thu đậu xanh
Nhân đậu xanh là một trong những loại nhân cơ bản nhất của bánh trung thu. Cách làm nhân bánh trung thu đậu xanh không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng để làm được nhân ngon thì các bạn cần phải chọn các nguyên liệu thật tốt và nhất là phải thật kiên nhẫn khi chế biến.
Vì sên nhân đậu xanh cho bánh trung thu mất khá nhiều thời gian, nhân cần được xào kĩ với đường và dầu ăn thì sẽ bảo quản được lâu hơn. Nhân sau khi sên xong để nguội là có thể sử dụng được.
Cách làm nhân bánh trung thu đậu xanh khá phổ biến.
Nguyên liệu để làm nhân đậu xanh cho bánh trung thu:
- 200 gr đậu xanh xát vỏ
- 110 gr đường cát
- 90 gr dầu ăn
- 1 tbs mạch nha
- 300 gr bột nếp bánh dẻo
Bước 1: Đậu xanh vo sạch, ngâm ngập nước trước ít nhất 4 tiếng hoăc qua đêm cho đậu nở. Đậu ngâm đủ nước thì khi sên nhân sẽ không sợ tình trạng đậu bị khô, vón cục hay rời rạc. Khi ngâm đậu các bạn cho thêm vào 1 chút muối tinh
Mẹo: Ngâm đậu với muối ngay từ đầu thì sau khi ngâm đậu sẽ đỡ bị chua, đậu khi sên có màu vàng đẹp hơn và có vị ngọt đậm đà khi sên nhân.
Bước 2: Qua 1 đêm đổ đậu vào rổ để bỏ nước sau đó vo lại qua nước sạch 2-3 lần. Đậu sau khi ngâm và chắt bỏ nước hoàn toàn sẽ nặng hơn 400g.
Bước 3: Cho đậu vào nồi to, có đáy sâu và dày. Đổ nước 1l lạnh (lượng nước gấp 2-3 lần lượng đậu). Mở nắp, nấu đậu ở lửa vừa đến khi đậu sôi và xuất hiện bọt thì hớt sạch hết bọt này trong quá trinhd đun đậu. Cứ 5-7p cần khuấy 1 lần, tránh để đậu cháy ở đáy nồi, bị khê.
Nước có thể bị cạn nhanh nên cần theo dõi mực nước để thêm nước vào, sao cho nước luôn ngập đậu.
Bước 4: Để lửa nhỏ cho đậu sôi liu riu đến khi bở tơi như cháo đậu xanh thì dùng spatula hoặc thìa quấy mạnh, miết cho đậu nát ra rồi tắt bếp.
Bước 5: Để đậu nguội hoặc còn ấm thì cho vào máy xanh sinh tố, đổ thêm 200ml nước rồi xay cho nhuyễn mịn, thành chè đậu xanh loãng . Lọc đậu đã xay 1 lượt qua rây sẽ giúp nhân mịn hơn.
Cho đậu và nước vào máy xanh sinh tố, xay nhuyễn.
Bước 6: Cho phần đầu xanh đã xay mịn vào chảo chống dính sâu lòng bắc lên bếp và đun ở lửa vừa.
Cho phần đầu xanh đã xay mịn vào chảo chống dính sâu lòng.
Khuấy ngay từ lúc bắt đầu đun, không chờ đến khi đậu sánh lại mới khuấy vì đậu có bột, không khuấy ngay đậu sẽ vón cục và khê dưới đáy chảo. Trong quá trình nấu nếu thấy có nh bọt thì vớt đi nhé. Ở bước này không cho đường hay dầu ăn vì sẽ rất bắn.
Khuấy ngay từ lúc bắt đầu đun để tránh bột bị vón cục.
Sau 10 phút, đậu rút nước phần đậu sệt hơn như quấy bột trẻ em thì các bạn cho hết lượng đường và 1/4 số dầu vào, khuấy đều cho đường và dầu tan vào đậu.
Cho hết lượng đường và 1/4 số dầu vào để đảo cùng đậu xanh.
Sên nhẹ nhàng thêm 10 phút nữa thì đậu sẽ khô dầu, cho 1/4 dầu ăn vào, để lửa nhỏ nhất, sên đều tay. Sau 8 phút tiếp các bạn cho 1/4 dầu ăn và mạch nha vào. Lúc này đậu đã bắt đầu nặng tay chứ không còn lỏng nên phải sên kỹ, tránh bị cháy.
Tiếp tục bạn cho 1/4 dầu ăn và mạch nha vào
Sau 10p tiếp theo, cho nốt lượng dầu còn lại vào chảo, sên đến khi đậu hoàn toàn mềm mịn, kết dính. Để thử xem đậu đã đạt yêu cầu chưa các bạn ấn thử ngón tay vào khối đậu, không còn dính tay nữa là được. (nếu muốn trộn thêm hạt dưa, vừng, dừa thì trộn ngay vào lúc này)
Cho nốt lượng dầu còn lại vào chảo rồi tiếp tục sên nhân đậu xanh.
Khi bột đã được, vẫn để chảo đậu trên bếp rây từ từ bột bánh dẻo vào, cho trước vào khoảng 10g, đảo vài lần nữa cho bột thấm hoàn toàn vào đậu. các bạn thử nặn phần 1 nhỏ và vo tròn, nếu nhân giữ nguyên hình dáng có thể đứng thẳng và không vị mềm nhão là nhân đạt. Nếu chưa đủ độ thì các bạn cho thêm từ từ từng ít một bột bánh dẻo vào.
Bột bánh dẻo giúp tăng độ kết dính cho nhân, giúp nhân có độ mềm dẻo nhưng cũng cứng cáp, dễ nặn thành hình và khó chảy khi ở trong lò nướng hơn.
>>> Tham khảo thêm: Cách làm nhân đậu xanh cực ngon cho nhiều loại bánh
Rây từ từ bột bánh dẻo vào.
Mẹo: Trong trường hơp nếu nhân bị tách dầu hoặc nhân quá khô các bạn khắc phục bằng cách pha nước nóng cho nhân loãng ra một chút rồi sên lại. Trường hợp nhân bị khô, các bạn cho thêm 1 chút dầu (kèm theo một chút nước nóng) và sên lại.
Nhân bị khô thì cho thêm 1 chút dầu.
Bảo quản:Nhân đậu xanh sau khi để nguội bọc kín để tránh nhân bị khô. Nhân bảo quản trong tủ mát khoảng 5 ngày. Để ngăn đá 2-3 tháng, khi dùng chỉ cần rã đông ở nhiệt độ phòng là có thể thoải mái để làm bánh.
>>> Tham khảo ngay: Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh đón Rằm tháng Tám
Nhân trà xanh, lá dứa
Từ cách làm nhân bánh trung thu đậu xanh, bạn có thể làm học cách làm tương tự với nhân trà xanh, lá dứa.
Các bạn có thể dùng nước cốt từ lá dứa tươi, tuy nhiên sên với lá dứa tươi thì cần sên ở lửa thật nhỏ và đôi khi nhân lá dứa sau khi sên xong ngả sang màu vàng chứ không được xanh tươi như lá ban đầu. Lượng bột trà xanh và lá dứa có thể thay đổi tùy vào khẩu vị của người ăn.
Nguyên liệu cho cách làm nhân bánh trung thu trà xanh lá dứa
- 200 gr đậu xanh xát vỏ
- 110 gr đường cát trắng
- 90 gr dầu ăn
- 1tbs mạch nha
- 30 gr bột nếp bánh dẻo
- 8 gr bột trà xanh
- 2/3 thìa cà phê chiết suất từ lá dứa
Cách làm tương tự như làm nhân đậu xanh phía bên trên bạn nhé! Đến bước sên nhân trước khi cho dầu vào lần cuối cùng thì các bạn hòa tan nước trà xanh nếu làm nhân trà xanh hoặc lá dứa nếu làm nhân lá dứa, khuấy tan và cho vào chảo đậu đang sên.
Khuấy tan trà xanh và cho vào chảo đậu đang sên
Sau khi bột rút nước, mịn như ý thì cho nốt phần dầu ăn cuối cùng còn lại vào, sên đến khi đậu hoàn toàn mịn, mềm, kết dính. Và thử đậu không còn dính tay nữa là được.
Cho nốt phần dầu ăn cuối cùng còn lại vào để nhân trà xanh được mềm dẻo.
Bạn để chảo trên bếp và rắc 10g bột bánh dẻo vào từ từ, vừa rắc vừa đảo cho bột thấm vào đậu hoàn toàn. Kiểm tra xem nhân đã vo tròn được chưa, nếu nhân vẫn giữ nguyên hình dáng, không bị mềm nhão là được. Nếu bột vẫn nhão thì cho thêm từng ít bột nếp vào thấy nhân vừa là được.
Rắc 10g bột bánh dẻo vào từ từ hỗn hợp đậu trà xanh.
Đậu sên xong để nghỉ 20p cho nguội bớt rồi dùng tay nhồi vài lần cho bột dẻo. Sau đó bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh. Nhân trà xanh cũng cần bảo quản trong ngăn mát được khoảng 5 ngày, còn ngăn đá được 2-3 tháng nhé. Cách làm nhân bánh trung thu trà xanh cũng khá dễ đúng không?
>>> Tham khảo ngay: Bánh Trung thu dẻo nhân đậu xanh, trà xanh thơm mát
Cách làm nhân bánh trung thu trà xanh cũng ngon chẳng kém nhân đậu xanh.
Nhân thập cẩm
Nhân thập cẩm là loại nhân được làm phổ biến ở bánh trung thu truyền thống, nhân thập cẩm gồm rất nhiều loại mứt, hạt thơm ngon sên kĩ, cho quyện vào nhau thơm lừng. Nếu bạn còn phân vân khi làm bánh trung thu truyền thống thì bạn có thể tham khảo cách làm nhân bánh trung thu thập cẩm dưới đây.
Nguyên liệu
1. Phần nhân thập cẩm
- 40 gr mỡ đường
- 50 gr sen sên đường
- 50 gr lạp xưởng
- 50 gr hạt điều
- 50 gr hạt bí
- 40 gr hạt dưa
- 40 gr vừng/ mè trắng
- 50 gr mứt bí
- 6-8 lá chanh
2. Phần nguyên liệu để kết dính nhân
- Vỏ 2 quả chanh vàng bào vụn
- ¼ thìa café ngũ vị hương
- 20-40 gr bột bánh dẻo
- Nước lọc
Nguyên liệu cho cách làm nhân bánh trung thu thập cẩm.
Bước 1: Bước đầu tiên bạn cần làm là làm mỡ đường. Mỡ thái hạt lựu, đun sôi cho mỡ vào luộc trong khoảng 2-3 phút. Chỉ luộc đến khi mỡ vừa chin tới, không luộc quá lâu mỡ sẽ mất di độ giòn. Đổ mỡ ra rổ xóc cho ráo nước.
Bạn trộn mỡ với đường theo tỷ lệ lượng đường = ½ lượng mỡ. Để mỡ ra hong gió trong vài tiếng cho mỡ chuyển trong. Nên chuẩn bị mỡ đường trước một ngày.
Bước 2: Tiếp theo là làm hạt sen sên đường. Bạn luộc sen tươi với nước. Khi nước sôi bạn bỏ nước luộc đầu tiên này đi, rửa sạch hạt sen. Nếu dùng hạt sen khô cũng làm tương tự, nhưng nên luộc ở lửa vừa trong khoảng 4-5 phút đến khi hạt sen nở to mới đổ nước luộc đi và rửa lại.
Bước 3:Bạn cho hạt sen vào nồi, đổ nước ngập cao hơn hạt sen một chút. Cho đường theo tỉ lệ lượng đường bằng ¼ lượng hạt sen. Đun sôi rồi vặn lửa nhỏ đun liu riu đến khi hạt sen chin mềm. Trong quá rình đun, nếu nước cạn thì bạn đổ thêm nước vừa đủ ngập hạt sen. Khi hạt sen chín mềm thì vặn lửa to để nước cạn bớt. Nếu thấy hạt sen hơi nhạt thì bạn có thể cho thêm đường.
Bước 4:Đổ hạt sen ra rổ, đặt bát ở dưới rổ để hứng nước đường từ hạt sen. Để hạt sen khô ráo ở nhiệt độ phòng rồi thái cỡ hạt lựu. Với các nguyên liệu khác như lạp xưởng bạn hấp hoặc luộc chín rồi thái hạt lựu.
Hạt điều, hạt bí, hạt dưa rang chin. Thái hạt lựu. Vừng mè rang chín. Lá chanh rửa sạch để khô thái sợi chỉ.
Nhân sau khi xay – đã nhỏ hơn một chút.
Trộn đều với vừng và lá chanh cho thơm.
Bước 5: Trộn nhân:
- Cho tất cả các loại nhân vào âu lớn. Trộn đều. Ở bước này các bạn có thể nếm thử, nếu thấy thiếu ngọt thì thêm đường bột hoặc nước đường bánh nướng. Nếu thấy thiếu mặn thì thêm chút xì dầu/ nước tương hay dầu hào. Với mình thì phần nhân theo công thức này về mặn ngọt đều vừa đủ rồi nên mình không thêm gia vị nào khác.
- Vì nhân thập cẩm gồm toàn các loại hạt và nhân khô nên để kết dính các nguyên liệu này thường sẽ cần dùng thêm bột bánh dẻo và chút chất lỏng (nước, rượu,..). Bột bánh dẻo gặp chất lỏng sẽ “nở” ra, tạo thành một chất kết dính, giúp các nguyên liệu dính lại với nhau và có thể dễ dàng nắm thành viên.
- Lượng bột, nước và rượu cho vào nhân không cố định, tùy vào độ khô hay nhão của nhân mà các bạn có thể điều chỉnh.
- Cách trộn nhân như sau: đầu tiên cho chút rượu và nước, sau đó rắc một phần bột bánh dẻo vào trộn đều. Nếu thấy nhân chưa đủ kết dính thì thêm bột bánh. Nếu thấy nhân khô thì thêm nước. Rượu chỉ nên cho vừa phải, cho quá nhiều sẽ dễ bị nồng mùi và có vị đắng. Bột bánh dẻo cũng chỉ trộn vừa đủ, quá nhiều sẽ làm nhân khô và bị cứng khi bánh nguội. Trộn đến khi nào các bạn dùng thìa ép thử nhân vào thành âu, thấy nhân dính lại thành một khối là ổn. Sau khi trộn xong, chia nhân thành các phần và nắm thành viên tròn và làm bánh trung thu nhân thập cẩm thôi.
Cách làm nhân bánh trung thu vị thập cẩm vô cùng đơn giản phải không các bạn?
>>> Tham khảo ngay: Làm bánh nướng nhân thập cẩm đón Trung thu về
Cách làm nhân bánh trung thu thập cẩm cực ngon.
Nhân sữa dừa
Nhân sữa dừa là một loại nhân ngon và dễ ăn. Dừa béo ngậy, dẻo và giòn giòn, ngọt vừa phải, làm nhân bánh nướng hay bánh dẻo đều ổn cả. Mà cách làm nhân bánh trung thu sữa dừa thì nhanh hơn các loại nhân khác rất nhiều.
Nguyên liệu:
- 200 gr dừa tươi nạo sợi
- 90 gr sữa đặc có đường
- 100 gr nước cốt dừa
- 25 – 30 gr bột bánh dẻo/ bột bánh in
- 30 – 40 gr vừng/ mè trắng – rang chín
- 5 ml (1 tsp) va-ni chiết xuất (không bắt buộc)
Cách làm
Bước 1: Dừa tươi nạo sợi rất nhỏ. Ở bên này mình chỉ mua được dừa đông lạnh đã nạo sợi sẵn, sợi khá to nên mình cắt thành khúc nhỏ khoảng 1 cm.
Bước 2: Trộn dừa với sữa đặc. Lượng sữa có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị (ăn nhạt hay ngọt). Để khoảng 30 – 45 phút cho dừa ngấm sữa. Nếu hỗn hợp quá khô, có thể thêm ít nước cốt dừa (từ phần cốt dừa trong công thức).
Trộn dừa với sữa đặc
Bước 3 Cho nước cốt dừa vào chảo chống dính. Đun lửa gần to đến khi nước cốt dừa nóng, có hơi nước bay lên từ chảo thì cho dừa trộn sữa đặc vào. Đảo đều. Hạ lửa vừa. Sên đến khi nước bay hơi gần hết, sợi dừa hơi se lại thì bắc ra khỏi bếp.
Cho dừa trộn sữa đặc vào chảo
Sên đến khi bay hơi là được
Bước 4 Cho bột bánh dẻo, vừng/ mè và vani (nếu có) vào trộn đều. Một công thức làm được khoảng 320 – 330 gram nhân.
>>> Tham khảo ngay: Làm bánh Trung thu nhân sữa dừa thơm ngon
Cho bột bánh dẻo, vừng/ mè và vani (nếu có) vào trộn đều
Lưu ý nhỏ:
- Nếu muốn nhân béo và thơm mùi sữa hơn, có thể cho thêm 20 – 25 gram sữa bột vào trộn cùng với sữa đặc và dừa.
- Ở bước (3) không nên sên nhân quá khô, nhưng cũng không quá ướt vì nhiều nước nhân sẽ dễ bị hỏng và mốc hơn.
- Lượng bột bánh dẻo có thể thay đổi tùy vào độ ướt của nhân. Nên rắc từng chút một và trộn thử, khi nào nhân vừa đủ độ dính, có thể nắm lại thành viên thì dừng lại.
- Nhân sữa dừa thường không để được lâu ở nhiệt độ phòng, nên dùng bánh càng sớm càng tốt.
Nhân sen nhuyễn
Cách làm nhân bánh trung thu sen nhuyễn không khó. Trước giờ mọi người hay làm nhân đậu xanh nhất, loại nhân này cơ bản và cũng là dễ nhất. Từ nhân đậu xanh làm ra được rất nhiều các loại nhân khác. Còn nhân sen nhuyễn sẽ làm mất thời gian hơn những ăn cũng lạ miệng hơn.
Nguyên liệu làm nhân sen nhuyễn:
- 200g hạt sen tươi
- 75g dầu ăn
- 100g đường
- 1/2 thìa cà phê mạch nha
- 15g bột bánh dẻo
Cách sên nhân sen nhuyễn
Bước 1: Cho hạt sen và nước vào nồi, lượng nước ngập lượng sen, đun sôi để trần qua hạt sen. Khi nước sôi đổ sen ra rổ, xóc cho ráo nước. Nếu sen chưa thông tâm thì sau khi trần xong các bạn nhớ thông tâm sen đi cho khỏi đắng nhé.
Cho hạt sen và nước vào nồi
Bước 2: Cho hạt sen vào nồi đổ ngập nước, ninh cho đến khi hạt sen chín bở ra thì mang xay nhuyễn. Các bạn nên xay cũng nhiều nước, hỗn hợp sẽ được mịn hơn.
Mang hạt sen ra xay nhuyễn
Bước 3: Để lửa nhỏ, đun liu riu hỗn hợp đến khi thấy hỗn hợp sánh sánh như bột trẻ em thì cho đường vào, quấy đều cho tan đường.
Bước 4: Để lửa nhỏ. Đường tan hết, cho 1/3 lượng dầu ăn vào, có thể dùng dầu dừa hoặc dầu đậu phộng sẽ cho nhân ngon hơn.
Đun hỗn hợp vừa xay
Bước 5: Sau 4 phút, các bạn lọc 1 lượt hỗn hợp qua rây vào chảo chống dính, rây giúp nhân của mình được mịn hơn.
Bước 6: Tiến hành sên nhân. Để lửa vừa, quấy liên tục và đều tay để hơi nước bay bớt, sau 4-5 phút, cho tiếp 1/3 số dầu vào.
Sên nhân sen để làm bánh trung thu.
Khi dầu hòa quyện hết vào với nhân, các bạn cho nốt số dầu còn lại. Quấy đều và liên tục. Hỗn hợp đặc lại thì cho mạch nha và bột nếp pha loãng vào. Mất thêm khoảng 20-25p nữa để cho nhân chuyển đặc. Khi hỗn hợp đặc và bắt đầu dính chảo thì hạ lửa nhỏ hơn. Khuấy đến khi thấy hỗn hợp đặc, rất nặng tay và bắt đầu đã thành 1 khối thì hạ lửa nhỏ nhất và vẫn tiếp tục sên.
Khuấy liên tục lớp bột đó cho mềm dẻo.
Sên đến khi nào các bạn thấy nhân thành 1 khối dẻo, mịn, khô và bóng. Khi nhân còn nóng, vo thành viên tròn nếu nhân thẳng đứng, không bị chảy là bạn đã hoàn thành bước sên nhân sen nhuyễn.
Cách làm nhân bánh trung thu sen nhuyễn dù hơi mất nhiều thời gian nhưng rất ngon.
Nhân khoai môn
So với các loại nhân đậu thì cách làm nhân bánh trung thu khoai môn hơi khó hơn một chút. Vì khoai rất mềm dẻo nên nếu không cẩn thận thì khoai có thể chảy mềm khi nướng trong lò, làm cho vỏ bánh nướng bị sệ hoặc thành bánh phình ra ngoài.
Cách làm nhân bánh trung thu khoai môn pha với tinh bột đậu trắng, chắc là ăn sẽ ngon và nhân bánh cũng cứng cáp nhưng khâu nhào bột hơi lâu và phức tạp chút.
Nguyên liệu như sau:
- 240 gram khoai môn
- 240 gram khoai lang tím
- 50 – 60 gram đường
- 50 gram dầu dừa hoặc dầu ăn thông thường
- 20 gram bột mì
- 10 – 20 gram bột bánh dẻo
Bước 1. Khoai cắt thành miếng to. Nếu là khoai tươi thì ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút để bớt nhựa
Bước 2. Cho khoai vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt khoai, luộc đến khi khoai chín mềm.
Khoai môn luộc chín.
Bước 3. Khi khoai đã chín, để nguội bớt rồi cho vào máy xay với nhiều nước. Xay kĩ để khoai được mịn. Lọc qua rây cho vào chảo.
Bước 4. Cho đường vào trộn đều cùng khoai. Vì khoai đã ngọt rồi nên mình không dùng nhiều đường, các bạn có thể điều chỉnh lượng đường tùy khẩu vị nhé.
Cho đường vào trộn đều cùng khoai
Bước 5. Bật bếp ở lửa vừa. Cho 1/2 lượng dầu ăn vào trộn đều cùng khoai. Khi dầu và khoai đã hòa quyện, cho nốt phần dầu còn lại. Quấy đều và kĩ. Sên nhân ở lửa nhỏ để hơi nước bay bớt.
Bước 6. Khi nhân đã bớt loãng hơn một chút. Hòa tan 20 gram bột mì trong khoảng 100 ml nước. Đổ vào chảo khoai, quấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện.
Hòa tan 20 gram bột mì trong khoảng 100 ml nước.
Tiếp tục sên khoai ở lửa vừa – nhỏ. Khi khoai đã trở nên đặc và dẻo hơn nhiều thì hạ lửa xuống mức nhỏ nhất. Sên đến khi khoai chuyển thành một khối đặc dẻo và mịn nhuyễn. khoai đặc dần và dẻo hơn trong quá trình sên
Sên khoai ở lửa vừa – nhỏ
Bước 7. Khi cảm thấy khoai đã rất đặc, không còn nhiều hơi nước thì rắc bột bánh dẻo lên khoai, trộn đều. Bột bánh dẻo giúp cho nhân khoai cứng hơn, ít bị chảy sệ khi nướng trong lò, có thể thay bằng bột ngô nhưng sẽ không tốt bằng bột bánh dẻo. Nếu dùng bột ngô, nên cho vào trước khi bắc chảo ra khỏi bếp khoảng 5 phút.
Rắc bột bánh dẻo lên khoai, trộn đều.
Bắc chảo ra khỏi bếp, tiếp tục đảo cho hơi nước tiếp tục bay bớt, nhân nguội dần. Khi nhân còn hơi ấm thì chia thành các phần để làm nhân bánh, vo tròn, để nguội rồi bọc kín để tránh nhân bị khô nha! Giờ thì hãy bắt tay vào để làm các loại bánh trung thu bạn thích đi nào!
>>> Tham khảo ngay: Làm bánh dẻo nhân khoai lang tím đón Trung thu
Cách làm nhân bánh trung thu khoai môn cực lạ vị.
Trên đây là tổng hợp các cách làm nhân bánh trung thu cho bạn thỏa sức lựa chọn. Với nhân đậu xanh bùi thơm, nhân lá dứa trà xanh thanh mát, nhân sữa dừa béo ngậy, dẻo giòn ngon, nhân thập cẩm hấp dẫn và nhân khoai môn lạ miệng... chắc chắn sẽ làm cho bạn cảm thấy thích thú.
Hãy lựa chọn một trong những cách làm nhân bánh trung thu mà chúng tôi chia sẻ trên đây để làm nên những chiếc bánh trung thu ngon nhất nha.
Tham khảo những cách làm bánh trung thu mới nhất nhé:
>>> Cách làm bánh trung thu nhân sầu riêng thử một lần là nghiền
>>> Cách làm bánh trung thu dẻo nhân cốm ai cũng khen ngon
>>> Bánh trung thu ngàn lớp ăn ngon khỏi phải bàn
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn