Tây Du Ký bản 1986 bộ phim kinh điển của nhiều thế hệ và tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Trên thực tế, đây không phải là phiên bản đầu tiên của điện ảnh Hoa ngữ về câu chuyện của 4 thầy trò Đường Tăng. Trước đó, từng có một bản quay năm 1927, chiếu được 1 tập nhưng bị cắt sóng vì có những hình ảnh không phù hợp.
Động Bàn Tơ sản xuất năm 1927 là bộ phim điện ảnh đầu tiên làm về Tây Du Ký. Do cốt truyện gốc có nhiều chương hồi, 81 kiếp nạn, khá phức tạp nên đoàn phim chỉ chọn ra chuyện Đường Tăng bị Tăng bị bắt vào Động Bàn Tơ, các đồ đệ đã làm mọi cách để cứu được sư phụ.
Nam diễn viên Tưởng Mai Khang vào vai Đường Tăng trong “Động Bàn Tơ” (1927)
Thời điểm đó, công nghệ chưa phát triển, kỹ thuật quay còn thô sơ, hình ảnh chỉ là màu đen trắng và không có lời thoại. Phim cốt yếu biểu đạt bằng hình thể, cảm xúc của diễn viên.
Hơn thế, trong cảnh khắc họa động Bàn Tơ, các yêu tinh nhện ăn mặc hở hang, một số còn hở rốn, áo yếm mỏng manh. Đây là điểm được cho khá sát với nguyên tác nhưng trong thời đại khi đó thì quả thực rất táo bạo và bị công chúng chỉ trích làm mất đi thuần phong mỹ tục.
Ngoài ra, Trư Bát Giới có khuôn mặt của một con lợn rừng vô cùng xấu xí, đen sì, kết hợp với hình ảnh phim đen trắng tạo cảm giác rùng rợn cho người xem. Ấy vậy, sau 1 tập công chiếu, bộ phim đã nhận được phản hồi tiêu cực và bị cấm sóng.
Một số hình ảnh được cắt ra từ phim Động Bàn Tơ năm 1927:
Tạo hình khá kinh dị của Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới
Sau gần 1 thế kỷ lưu lạc, vào năm 2013, người ta đã tìm thấy lại cuộn phim này ở Na Uy. Đây được coi là bản sao duy nhất còn tồn tại vì không thể tìm thấy bản gốc. Nhiều thước phim bị hư hại nặng nề vì lưu trữ quá lâu, các chuyên gia Na Uy đã phải phục chế lại rồi mới trao trả cho Cục lưu trữ Điện ảnh Trung Quốc.
Hà Trang
Sohu
Nguồn: https://www.tienphong.vn/giai-tri/tung-co-phien-ban-tay-du-ky-kinh-di-ho-hang-chi-phat-...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn