Sự khác nhau giữa bệnh Ebola và sốt xuất huyết

Thứ ba - 16/08/2016 08:01

Sự khác nhau giữa bệnh Ebola và sốt xuất huyết

Bệnh Ebola và bệnh sốt xuất huyết cùng có các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, suy tạng nhưng hai bệnh này do hai loại virut khác nhau gây ra. Bệnh Ebola đang là dịch bệnh đáng sợ và chưa có thuốc chữa khỏi.
  • 1

    Nguyên nhân và đường lây truyền

    Sốt xuất huyết Ebola do vi rút Ebola gây ra. Đây là một trong những dịch bệnh đang khiến cả thế giới lo sợ vì đây là bệnh nguy hiểm, dễ lây truyền và gây tử vong ở người rất cao .Tỷ lệ tử vong do Ebola ) lên đến 90%. Dịch bệnh này được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới và chúng đang bùng phát trở lại trở thành mối lo ngại đáng sợ. 

    Sốt xuất huyết dengue là bệnh do vector truyền qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh. Bệnh do vi rút dengue gây nên có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Sốt xuất huyết dengue nặng là biến chứng dễ dẫn đến tử vong, thường tiến triển từ sốt dengue. Ước tính mỗi năm trên thế giới có 50-100 triệu người mắc sốt xuất huyết dengue và có 3 tỷ người sống ở những nước có lưu hành sốt dengue.


    Vi rút ebola gây sốt xuất huyết ebola


    Dịch sốt dengue có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu muỗi Aedes aegypti vẫn hoạt động. Song nhìn chung độ ẩm và nhiệt độ cao là những điều kiện thuận tiện cho muỗi phát triển, làm tăng khả năng truyền bệnh.

    Còn vi rút Ebola đường lây truyền chủ yếu là từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Hiện nay vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.

    Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

     
    Ebola lây nhiễm trực tiếp từ người sang người.


    Những thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola. Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm vi rút Ebola trong rừng, nhân viên y tế.

    Vi rút dengue không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên bệnh nhân sau khi bị nhiễm vi rút và sốt có thể là nguồn truyền vi rút cho những con muỗi khác. Người bị nhiễm là người mang bệnh từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trong thời gian vi rút lưu hành và nhân lên trong máu của họ.

  • 2

    Triệu chứng của bệnh

    Sốt xuất huyết do vi rút Ebola có triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày.

     
    Ebola gây xuất huyết ngoài, suy gan.

    Sốt xuất huyết dengue có những triệu chứng giống như cúm, kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt.

    Triệu chứng gồm: Sốt cao (40°C/ 104°F) thường kèm theo ít nhất là hai trong những triệu chứng đau đầu, nhức sau hốc mắt, buồn nôn, nôn, sưng hạch bạch huyết, đau mỏi cơ, xương hay khớp, phát.

    Khi tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng giai đoạn biến chứng nặng xảy ra vào ngày thứ 3-7 sau khi bệnh khởi phát như đau bụng cấp, nôn dai dẳng, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở gấp, mệt mỏi/ bứt rứt, suy tạng nặng.

  • 3

    Cách phòng bệnh

    Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do vi rút Ebola và sốt xuất huyết do dengue.

    Để phòng dịch bệnh này cần phải nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện nay là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong. Nếu nghi ngờ một ai đó nhiễm vi rút Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

    Khi chăm sóc bệnh nhân mắc vi rút Ebola tại nhà cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm, cách tiêu hủy phương tiện sau khi sử dụng.

     
    Cần tránh tiếp xúc với khu vực đang có dịch.


    Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.

    Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola như dơi ăn quả, khỉ, hay vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới.Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.

    Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.

    Còn đối với sốt xuất huyết dengue, người dân cần vệ sinh, làm nắp đậy kín các lu khạp chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng. Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ,không treo quần áo lung tung để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi.

    Cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày. Làm rèm che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà, dùng nhang trừ muỗi trong những giờ muỗi thường cắn nhất (sáng sớm và chiều tối). Phun diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn (tổ, ấp, khu phố,...) chỉ thực hiện khi đúng chỉ định của cơ quan y tế địa phương.

Nguồn tin: www.lamsao.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây