Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại virus có tên Paramyxovirus gây ra. Loại bệnh này thường gặp chủ yếu ở trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi nhưng người lớn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này. Bệnh quai bị xảy ra quanh năm, nhưng đặc biệt nhiều hơn vào mùa mùa hè và mùa thu đông khi thời tiết giao mùa. Bệnh phát triển thành dịch ở những nơi tập trung đông người như trường học, khu tập thể, nơi làm việc.
Bệnh quai bị là loại bệnh nhẹ nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến não như: viêm màng não và nguy hiểm hơn là sưng tinh hoàn, xảy ra ở nam giới trưởng thành với nguy cơ mắc phải là 20-30%.
Bệnh quai bị rất dễ lây lan
Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh quai bị vô cùng quan trọng, bởi điều đó sẽ giúp bạn có thể phòng tránh được bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh quai bị do virus gây nên do vậy nó dễ dàng lây lan qua các con đường như hô hấp, ăn uống hay thông qua nước bọt khi bệnh nhân ho, hắt hơi....
Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ, những trẻ chưa được tiêm phòng quai bị. Người lớn chưa từng tiêm phòng quai bị cũng có thể mắc căn bệnh này, nhưng tỷ lệ mắc sẽ thấp hơn.
Thời gian lây lan của bệnh từ 6 ngày trước khi phát hiện bệnh hoàn toàn và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng của bệnh quai bị
Sau khi nhiễm virus quai bị người bệnh sẽ phải trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 18 - 25 ngày. Thời điểm này không bộc lộ những dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh.
Trong giai đoạn khởi phát của bệnh, thường có triệu chứng sốt 38 - 38,5 độ C. Người bệnh thường có cảm giác bị nhức đầu,buồn nôn và có thể bị sưng tuyến nước bọt.
Triệu chứng dễ thấy nhất của căn bệnh này là tuyến mang tai bị sưng to và dái tai bạnh ra ngoài, má bị phệ xuống. Sờ không cảm thấy nóng, không đỏ, da bóng và ấn vào đau tăng dần.
Biểu hiện của bệnh quai bị là tuyến mang tai bị sưng to
Bạn sẽ thấy tuyến mang tai một bên sưng lên nhiều ngày trước khi tuyến bên kia bị sưng, nhưng đôi khi bệnh chỉ ảnh hưởng đến 1 tuyến. Trường hợp sưng cả 2 bên tuyến mang tai sẽ tạo bộ mặt của bệnh nhân có hình dáng như quả lê. Bệnh nhân nhai, nuốt khó khăn. Sau 6-7 ngày, tuyến sưng giảm dần rồi sẽ trở lại bình thường.
Có khoảng 25% người bệnh bị nhiễm virus bệnh quai bị không có triệu chứng bệnh lý và những người này có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không hề biết. Bệnh sẽ thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời.
Biến chứng bệnh quai bị
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh.
Đặc biệt phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mắc bệnh quai bị có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc làm thai chết lưu.
Một trong những biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề của bệnh quai bị đó là gây viêm teo tinh hoàn ở nam giới (chiếm tỷ lệ rất cao 20 - 30%) hoặc suy buồng trứng ở nữ giới (chiếm tỷ lệ nhỏ hơn). Bệnh quai bị cần được phát hiện và điều trị kịp thời, và có chế độ kiêng hợp lý để không gây ra những biến chứng nguy hiểm sau này.
Bệnh quai bị nếu không được điều trị kịp thời vô cùng nguy hiểm
Cách chữa bệnh quai bị
- Bệnh quai bị ở thể nhẹ: Không sốt hoặc sốt nhẹ. Sưng đau một bên hoặc 2 bên mang tai, vùng má dưới tai đau và sưng dần lên. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù. Nếu không có biến chứng thì sau vài ngày (4-5 ngày) bệnh sẽ khỏi.
- Bệnh quai bị ở thể nặng: bạn có thể đến gặp các bác sĩ để khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra bệnh quai bị có thể chữa theo bài thuốc như:
Bài thuốc uống
Bài 1: Rễ cây rẻ quạt tươi (xạ can) 9-15g, sắc uống ngày một thang chia hai lần.
Bài 2: Huyền sâm 15g, hạ khô thảo 6g, bản lam căn 12g, sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Chua me đất hoa vàng 30g, sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Rễ chàm mèo sao vàng 10g, sắc ngày một thang, chia uống vài lần trong ngày.
Bài 5: Vỏ cây gạo 40g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái phiến sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Bài 6: Củ sắn dây 16g, bạc hà 6g, cúc tần sao 10g, thăng ma 10g, thạch cao sống 10g, cam thảo 6g, hoa cúc 15g, hoàng cầm 10g, sắc uống ngày một thang.
Bài 7: Quả ké 12g, sài đất 12g, khổ sâm 12g, hạ khô thảo nam 15g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
Bài thuốc bôi ngoài
Bài 1: Hạt gấc 3-4 hạt đốt thành than, quai bị cói hoặc chiếu rách một nhúm (chừng 5g) đốt thành than. Hai thứ trộn đều rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.
Bài 2: Nhân hạt gấc giã nát hoặc hạt gấc 4-5 hạt đốt thành than, giấm thanh 5ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10g. Tất cả trộn đều rồi bôi vào chỗ viêm sưng, mỗi ngày 4-5 lần.
Bài 3: Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.
Bài 4: Dùng nước cốt lá muồng trâu trộn với thuốc lào bôi vào tổn thương nhiều lần trong ngày.
Bài 5: Xích tiểu đậu 50-70 hạt tán vụn, trộn với nước ấm hoặc lòng trắng trứng gà hoặc mật ong (lượng vừa đủ) thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần, thường sau một lần tại chỗ đã bớt sưng đau.
Bài 6: Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc một lần. Đã có công trình nghiên cứu điều trị trên 485 ca đều đạt kết quả tốt, trong đó có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.
Bài 7: Xích tiểu đậu 30g, đại hoàng 15g, thanh đại 30g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 5g trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên nơi sưng đau nhiều lần trong ngày.
Bài 8: Thiên hoa phấn, đậu xanh lượng bằng nhau, tán bột, hòa với nước sôi để nguội thành dạng hồ lỏng rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 3-4 lần.
Bài 9: Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Đem tỏi giã nát trộn với giấm rồi bôi lên tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 10: Bột hạt tiêu 1g, bột mì 8g, trộn hai thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.
Thuốc đắp hoặc dán ngoài
Bài 1: Lá na, lá gấc và lá cà độc dược. Bạn ấy ba thứ rửa sạch, giã nát rồi đắp vào nơi sưng đau.
Bài 2: Hạt gấc đốt cháy, tán bột rồi trộn với mủ cây duối cho đặc, phết lên giấy và dán vào chỗ sưng đau.
Bài 3: Giun đất 2-3 con, cho vào cốc, chế thêm một ít đường trắng rồi quấy đều, sau chừng nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi đắp lên nơi sưng đau, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 4: Cóc một con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới hai u to, lột lấy da và dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác, thường sau 3 ngày thì khỏi.
Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh đi lại nhiều đề phòng biến chứng có thể xảy ra. Bạn cần ăn uống chất mềm, đủ dinh dưỡng để bệnh mau chóng bình phục.
Khi có đau bụng dưới ở trẻ gái hoặc đau tinh hoàn ở trẻ trai cần dùng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc để không xảy ra biến chứng sau này.
Lời khuyên và cách phòng tránh khi bị bệnh quai bị
Mặc dù có thể gây ra nhiều biến chứng, nhưng nếu phát hiện và điều trị đúng cách thì căn bệnh này không gây ra nguy hiểm. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể.
Cùng xem những lời khuyên về cách phòng tránh và đối phó khi mắc bệnh quai bị này nhé:
- Cần phải hạ sốt, hạ thân nhiệt bằng khăn ấm và có thể uống Paracetamol để hạ sốt.
-Với những trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người xung quanh.
- Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.
- Với những bệnh nhân bị bệnh quai bị cần phải cách ly với những người xung quanh đến khi khỏi hẳn.
- Cần phải kiêng nước lạnh, kiêng gió.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
- Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch.
- Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc và làm bệnh nặng hơn.
Cách phòng tránh trẻ em
Với trẻ trên 1 tuổi nên tiêm vacxin phòng căn bệnh này. Để phòng tránh bệnh bé chỉ cần tiêm một mũi duy nhất. Với những trẻ mới tiêm phòng sởi thì phải đợi một tháng sau mới được tiêm phòng quai bị . Vì vacxin phòng quai bị đang được sử là vacxin phòng 3 bệnh (sởi, quai bị, rubela) do vậy các mẹ cần chú ý điều này khi tiêm phòng cho con.
Bệnh quai bị có thể được đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm phòng (chủng ngừa). Bạn nên đến Trung tâm y tế quận, huyện hoặc Viện Pasteur TP HCM (Tại TP.Hồ Chí Minh) và Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội (70 Nguyễn Chí Thanh) đang sử dụng vacxin của Mỹ, giá 105.000 đồng/liều.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh này:
>> Sởi - quai bị - rubella có biểu hiện bệnh ra sao?
>> Những điều cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em
>> Cách phòng chống bệnh quai bị ở trẻ
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn