Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến, ai cũng có khả năng mắc phải tối thiểu một lần. Biểu hiện của nhiệt miệng là các vết lở nhỏ, hình tròn và có màu trắng đục ở trong môi. Khi bị nhiệt miệng, thường bạn sẽ nghĩ ngay đó là dấu hiệu của việc nóng trong người. Nhưng thực tế cho thấy còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh lý này đó nhé, ví dụ như do bạn mắc các bệnh về răng (sâu, viêm,...), bị nhiễm khuẩn ở khoang miệng, hoặc cũng có thể do cơ thể bạn bị thiếu hụt một số dưỡng chất cần thiết (vitamin, các khoáng chất,...).
Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể tự lành không để lại sẹo nhưng để tránh khó chịu. Để sớm khắc phục những đau rát, khó chịu mà bệnh nhiệt miệng gây ra, cùng bỏ túi những cách chữa nhiệt miệng ơn giản vừa hiệu quả dưới đây nào các bạn!
Cách đơn giản và tiện lợi nhất để chữa nhiệt miệng chính là việc xúc miệng thường xuyên với nước muối loãng, thậm chí cả nước nóng hay nước lạnh thông thường đều được. Phương pháp này giữ cho khoang miệng được sạch khuẩn, tránh viêm nhiễm, giảm sưng và chóng lành các vết loét trong môi.
Củ cải có vị cay, tính lạnh nên ngoài tác dụng nấu ăn còn được dùng để làm thuốc chữa nhiệt miệng. Củ cải trắng có chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tác dụng thần kì của củ cải với bà bầu và bé yêu .
Bạn chỉ cần rửa sạch, cạo vỏ củ cải và xắt miếng nhỏ cho vào cối xay nhuyễn để vắt lấy nước. Sau đó hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần. Chỉ cần áp dụng cách này 2 ngày là các vết nhiệt miệng sẽ tự động khỏi.
Cách làm tương tự khi bạn sử dụng mật ong. Trong nước cốt dừa co chứa các tinh chất giúp diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng và giúp làm lành các vết loét.
Theo Đông y, cà chua là loại quả có tình bình, vị chua nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Do đó, trong trường hợp bị nhiệt miệng, bạn có thể ăn cà chua sống hoặc áp dụng bài thuốc dân gian : ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Rau ngót là món rau được nhiều gia đình yêu thích trong mùa hè này. Ngoài ra rau ngót có thể giúp bạn trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.
Áp dụng cách này, bạn lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong (mật ong có tác dụng kháng viêm). Sau đó, dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
Khế là một trong những cách giúp chữa nhiệt miệng nhanh nhất. Bạn có thể lấy khoảng 2-3 quả khế chua (khế chua giúp thanh nhiệt tốt hơn khế ngọt) rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần. Áp dụng cách này bạn cần ngậm nhiều lần trong ngày. Kiên trì khoảng 2 ngày bệnh nhiệt miệng của bạn sẽ dần dần khỏi.
Các chất chát thường có tính kháng khuẩn, sát trùng cao nên sẽ mau lành các vết nhiệt miệng và đặc biệt là các vết lở do nhiệt miệng gây ra khiến bạn khó chịu. Các loại nước chát như nước chè xanh, húng chanh, vỏ xoài, rau diếp cá… là giải pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả và an toàn. Khi bị nhiệt miệng, bạn chỉ cần ngậm nước chè xanh mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần trong 10 phút.
Phương pháp cuối cùng muốn giới thiệu đến các bạn chính là dùng nước mía. Nước mía với vị ngọt tự nhiên, tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc và cũng rất hiệu quả khi dùng để chữa bệnh nhiệt miệng. Theo cách này, bạn chỉ cần uống một ít nước mía mỗi ngày, hoặc muốn nhanh khỏi hơn thì pha thêm vào đó vài thìa nước ép củ cải nhé!
Nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người, vệ sinh răng miệng không tốt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng do chế độ ăn uống nhiều đồ cay nóng… Xuất phát từ những nguyên nhân này, bên cạnh tham khảo các cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, bạn nên tăng cường phòng tránh nhiệt miệng bằng cách:
Không cầu kỳ mà chủ yếu dựa theo kinh nghiệm dân gian và đông y nhưng tất cả những cách chữa nhiệt miệng trên đều rất hiệu quả. Bệnh lý này tuy không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nhưng nếu để lâu dài sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn uống. Vì vậy, để phòng tránh, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng, bổ sung các thực phẩm tính mát, giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời nhớ vệ sinh răng miệng thường xuyên để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và gây bệnh về miệng bạn nhé!
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn