Ngâm mộc nhĩ dùng nước sôi hay lạnh? Nhiều người làm sai bảo sao vừa lâu vừa mất chất

Thứ tư - 07/07/2021 07:00

Ngâm mộc nhĩ dùng nước sôi hay lạnh? Nhiều người làm sai bảo sao vừa lâu vừa mất chất

Đầu bếp cho rằng, việc dùng cả nước sôi lẫn nước lạnh để ngâm mộc nhĩ đều chưa đúng.

Mộc nhĩ là một trong những nguyên liệu không thế thiếu để chế biến nhiều món ăn. Mộc nhĩ thường được dùng để xào hoặc làm nhân cho các loại bánh, các món nem hoặc cho vào thịt đông, giò xào... Mộc nhĩ giòn giòn mùi thơm nhẹ đem lại cảm giác hấp dẫn khi thưởng thức. Tuy nhiên, khâu ngâm mộc nhĩ khiến nhiều người ngại nhất vì mất thời gian. 

Ngâm nấm trong nước lạnh là phương pháp phổ biến của nhiều người. Thông thường, mọi người lấy mộc nhĩ và ngâm trong chậu nước lạnh. Mặc dù đến lúc mộc nhĩ nở rồi sẽ rất giòn ngon nhưng thời gian ngâm quá lâu. Điều này với những người bận rộn thật không hề hợp lý chút nào.

Ngược lại, một số người lại sử dụng nước nóng già hoặc nước sôi để ngâm mộc nhĩ. Quả thực, nước sôi khiến mộc nhĩ nở rất nhanh. Thậm chí, để tăng tốc, có người còn thả mộc nhĩ vào nồi đun cho đến khi nở mềm. Tuy nhiên, chúng nên biết rằng, ngâm mộc nhĩ trong nước sôi hoặc luộc trực tiếp trong nồi sẽ phá hủy chất dinh dưỡng trong mộc nhĩ và làm cho mùi vị của nó kém hơn.

Vì vậy, đầu bếp chỉ ra rằng, nước ngâm mộc nhĩ tốt nhất nên dùng nước ấm. Nhiệt độ của nước ngâm mộc nhĩ phù hợp nhất là 30 độ. Tức là khi bạn nhúng tay vào mà không thấy bỏng, chỉ cần có cảm giác ấm là được. Nước này cũng đủ giúp mộc nhĩ tăng độ nở rồi.

Sau đó, bạn nên sử dụng một mẹo nhỏ để giúp mộc nhĩ nở nhanh hơn theo cách làm dưới đây của đầu bếp:

Đổ nước sôi ra bát to, đợi nước nguội xuống khoảng 30 độ. 

Lúc này thả mộc nhĩ khô vào bát, khuấy đều vài lần để nấm ngập nước. 

Sau đó rắc một thìa baking soda hoặc kiềm ăn được vào. Khuấy đều cho tan, đợi một lúc cho mộc nhĩ ngấm và nở.

Sau đó dùng tay rửa sạch mộc nhĩ, sau vài lần rửa (cọ miết vào mộc nhĩ) sẽ thấy nước trở nên đục, bụi bẩn nổi lên, loại bỏ phần gốc mộc nhĩ.

Rửa sạch lại mộc nhĩ dưới vòi nước. Với cách ngâm rửa mộc nhĩ như vậy mộc nhĩ vừa ngon sạch, lại giòn không mất chất dinh dưỡng. 

Như vậy, khi ngâm mộc nhĩ, bạn hãy nhớ chỉ nên sử dụng nước ấm và cho thêm chút baking soda vào để tăng tốc độ nở của mộc nhĩ, mộc nhĩ cũng sạch và giòn ngon hơn.

Xem thêm một số món ăn được nấu với mộc nhĩ:

Gà xào mộc nhĩ, nấm hương

Nguyên liệu:

- 200 gr lườn gà tươi

- 6 cái nấm hương khô

- 1 cái mộc nhĩ khô

- 10 ml dầu oliu

- 1 củ hành khô

- 2 thìa nhỏ hạt tiêu

- 1 miếng lê tươi

Cách làm:

- Luộc sơ lườn gà cho chín rồi xé nhỏ, sau đó đem 2 thìa tiêu trộn cùng gà cho thơm đều. Ngâm mộc nhĩ nấm hương cho nở ra rồi thái nhỏ để ra bát.

- Xắt nhỏ hành khô.

- Giữ lại 1/2 chén nhỏ nước dùng gà vừa luộc, thái nhỏ lê tươi rồi cho vào đun cho lê ra nước ngọt.

- Bắc bếp lên, sau đó cho 10ml dầu oliu phi với hành khô cho thơm, bỏ nấm hương mộc nhĩ vào xào chín.

- Nước lê sau khi sôi và lê đã chín mềm, ta đổ vào chảo mộc nhĩ nấm hương đảo đều rồi trút gà vào xào nhanh cho khô săn lại.

Bắc ra đĩa rồi rắc thêm ít tiêu, mùi ta lên và thưởng thức ngay thôi. Bật mí cho các bà mẹ, đây còn là một  món ăn giảm cân cực kì hiệu quả đó!

Canh khổ qua nhồi thịt, nấm mèo

Nguyên liệu:

- 6 trái khổ qua nhỏ

- 300 gr thịt heo xay

- 200 gr tôm đất xay

- 3 cái nấm mèo

- Hành lá, hành tím, hạt nêm, muối, tiêu

Cách làm:

- Hành lá xắt nhỏ, hành tím băm nhuyễn, nấm mèo ngâm nở rửa sạch xắt nhỏ, trộn tất cả nguyên liệu trên với tôm và thịt đã xay nhuyễn, thêm 1 muỗng cafe tiêu, 1/2 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, đeo bao tay nilong vào nhồi cho đều, ướp trong 15 phút.

- Khổ qua rửa sạch, xắt khoanh, bỏ ruột, nấu nước sôi cho khổ qua vào nấu sơ vớt ra cho vào nước lạnh để giảm vị đắng.

- Nhồi thịt vào phần ruột khổ qua.

- Nấu nước sôi cho từng khoanh khổ qua vào nấu trong 15-20 phút, nêm đường, muối, hạt nêm vừa ăn, cho thêm hành lá rồi tắt bếp.

Tai heo cuộn mộc nhĩ

Nguyên liệu:

- 1 cái tai heo

- 3 tai nấm mèo

- Hành khô, sả, hạt tiêu, dấm, bột canh

Cách làm:

- Tai heo làm sạch, rửa với muối và giấm. Cắt phần lỗ tai, lọc mỏng chỗ mỡ thịt phần chân tai. Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân. Sả rửa sạch cắt khúc. Hành bóc vỏ.

- Trải mộc nhĩ vào mặt trong của tai heo. Sau đó cuộn tai heo lại. Dùng dây lạt hoặc chỉ để cố định tai heo lại. Chú ý buộc thật chặt để phần mộc nhĩ sau khi luộc không bị rời ra.Cho tai cuộn mộc nhĩ vào nồi nước cùng 2 thìa giấm và một chút muối. Cho tai heo cuộn vào luộc sơ. Nước sôi thì vớt tai ra rửa sạch với nước.

- Lấy một nồi nước khác. Cho sả, hành, hạt tiêu, 2 thìa giấm, rồi cho tai heo vào luộc cùng. Nước sôi thì để om 25-30 phút thì tắt bếp.

- Vớt tai heo cuộn mộc nhĩ ra để nguội. Bọc lại rồi để ngăn mát tủ lạnh 3 giờ đồng hồ là được. Khi ăn, đem tai heo cắt bỏ dây, thái miếng mỏng vừa phải ăn kèm với tương ớt hoặc muối chanh sẽ cực kì thơm ngon.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ngam-moc-nhi-dung-nuoc-soi-hay-lanh-nhieu-nguoi-lam-s...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ngam-moc-nhi-dung-nuoc-soi-hay-lanh-nhieu-nguoi-lam-sai-bao-sau-vua-lau-vua-mat-chat-d280193.html

Làm mướp đắng xào trứng thì cho mướp hay trứng vào trước để bớt đắng, làm sai món không ngon!
Hóa ra việc cho trứng hay mướp đắng vào trước khi làm mướp đắng xào trứng cũng góp một phần quan trọng khiến món ăn bớt đắng.
Bấm xem >>

Mẹo hay nhà bếp

Theo Lam Anh (Dịch từ Sohu) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây