Kỳ lạ hòn đảo giúp con người tăng chiều cao, 1m8 vẫn bị coi là "người lùn"

Chủ nhật - 27/12/2020 01:10

Kỳ lạ hòn đảo giúp con người tăng chiều cao, 1m8 vẫn bị coi là "người lùn"

Trên thế giới có một hòn đảo nơi mà con người có thể tăng chiều cao khi ở lâu, thậm chí người nước ngoài tới đó du lịch cũng có thể tăng chiều cao.

Hòn đảo giúp tăng chiều cao

Chúng ta đều biết rằng con người cao lên khi còn nhỏ và ngừng phát triển khi trưởng thành. Thế nhưng trên thế giới này tồn tại một hòn đảo độc nhất vô nhị, nơi mà ngay cả người lớn cũng có thể cao thêm. Đó chính là hòn đảo tên Martinique.

Hầu hết cư dân trên đảo Martinique đều rất cao, ngay cả người nước ngoài khi đến đây sống một thời gian cũng có thể cao lên. Đặc điểm độc đáo này khiến nó được mệnh danh là “đảo cao lớn hơn”. Đảo Martinique nằm ở Đông Caribe, là một quốc gia có tổng diện tích khoảng 1.090km vuông và quy mô dân số khoảng 315.000 người.

Chiều cao trung bình của đàn ông trưởng thành trên đảo Martinique là 190cm, phụ nữ là 174cm. Nếu một người đàn ông tại đây cao dưới 180cm thì sẽ bị bạn bè chế giễu là “người lùn”. Điều đáng chú ý, người nước ngoài khi sống trên đảo một thời gian cũng có thể cao thêm, dù bạn là người già hay trẻ.

Truyền thuyết kể rằng có một hiện tượng không thể giải thích sẽ xảy ra trên đảo sau mỗi thập kỷ, đó là tất cả người lớn đều sẽ cao lên một cách bí ẩn. Nếu đây là sự thật thì nó sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho những người thấp bé muốn cao thêm.

Đảo Martinique đã thu hút hàng chục nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến mỗi năm và không có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người trong số họ thấp bé. Vì lý do này, một số người thậm chí còn gọi Martinique là “thiên đường dành cho người lùn”.

Không chỉ con người, ngay cả động vật, thực vật, côn trùng trên đảo cũng phát triển với tốc độc chóng mặt hơn bình thường. Kiến, ruồi, bọ cánh cứng, thằn lằn, rắn trên đảo đều tăng kích thước sau mỗi thập kỷ. Ví dụ, một con chuột bình thường trên đảo đã to ngang ngửa một con mèo ở những nơi khác.

Vậy có thể lý giải hiện tượng kỳ lạ này trên cơ sở khoa học không? Sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng thì các nhà khoa học đã tìm ra lời giải đáp. Theo đó, hòn đảo có một lượng khoáng chất phóng xạ đáng kể. Thứ này có thể gây ra những thay đổi hữu cơ trong cơ thể con người và kích thích sự tăng trưởng. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi cư dân trên đảo lại cao như vậy. Hiệu ứng phát triển chiều cao của khoáng chất phóng xạ cũng có thể ảnh hưởng đến khách du lịch lên thăm đảo nếu họ ở lại lâu, từ đó khiến họ cao thêm.

Đảo chết chóc

Đảo Sable là một dải cát dài 44km, cách Halifax, tỉnh Noa Scotia, Canada khoảng 300km về phía đông nam và nổi tiếng với những con ngựa hoang. Đối với các thủy thủ, đây là nghĩa địa của Đại Tây Dương bởi nó bị che khuất bởi sóng, bão và sương mù, chỉ có chết chóc và hủy diệt. Kể từ năm 1583, đã có hơn 350 vụ đắm tàu được ghi nhận trên đảo Sable. Hiện còn lại rất ít giấu tích của những vụ đắm tàu trên đảo, chẳng hạn như một chiếc khóa giày, vài đồng xu, bảng tên tàu, những mảnh gỗ bị chôn vùi trong cát.

Hòn đảo này nằm gần một trong những ngư trường dồi dào nhất thế giới. Nó cũng nằm gần một trong những tuyến đường vận chuyển chính giữa châu Âu và Bắc Mỹ nên hàng trăm tàu thuyền đi qua mỗi năm. Thêm vào đó, Sable nằm ngay trên đường đi của các cơn bão đổ bộ vào bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ. Và kết quả là những con tàu gặp nạn bị thổi dạt vào đảo.

Vào mùa hè, không khí ấm áp từ Dòng chảy Vịnh tạo ra những dải sương mùa dày đặc khi nó chạm vào không khí được dòng Labrador làm mát. Do đó, đảo Sable có sương mù tới 125 ngày mỗi năm. Các dòng chảy quanh đảo cũng rất phức tạp, nó nằm gần điểm giao nhau của 3 dòng hải lưu chính là Dòng chảy Vịnh, Dòng chảy Labrador và Dòng chảy Bele Isle.

Thế nhưng kể từ năm 1947, các vụ đắm tàu tại đảo Sable đã giảm hẳn. Trước đó, kính lục phân là công cụ chính được sử dụng để cố định vị trí của một con tàu. Thiết bị này rất chính xác nhưng lại dùng để đo góc giữa các thiên thể nên vô dụng trong ngày sương mù dày đặc hoặc trời nhiều mây.

Trong điều kiện thời tiết xấu, thuyền trưởng điều hướng bằng cách suy luận, sử dụng tốc độ và hướng của tàu để ước định vị trí của mình. Nhưng ngay cả trong điều kiện thời tiết tốt thì điều này cũng chỉ là suy đoán. Các dòng chảy và bão làm nhầm lẫn tính toán của con người. Nhiều báo cáo về các vụ đắm tàu nói rằng thuyền trưởng đã đi lạc đường, đánh giá sai vị trí của tàu do nhầm lẫn và va vào đảo Sable.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, radar và các thiết bị dẫn đường tiên tiến khác được sử dụng rộng rãi trên các tàu thương mại. Sable không còn là mối đe dọa lớn đối với vận chuyển. Chỉ có một chiếc thuyền bị mất tích từ năm 1947 và chiếc du thuyền nhỏ Merrimac bị chìm ngày 27/7/1999.

Trên đảo duy trì nhiều hình thức cứu trợ như một đội cứu sinh, dựng hải đăng, xây các ngôi nhà tị nạn, các trạm cứu sinh hỗ hỗ trợ các tàu thuyền gặp nạn. Tuy nhiên, đến năm 1958 thì tổ chức nhân đạo kết thúc do đã 11 năm không có vụ đắm tàu nào. Bây giờ, các ngọn hải đăng hoạt động tự động. Cư dân sống tại Sable duy nhất là những quan sát viên thời tiết và gia đình họ.

Hòn đảo thoắt ẩn, thoắt hiện

Việc những hòn đảo xuất hiện và biến mất khỏi bề mặt Trái đất không còn là điều kỳ lạ, nhưng tái xuất bất ngờ như hòn đảo này thì đúng là có một không hai. Theo ghi chép của cuốn "Khám phá những vùng đất kỳ lạ", vào tháng 4/1933 hòn đảo này được những người Trung Quốc phát hiện ra khi họ trên đường tới đảo Hải Nam đo mực nước. Khi đi, đám người này không phát hiện điều gì nhưng khi trở về, họ lại thấy một hòn đảo cây cối um tùm  trước mặt. Nửa tháng sau, cũng chính đoàn thuyền này quay lại tuyến đường này thì lại không thấy hòn đảo đâu nữa. Khi đó, các thủy thủ nghĩ họ bị ảo giác.

Thế nhưng 3 năm sau, một đoàn thuyền của Pháp đi qua nơi này cũng bắt gặp hòn đảo cây cối um tùm. Mọi người lấy bản đồ ra xem thì không hề thấy bất cứ hòn đảo hay cái tên nào được đánh dấu. Điều kỳ lạ nhất là hòn đảo biến mất gần như ngay lập tức, một lát sau lại tái xuất ở vị trí khác.

Đến sáng ngày hôm sau, các thuyền viên trên tàu nhìn thấy 2 hòn đảo. Sau khi cập bến Philippines, thuyền trưởng của con tàu là Suna Si đã kể lại câu chuyện cho những người khác nghe nhưng ai cũng cho rằng các thủy thủ đều bị ảo giác. Sau đó, ông Suna Si quyết định quay lại khu vực đó một lần nữa để xem thực hư ra sao thì lần này, 2 hòn đảo lại “không cánh mà bay”.

Trước sự việc hòn đảo thoắt ẩn, thoắt hiện như vậy, nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra được lời giải chính xác. Cho đến nay, họ mới chỉ suy đoán rằng nguyên nhân là do vận hành của tinh cầu khiến những hòn đảo biến mất rồi lại xuất hiện mà thôi.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ky-la-hon-dao-giup-con-nguoi-tang-chieu-cao-1m8-van-b...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ky-la-hon-dao-giup-con-nguoi-tang-chieu-cao-1m8-van-bi-coi-la-nguoi-lun-d260330.html

Ngôi làng nơi con người có thể đóng băng trong 1 phút, -51 độ trẻ em vẫn phải đi học
Nơi này được mệnh danh là ngôi làng lạnh lẽo nhất thế giới với nhiệt độ trung bình vào mùa đông là khoảng -50 độ C.
Bấm xem >>
Theo Bảo Linh (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây