7x vào bếp làm 5 mâm cỗ "nhoay nhoáy" vài tiếng là xong, mâm nào cũng đầy ắp món ngon

Thứ hai - 04/03/2019 11:47

7x vào bếp làm 5 mâm cỗ "nhoay nhoáy" vài tiếng là xong, mâm nào cũng đầy ắp món ngon

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ mẹ, chị Thu Hương lại làm 5 mâm để làm lễ cúng, mà hầu như chị là người đứng bếp chính.

Là một người rất thích nấu ăn, nên hầu như ngày nào chị Thu Hương cũng vào bếp bày biện món nọ, món kia cho gia đình thưởng thức. Chị Hương chia sẻ, mình không đi học nấu ăn ở đâu cả. Những món chị nấu là chị cảm thấy ngon, hợp khẩu vị của cả nhà. Vào những ngày nghỉ, chị chỉ ở nhà để mày mò nấu nướng. Các món chị thích nhất thường là chua ngọt và các món dầm.

Do đó, bất cứ khi nào nhà có ngày lễ gì chị đều làm bếp chính. Mới đây, chị khoe 5 mâm cỗ cúng mẹ gồm 11 món vừa ngon lại đẹp mắt, khiến hàng nghìn chị em phải trầm trồ ngưỡng mộ. Các món trong mâm cỗ gồm:

Xôi 3 mầu - Gà luộc - Chả mực - Chả nem - Xách bò xào khế - Củ quả muối chua ngọt - Bò sốt vang - Canh miến - Chân gà ngâm chua cay - Sụn nhồi chiên giòn - Thạch hoa quả tráng miệng.

Chị Thu Hương cho biết, 5 mâm cỗ này chị cũng là người nấu ăn chính, còn có hai chị gái của chị phụ bếp. Sau khi các nguyên liệu đã sơ chế xong, chị nấu chỉ mất 45 phút là xong tất cả 5 mâm cỗ. Chị chia sẻ, muỗn làm các mâm cỗ nhanh gọn như vậy, chị phải lên trước kế hoạc và sắp xếp công việc hợp lý. Chị thường hình dung trước các món cần nấu và dự kiến trình tự chế biến để sắp xếp thời gian hợp lý cho từng món, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian.

Đối với một số món có thể chế biến nguyên liệu từ hôm trước, chị sẽ làm để hôm sau chỉ việc nấu và trình bày. Chẳng hạn như món xôi của chị, chị sẽ ngâm gạo từ hôm trước và chia luôn từng mầu ra các chậu nhỏ sáng hôm sau chỉ việc đồ. Hay như món chân gà, món sụn nhồi hoặc củ quả muối chua ngọt, chả nem.. chị cũng làm từ trước. Vì thế, đến hôm sau, chị chỉ việc nấu lại các món này.

Chính vì sắp xếp công việc khoa học như vậy mà trước giờ khoảng 45 phút đến 1 tiếng, chị mới bắt tay vào nấu.

“Giỗ mẹ mình 7 năm rồi và năm nào mình cũng làm khoảng 5 mâm từ 10-13 món”, chị Hương cho biết. 

Chị Thu Hương còn chia sẻ thêm hình ảnh các mâm cỗ chị từng làm.

Khi nhìn thấy các mâm cỗ của chị, chị em hết lời khen ngợi. Ai cũng phải trầm trồ và hỏi công thức các món ăn trong đó có món dồi sụn chiên. Cùng tham khảo cách làm món dồi sụn chiên của chị Thu Hương:

Nguyên liệu:

- Sụn lợn

- Thịt vai, húng chó, hành khô, hành tây, gia vị

Cách làm:

Sụn lợn và thịt vai mua về rửa sạch, để ráo, sau đó băm nhỏ (hoặc xay như làm chả nem).

Hành tây chuẩn bị khoảng 1/2 củ, thái hạt lựu. Rau húng chó rửa sạch, thái nhỏ. Trộn đều sụn lợn, thịt vai, hành tây, bột canh, hoặc bột nêm, mắm, hạt tiêu. Đeo găng tay vào và bóp đều các nguyên liệu.

Lòng mua về, lấy 2 ngón tay vuốt lòng rửa sạch. Bóp lòng với muối hạt và dấm rồi rửa lại thật sạch với nước, có thể bóp và rửa lại hai ba lần cho đến khi lòng sạch sẽ, không còn mùi hôi nữa.

Chuẩn bị 1 cái phễu, dùng phễu để nhồi nguyên liệu đã được trộn đều vào bên trong lòng, buộc cố định 2 đầu bằng dây để phần nhân không bị chồi ra ngoài. Tiếp đến, mang hấp các khúc lòng cho chín tới. Khi hấp, nhớ lấy vật nhọn châm cho nước trong lòng chảy ra. Nếu làm nhiều, có thể bảo quản lòng trong tủ lạnh để ăn dần. Khi nào ăn, chỉ việc mang lòng đi rán vàng 2 mặt, thái lát nhỏ rồi bày ra đĩa. Lưu ý, khi hấp và rán lòng phải để lửa vừa (mục đích là để lòng không bị bục, phần nhân không bị chồi ra ngoài).

Gái xinh thay mẹ vào bếp nấu 'nhoay nhoáy' cỗ, sáng tạo bày lên mâm tiết kiệm công rửa bát
Với cách này, nhà chị Bùi Thanh Thủy không phải rửa nhiều bát đĩa ngày Tết, mọi người đều rảnh rỗi hơn rất nhiều.
Bấm xem >>

Theo Ngọc Lan (Khám phá)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây