3 món đặc sản Bắc Ninh nổi tiếng hấp dẫn du khách

Thứ ba - 16/08/2016 03:44

3 món đặc sản Bắc Ninh nổi tiếng hấp dẫn du khách

Bánh khúc làng Diềm, nem Bùi Ninh Xá hay bánh phu thê Đình Bảng là 3 đặc sản nức tiếng đất quan họ Bắc Ninh. Hãy cùng khám phá nét đẹp ẩm thực ở quê hương của những điệu hát quan họ nức lòng người này nhé!
  • 1

    Bánh khúc làng Diềm, Yên Phong

    Chắn hẳn trong chúng ta, ai ai cũng đều nếm qua món bánh khúc. Nhưng phải được nếm thử món bánh khúc làng Diềm ở Yên Phong Bắc Ninh thì mới thấy được nét đẹp ẩm thực cũng như đặc sản bánh khúc trứ danh của địa danh này. Không biết từ bao giờ, bánh khúc làng Diềm (Yên Phong, Bắc Ninh) lại nổi tiếng và thu hút du khách gần xa như thế, chỉ biết rằng từng chiếc bánh khúc tròn nhỏ như nắm xôi ấy đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực riêng cho mảnh đất Kinh Bắc này.

    Rau khúc là một loại rau dân dã của ruộng đồng. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, thì lại là mùa rau khúc bắt đầu mọc. Chẳng được vun trồng, chăm bón vậy mà rau khúc cứ tươi tốt mọc lên, hút chất dinh dưỡng từ đất mẹ mà xanh mơn mởn. Rau khúc chính là loại lá làm nên hương vị thơm ngon nổi tiếng của bánh khúc làng Diềm. 

    Bánh khúc làng Diềm có hai loại: nhân hành và nhân đỗ. Cách làm bánh khúc nhân đỗ đặc trưng với vị bùi của đỗ, vị ngậy của thịt mỡ và thơm của hạt tiêu. Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút: hành được dùng làm nhân bánh khúc nhất thiết phải là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, rau răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau. Bánh khúc thường được người dân làng Diềm nặn với hai hình thù khác nhau, hình tròn như chiếc bánh rán hoặc hình tai voi. Dù trong hình sáng nào thì bánh khúc cũng được nặn thật khéo léo và không hề bị lộ nhân ra ngoài, mặc dù vỏ bánh rất mỏng.

    Bánh khúc làng Diềm có chăng hấp dẫn người thưởng thức bởi bánh khúc là món ngon tổng hòa được các sản vật thiên nhiên ban tặng: từ cái dẻo thơm của nếp cái hoa vàng, vị bùi của đỗ xanh sánh quyện cùng vị béo của thịt ba chỉ. Tất cả làm nên vị mát lành, nồng ấm của món bánh khúc làng Diềm mà đi đâu chăng nữa, cứ đến Bắc Ninh là mọi du khách lại được muốn thưởng thức món bánh thơm ngon này một lần.

  • 2

    Nem Bùi Ninh Xá, Thuận Thành

    Nếu có cơ hội đi trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương, bạn hãy ghé vào bên đường, nơi có các quán dán biển hiệu nem Bùi để thưởng thức món ngon nổi tiếng đất Bắc Ninh này nhé! Nem bùi thơm nức mùi thính cùng vị sần sật, ngọt thơm và dai dai của thịt cuốn trong bọc lá chuối, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt thì bao nhiêu mệt mỏi như tan biến hết.

    Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Để làm nem bùi, người Bắc Ninh phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối. Ăn nem Bùi trong ngày vừa làm là ngon nhất, nếu không thưởng thức được ngay, bạn có thể bảo quản nem Bùi trong tủ lạnh được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. Đến bây giờ, mỗi khi có dịp về Ninh Xá, nhiều du khách còn tranh thủ thưởng thức nem Bùi và tiện mua nem Bùi về làm quà cho người thân của mình, để làm lan xa hơn vị ngon của món nem đặc trưng xứ Kinh Bắc này.

  • 3

    Bánh phu thê Đình Bảng, Từ Sơn

    Không giống như bánh phu thê bạn thường ăn với màu đỏ cam bắt mắt, bánh phu thê Đình Bảng ở Bắc Ninh lại dân dã với những chiếc bánh gói bằng lá dong màu vàng nhẹ của dành dành. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh phu thê hiện ra khiến người thưởng thức phải say mê...

    Làm bánh phu thê không hề đơn giản như bạn nghĩ, người Đình Bảng làm bánh phu thê cũng tận tụy như chính những con người Bắc Ninh nơi đây vậy.Bột làm bánh phải được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô (còn bột thô thì bán cho hàng bánh rán). Tới khi làm bánh phải dùng nước quả dành dành nhào bột để lấy màu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm màu.

    Để bánh có thêm độ giòn, người làm bánh còn nạo thêm đu đủ xanh ngâm phèn, cắt nhỏ cho vào bột bánh để đến khi ăn, bánh có cảm giác sần sật cực ngon miệng. Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường..., tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh phu thê Đình Bảng.

    Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Bánh gói xong được buộc dây rơm nếp, luộc xong, người ta tháo bỏ dây rơm, úp bụng hai chiếc bánh vào nhau rồi dùng lạt đỏ buộc thành cặp, có lẽ vì vậy mà người đời gọi là bánh phu thê.

    Lá gói bánh phu thê cũng là lá dong đã được tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong bánh là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng. Với những ý nghĩa sâu sắc và hương vị thơm ngon đặc trưng này, nhất định bạn hãy nếm thử món bánh phu thê - biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người, biểu tượng của tình cảm vợ chồng son sắt thủy chung.

Nguồn tin: www.lamsao.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây