Đó là trường hợp cháu Chu Thị Quỳnh Trang (3 tuổi, quê ở xóm 5, xã Kim Sơn, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên), bị ngã vào chậu nước sôi bỏng 60% cơ thể.
Chị Hồ Thị Phượng (25 tuổi, mẹ cháu Trang) cho biết, tai nạn xảy ra vào 18h30 tối ngày 20/11, khi chị đang chuẩn bị nước tắm cho con thì không may con bị trượt chân ngã vào chậu nước sôi , dẫn đến bị bỏng nặng phần sau cơ thể.
Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên cháu Trang được một bác sỹ chuyên về bỏng đưa về nhà cưu mang, điều trị. Hiện cháu Trang đang được truyền dịch, bù nước và kháng sinh. Chị Trang cũng cho biết, do tai nạn ập đến bất ngờ, nên bố cháu cũng đã xin nghỉ việc để về cùng chị chăm sóc cháu trong những ngày này.
Những hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Vị bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho bé chia sẻ: “Sau quá trình điều trị, hiện tại vết bỏng đã ổn định hơn, nhưng do truyền kháng sinh nên cháu bị rối loạn tiêu hóa.
Khi bị tai nạn, cháu chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu, do bỏng nặng cháu được chuyển đến viện bỏng. Nhưng gia đình quá khó khăn, không có tiền nên một người quen gọi cho tôi, thấy hoàn cảnh cháu như vậy nên tôi đã nhận chữa trị cho cháu”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, các bác sĩ cảnh báo tai nạn bỏng trong sinh hoạt ở trẻ xảy ra rất nhiều, trong đó bỏng nước sôi chiếm một tỷ lệ khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là sự bất cẩn của phụ huynh.
Ths.BS Ngô Anh Vinh (Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, khi trẻ bị bỏng nước sôi cần nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.
Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Đây là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.
Sơ cứu đúng cánh vô cùng quan trọng khi trẻ bị bỏng.
BS Vinh đặc biệt lưu ý không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da, không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Nếu có thuốc xịt bỏng thì nhanh chóng xịt cho trẻ.
Sau đó bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách: dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm.
Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn. Động viên, trấn an bé, nếu trẻ đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau (paracetamol). Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.
Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép … trước khi vết bỏng bị sưng nề. Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí và đánh giá tổn thương của bỏng.
Mọi sự giúp đỡ cháu Chu Thị Quỳnh Trang, quý độc giả có thể liên hệ với chị Hồ Thị Phượng (25 tuổi, mẹ cháu Trang); SĐT: 0963845122 |
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn