Được biết, đoạn video do nhà quay phim Pavel Novikov thực hiện trên một máy bay An-12 và những máy quay đặt trên chiến đấu cơ bay biểu diễn.
Theo những hình ảnh được công bố trong đoạn clip có tiêm kích Su-30, Su-35, Su-33, Su-34, oanh tạc cơ Tu-95, Tu-160... và đặc biệt là sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình T-50. Trong clip này một cặp T-50 xuất hiện 3 lần với những góc quay độc đáo và màu sơn khá lạ mắt.
Được biết, Nga hoàng ban sắc lệnh thành lập lực lượng Không quân, thuộc sự quản lý của Bộ Tổng tham mưu vào ngày 12/8/1912. Và từ đó đến nay, ngày này được chọn làm ngày của Không quân Nga.
Ngày nay Không quân Nga gồm các đơn vị không quân chiến đấu và ném bom, vận tải, phòng không (tên lửa) và lực lượng vũ trụ; tất cả gọi chung là Không quân vũ trụ. Ngoài ra còn có không quân hải quân.
Đáp lễ F-35
Sẽ không có gì đáng nói về màn ra mắt của tiêm kích T-50 nhân ngày truyền thống của Không quân Nga nếu nó không diễn ra gần như ngay sau Mỹ tuyên bố thành lập phi đội chiến đấu đầu tiên của F-35A - dòng tiêm kích được coi là đối thủ của T-50 trong tương lai.
Theo Tạp chí National Interest, đây rõ ràng là động thái khoe khá lộ liễu về sức mạnh của Không quân, đặc biệt tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi T-50 của Nga - loại máy bay đang trong giai đoạn hoàn thiện những thử nghiệm cuối cùng.
Theo nguồn tin này, hiện Bộ Quốc phòng Nga đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ tối tân T-50, sau khi loại máy bay này chỉ còn một đợt thử nghiệm cuối cùng là bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt để biên chế chính thức trong không quân Nga.
T-50 được chế tạo tại Xưởng chế tạo máy bay Komsomolsky-on-Amur mang tên Gagarin, nơi hiện tại đang lắp ráp phiên bản mẫu. Năm 2013, nhà máy đã sản xuất loạt nhỏ máy bay dành để thử nghiệm vũ khí, còn việc sản xuất hàng loạt sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.
Nhận định về việc T-50 sắp được biên chế chính thức, cựu lãnh đạo Cục tình báo Không quân Hoa Kỳ - Trung tướng Dave Deptula nhận xét rằng, về các đặc tính khí động học và khả năng cơ động, T-50 thực sự vượt trội hơn nhiều so với F-35.
Ngoài ra, chuyên gia Mỹ về các vấn đề quân sự Dave Majumdar, sau khi xem các mẫu T-50 và F-22 Raptor đã đưa ra kết luận chẳng mấy vui vẻ với Hoa Kỳ rằng, T-50 của Nga là đối thủ thực sự đáng gờm của loại tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới là F-22 và cả F-35 của Mỹ.
Tính năng ấn tượng
Theo tiết lộ của Nga, tiêm kích T-50 được trang bị một tổ hợp gồm nhiều thiết bị radar quan sát, giúp nó nâng cao khả năng phát hiện mục tiêu hơn nhiều lần so với tiêm kích hiện đại nhất hiện nay của Nga là Su-35 và các máy bay thế hệ thứ 4 và thứ 5 của phương Tây.
T-50 được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) W-121, hoạt động ở băng tần X (X-band), lắp ngang ở chót mũi máy bay. Loại radar này có tới 1500 mắt pha, có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 400km, có khả năng đồng thời theo dõi 60 mục tiêu và điều khiển tiêu diệt đồng loạt 16 mục tiêu.
T-50 được trang bị radar quang-điện nội bộ để phát hiện mục tiêu trên không RL-50M, được lắp đặt ở phần mũi máy bay, ngay trước khoang lái. Ngay phía sau radar W-121 là 2 radar mảng pha điện tử chủ động X-band kích thước nhỏ, lắp dọc 2 bên cạnh mũi máy bay.
Ở phía trước phần gốc của cánh chính (giáp với thân) được lắp đặt 2 loại radar là radar mảng pha điện tử chủ động, hoạt động trên dải sóng L-band và radar mảng pha điện tử chủ động, hoạt động trên dải tần Ka-band.
Ở phần cánh đuôi của máy bay đứng được lắp đặt tổ hợp chiến đấu điện tử Himalaya do Viện nghiên cứu khoa học-kỹ thuật điện tử Kaluga phát triển. Hệ thống này có tác dụng nâng cao khả năng chống nhiễu và vô hiệu hóa các công nghệ nhằm giảm khả năng phát hiện mục tiêu của đối phương.
Ngoài ra, tất cả các đường viền góc cạnh trên thân máy bay đều được gắn các cảm biến của radar mảng pha điện tử chủ động được mệnh danh là “lớp bọc thông minh”, giúp nâng cao độ nhạy của radar.
Hệ thống vũ khí
Với trọng lượng vũ khí lên tới 10 tấn, T-50 có 10 giá treo vũ khí, 4 ở trong thân và 6 ở 2 bên cánh, với đầy đủ các loại vũ khí đối không, đối hải, đối đất và tên lửa chống radar, biến nó thành cỗ máy tấn công toàn diện nhưng vẫn có khả năng không chiến siêu việt.
Vũ khí của T-50 có thể bao gồm các loại sau: Tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn K-37M, tên lửa không đối không tầm trung K-77-1, tên lửa không đối đất X-38ME (Kh-38ME), tên lửa chống bức xạ (chống radar) X-58UShKE (Kh-58UShKE) và các loại bom có điều khiển KAB-500.
Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 pháo 30mm GSH-301 9A1-4071K gắn ở sau buồng lái, phía bên phải. Loại pháo này là sản phẩm của phòng thiết kế Tula mang tên Shipunov, với tốc độ bắn 1500 phát/phút, cơ số đạn là 150 viên.
Ngoài ra, siêu tiêm kích tàng hình của Nga sẽ liên tục được bổ sung các loại vũ khí mới nhất mà Công ty vũ khí tên lửa chiến thuật Nga phát triển dành riêng cho nó và các chiến đấu cơ khác của Nga.
Với những trang bị này, Nga tin rằng, chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của nước này thực sự là “cỗ máy chiến đấu thông minh có cánh”, được thiết kế để dành thế thượng phong trên bầu trời trước các chiến đấu cơ phương Tây và triệt hạ các mục tiêu dưới mặt đất và trên mặt biển.
Nhà lãnh đạo cơ quan phân tích Air Power Australia là ông Carlo Kopp cho rằng, tiêm kích F-35 của Mỹ mặc dù có tính năng tàng hình tốt nhưng vẫn không đáp ứng được phần lớn những đòi hỏi đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 về tính cơ động, tốc độ, sự linh hoạt và hệ thống vũ khí.
Vị chuyên gia Australia nhận định, trong cuộc đối đầu trực tiếp, T-50 của Nga sẽ không chừa lại cho F-35 Mỹ một chút cơ hội nào.
Còn cựu lãnh đạo Cục tình báo Không quân Mỹ - Trung tướng Dave Deptula nhận định rằng, về các đặc tính khí động học và khả năng cơ động, T-50 thực sự vượt trội hơn nhiều so với F-35.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Mỹ Dave Majumdar, đã đưa ra kết luận chẳng mấy vui vẻ với Mỹ rằng, T-50 của Nga là đối thủ thực sự đáng gờm của loại tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới là F-22 và cả F-35 của Mỹ.
Clip tiêm kích T-50 phô diễn nhân Ngày truyền thống
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn