Theo truyền thống thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình đều dành thời gian dọn dẹp nhà đón Tết, lau chùi ban thờ thổ công, ban thờ gia tiên để mời các tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng gia đình. Bên cạnh việc lau chùi bát hương thì một trong những công việc không thể thiếu khi dọn dẹp bàn thờ đó là rút chân hương. Tuy nhiên, cách rút chân hương thế nào cho đúng, cho chuẩn để không gặp xui xẻo là điều mà không phải ai cũng biết.
Xem thêm:
Việc dọn dẹp bàn thờ, lau chùi bát hương và rút chân hương nên được làm sau lễ ông Công ông Táo là thích hợp nhất. Người thực hiện công việc này phải là người cẩn thận, chỉn chu và thành tâm trong việc thờ cúng. Trước khi thực hiện việc này thì việc tắm rửa sạch sẽ cũng là điều hết sức cần thiết, nếu không thì sẽ rất tai hại và làm ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn gia trong năm mới.
Dọn dẹp bàn thờ và rút chân hương thường được thực hiện sau lễ ông Công ông Táo
Bát hương cần luôn luôn được đặt ở nơi sạch sẽ, không để ở nơi bụi bẩn hay có lẫn các đồ vật khác. Bát hương cần được đặt ở một vị trí cố định, hạn chế xê dịch* mà chỉ được di chuyển đèn, đỉnh đồng, chén nước, bình hoa. Mỗi khi dịch chuyển các đồ vật này, bạn cũng cần khấn vái và xin phép tổ tiên trước.
Trong khi lau dọn bát hương, bài vị, bàn thờ, bạn phải dùng một tay giữ cố định các đồ vật này để chúng không bị xoay hay xê dịch, tay còn lại cầm khăn ẩm lau sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã một củ gừng thả vào một bát rượu để phun vào bát hương, bài vị cho thơm rồi mới dùng khăn lau sạch.
Bàn thờ ngày Tết ai cũng phải biết
* Cũng có nhiều nơi, người ta vẫn mang bát hương xuống lau chùi bình thường. Bạn nên hỏi người lớn tuổi trong nhà về phong tục này.
Nếu cẩn thận, bạn nên sắm sửa một lễ vật để xin phép và mời các cụ tạm lánh trong thời gian dọn dẹp bàn thờ. Làm như vậy sẽ không kinh động đến các cụ và con cháu trong nhà cũng tránh bị quở mắng.
Sau khi thắp một nén hương xin phép, bạn hãy rút từng chiếc chân hương một cho tới khi chỉ còn lại một vài chân hương đẹp nhất (thường là các số lẻ như 3, 5, 7, 9). Số chân hương đã được rút sau đó sẽ được mang đi hóa thành tro và đổ xuống sông, vùi xuống gốc cây hoặc pha vào nước để tưới cây. Tuyệt đối không vứt chân hương và các đồ vật thờ, cúng khác ở nơi ô uế, nhiều rác thải. Nếu có thể, bạn hãy đặt lên một miếng xốp và thả xuống sông.
Sau khi lau dọn bàn thờ và rút chân hương xong, bạn cũng cần thắp nén nhang để cẩn báo với các cụ.
Sau khi rút chân hương xong, bạn cần thắp nén nhang để cẩn báo các cụ
Theo quan niệm của người Việt thì việc lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân hương cần được tiến hành một cách yên tĩnh và cẩn trọng. Việc tỉa chân hương trước Tết không gắn liền với điển tích nào mà đó chỉ là một công việc dọn dẹp thông thường, loại bỏ đi những đồ thừa thãi để đón một năm mới với nhiều điều mới mẻ. Hơn thế, việc dọn dẹp chân hương cũng giúp cho bàn thờ được gọn gàng, sạch sẽ hơn.
Bên cạnh đó, cũng có quan niệm cho rằng, bát hương đầy đặn, càng nhiều chân hương và tàn hương thì gia chủ càng có nhiều lộc. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu bát hương quá nhiều chân thì khi cắm những nén hương tiếp theo sẽ không chạm được vào bát nên không tỏ được lòng thành của con cháu. Hơn thế, chân hương quá đầy sẽ che mắt thần linh, tiên tổ.
Dù quan niệm thế nào thì đa số mọi người đều cho rằng, việc dọn dẹp bàn thờ, rút chân hương là việc làm cần thiết và nên thực hiện vào cuối năm hoặc trước ngày giỗ lớn của gia đình (giỗ tổ, giỗ cụ, giỗ ông bà...).
Xem thêm:
Lưu ý:
Vào buổi sáng 23 tháng Chạp, bạn cần làm lễ tiễn Táo Quân trước rồi mới lau dọn bàn thờ và rút chân hương. Nhiều người không biết có thể hiểu nhầm là phải vệ sinh sạch sẽ bàn thờ xong mới làm lễ cúng ông Công ông Táo.
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn