Mỗi năm, cứ đến Rằm tháng 7 âm là nhiều gia đình lại sắm sửa lễ vật để cúng chúng sinh nhân ngày Xá tội vong nhân cũng là ngày lễ Vu Lan. Có thể thấy rằng, chúng cúng sinh là một trong những phong tục tốt đẹp, thể hiện tấm lòng nhân hậu của con người Á Đông.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân bởi rất nhiều người nhầm lẫn, cho rằng hai lễ này là một, chỉ là tên gọi khác mà thôi. Mặc dù cùng xuất phát từ Phật giáo nhưng trên thực tế, đây là 2 lễ hoàn toàn khác nhau với 2 điển tích riêng biệt.
Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu cha mẹ, Vu Lan bồn. Đây là ngày lễ trọng đại của Phật giáo. Sở dĩ có ngày lễ này là do điển tích về vị bồ tát Mục Kiều Liên. Theo kinh Vu Lan thì Mục Kiều Liên sau khi tu luyện thành công vẫn khắc khoải nỗi nhớ người mẹ của mình. Mẹ của ông - bà Thanh Đề khi còn sống đã gây ra quá nhiều nghiệp ác nên khi chết đi bị đày xuống địa ngục làm ngạ quỷ (hay còn gọi là quỷ đói).
Biết được điều này, Mục Kiều Liên đã đem cơm xuống địa ngục để mẹ mình không bị bỏ đói. Tuy nhiên, do bản tính tham lam nên khi ăn, bà Thanh Đề không chịu nhường cơm cho các cô hồn khác cùng ăn nên cơm hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được.
Quá thương xót mẹ nên Mục Kiều Liên đã cầu xin Phật Tổ cứu giúp mẹ mình. Phật Tổ dạy rằng chỉ có cách hợp sức của chúng tăng vào ngày Rằm tháng 7 thì mới cứu được. Ông làm theo và giải thoát được cho mẹ. Đó chính là nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan báo hiếu như chúng ta biết ngày nay.
Trong khi đó, lễ Xá tội vong nhân (cúng cô hồn) là với mục đích ban phước cho các cô hồn lang thang, không ai thờ cúng, chăm sóc.
Theo quan niệm dân gian thì cứ đến tháng 7 âm lịch, từ ngày 2 đến ngày 14, Diêm Vương sẽ cho phép mở cửa địa ngục và các cô hồn được xá tội, trở lại dương gian và lang thang, quấy phá người thường. Chính vì thế, mọi gia đình đều sắm lễ vật gồm cháo loãng,gạo, bỏng, muối... (đều là các món chay) để bố thí cho những cô hồn lang thang ấy và mong muốn họ sẽ được ăn no mà không quấy phá.
Cũng có một tích khác kể rằng, trong khi phật A Nan Đà đang ngồi trong phòng tĩnh thì có một con quỷ cổ dài, người gầy quắt, diệm khẩu (miệng nhả ra lửa), hiện lên báo rằng 3 ngày nữa, A Nan Đà cũng sẽ chết và biến thành quỷ đói giống như nó. Nếu muốn tránh kiếp nạn này thì ông phải bố thí đồ ăn và cúng dường Tam bảo cho chúng, làm như vậy, lũ quỷ đói sẽ được đầu thai vào cõi trần và A Nan Đà cũng được tăng thọ.
Theo quan niệm của người miền Bắc thì Rằm tháng 7 chủ yếu là để xá tội vong nhân vì thế mà trong văn khấn Rằm tháng 7 có cả cúng thần linh, cúng cô hồn, cúng tổ tiên và cúng phóng sinh; còn với người miền Nam, đây là ngày để con cái báo hiếu và tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Tuy cùng một ngày, nhưng 2 lễ hoàn toàn khác nhau và câu chuyện mở cửa địa ngục gắn liền với lễ cúng chúng sinh.
>> Cúng cô hồn vào giờ nào thì hợp lý và đúng nghi thức?
>> Có nên tổ chức cưới tháng 7 âm – tháng cô hồn không?
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn