Theo quan niệm của người Việt thì tùy vào những việc làm khi còn sống mà người mất có thể được luân hồi chuyển kiếp hoặc cũng có thể bị đày xuống địa ngục, phải lang thang, vất vưởng ngoài đường. Tuy vậy, dân gian cũng cho rằng dù một người trước đây có làm nhiều việc sai trái, phải chịu trừng phạt thì cũng nên có một ngày được tự do. Vì lẽ đó, cứ đến tháng 7 hàng năm, từ mùng 2 đến rằm, Diêm Vương sẽ cho phép mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ túa ra tứ phương, phải đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì ma quỷ mới phải quay trở lại địa ngục.
Do vậy, dân gian cho rằng tháng 7 âm chính là tháng của ma quỷ, trên dương thế sẽ có rất nhiều quỷ đói, quỷ và người lẫn lộn nên phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Cũng trong tháng 7 - tháng cô hồn, người ta sẽ cần phải kiêng kị rất nhiều điều, trong đó có kiêng nhặt tiền rơi vãi.
Xem ngay: 18 điều cấm kỵ trong tháng cô hồn tuyệt đối tránh
Quan niệm kiêng nhặt tiền rơi vào tháng cô hồn xuất phát từ việc cúng tế cầu phúc cho các cô hồn. Cứ đến tháng 7 hàng năm, các gia đình thường chuẩn bị rất nhiều đồ cúng tế rằm tháng 7, trong đó có chuẩn bị cả tiền lẻ. Như vậy, tiền lẻ ở trên đường không hẳn do người khác làm rơi mà đó có thể là tiến cúng mà người ta thả xuống đường để mua chuộc quỷ đầu trâu mặt ngựa hay cúng ma đói, các oan hồn không có người thân thăm nuôi, săn sóc.
Những thứ đã cúng đều thuộc về thế giới bên kia. Nếu bạn nhặt tiền cúng rơi ở đường thì tức là bạn đã gián tiếp tranh giành đồ và trở thành đối thủ của các ma đói. Mà ma đói do bị bỏ đói nhiều năm nên rất hung hãn và manh động, nếu có ai tranh phần của chúng thì chúng sẽ tìm ra và quấy nhiễu đến cùng và bạn có thể gặp tai họa.
Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhã - trụ trì chùa Trấn Quốc đồng thời cũng là ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì theo quan niệm của Phật giáo, trong tháng cô hồn, người dân không cần phải kiêng kị nhiều điều như quan niệm dân gian. Nhà Phật chỉ dạy rằng vào ngày mồng 1 và ngày rằm, con người không làm điều trái, không sát sinh và sống có phúc có đức.
Hòa thượng Thích Thanh Nhã cũng cho rằng: Nếu con người có tâm, tích phước đức thì không phải kiêng sợ ma tủy nào cả. Thay vì phải kiêng kị theo những điều không có cơ sở thì hãy làm việc thiện, tích đức và hiếu thảo với cha mẹ.
Theo quan điểm hiện đại, nhiều nhà văn hóa lại nhìn nhận vấn đề kiêng nhặt tiền rơi trong tháng quỷ đói ở ở góc độ khác. Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh thì kiêng kị chỉ giúp giải quyết vấn đề tâm linh. Dân gian cho rằng: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", do vậy, khi kiêng được, con người sẽ vui vẻ, thoải mái hơn.
Trên thực tế, chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng người nhặt tiền lẻ trong tháng cô hồn sẽ gặp xui xẻo, tương tự cũng không có cơ sở để thấy rằng nếu tuân thủ theo đúng những điều kiêng kị thì sẽ được bình an. Tiền lẻ rơi trên đường liệu có phải là của ma quỷ hay không thì cũng chưa ai chứng minh được.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng: Trong tháng cô hồn, điều gì kiêng được thì cứ kiêng để thoải mái trong tâm hồn, tuy nhiên cũng không phải vì thế mà gò bó bản thân vì cũng có nhiều người gặp pahri tai họa khi kiêng.
Bên cạnh đó, nhà văn hóa Trần Hữu Sơn cho rằng: Người dân nên sống tốt đời đẹp đạo, giúp đỡ những người khó khăn, báo hiếu ông bà cha mẹ thay vì ứng xử với người âm, kiêng kỵ trong tháng cô hồn.
>> 13 điều nên làm trong tháng cô hồn theo quan niệm dân gian
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn