Một trường hợp ngộ độc hóa chất đang cấp cứu tại BV.
Ngày 15/5, trao đổi với phóng viên, ThS.BS.Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cách đây mấy ngày cháu P.P.T, 3 tuổi ở Hà Nội được gia đình đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng nôn, ho liên tục, miệng nồng nặc mùi dầu hỏa vì đã uống một lượng lớn dầu hỏa vào bụng và có dấu hiệu viêm phổi.
Theo người nhà bệnh nhi, trong lúc cháu tự chơi một mình, bố mẹ không để ý nên cháu đã tự tay lấy chai nước bên cạnh trong đó đựng dầu hỏa tu. Tại Khoa, các bác sĩ đã theo dõi, truyền dịch vì bé rất dễ bị hội chứng viêm phổi sau 24-48 giờ uống phải hóa chất.
Theo bác sĩ Duy, uống phải dầu hỏa để lại hậu quả rất nặng nề. Gây tổn thương phổi rất nặng nề. Chỉ vài ngày sau uống trẻ đã bị suy hô hấp.
Tại Khoa Cấp Cứu – Chống độc, các hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ...
Bệnh nhi L.B.V. (2 tuổi, ở Cao Bằng) bị ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat. Hiện tại, bệnh nhi bị phù mắt, tổn thương đường tiêu hóa, tiên lượng xấu. Các bác sĩ đang nỗ lực điều trị để giành giật sự sống cho bệnh nhi.
Gia đình cho biết, ngày 7/5, trong lúc người nhà không để ý, bé chơi một mình và lấy chai thuốc diệt cỏ uống. Gia đình phát hiện vội đưa bé đi đến cơ sở y tế địa phương sơ cứu, rồi chuyển xuống BV Nhi TƯ.
Theo bác sĩ Duy, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở, ho, suy hô hấp, nôn nhiều, đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa. Qua biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị ngộ độc do thuốc diệt cỏ paraquat. Những hóa chất này chỉ cần uống một lượng nhỏ thì nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị hỗ trợ kịp thời.
Do vậy, việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Cách sơ cứu khi uống nhầm hóa chất Từ những trường hợp uống nhầm hóa chất, bác sĩ Lê Ngọc Duy khuyến cáo nếu trẻ uống nhầm axít, xăng dầu, chất tẩy rửa người lớn không được gây nôn cho trẻ. Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải cho trẻ nôn ra hết sẽ hết độc nhưng đây là quan niệm sai lầm. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp. Trước khi tới viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Khi uống nhầm thuốc diệt cỏ: Cần nhanh chóng gây nôn cho trẻ càng sớm càng tốt. Trong vòng 1 giờ đầu uống nước và gây nôn bằng cách móc họng cho bệnh nhân. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi. Hoặc đặt người bệnh nằm nghiêng tránh chất nôn, dịch tiết hay nước chảy vào khí quản gây tắc thở. Sau khi bệnh nhân nôn, có thể cho bệnh nhân uống một trong các thuốc sau làm giảm hấp phụ chất độc vào cơ thể: Than hoạt tính 1g/kg/lần pha nước cho bệnh nhân uống; hoặc uống đất sét hấp phụ rất tốt paraquat. Sau đó khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Để phòng tránh hậu quả của việc uống nhầm hóa chất cha mẹ cần để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Tốt nhất là để ở những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được; Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như lavie, vital… nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Các chai, lọ đựng hóa chất nên dán chú thích rõ ràng, đặt xa tầm tay trẻ em; Nên tránh tái sử dụng những chai nhựa màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc của chất bên trong để đựng hóa chất; Không đựng các đồ uống vào các chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất; Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài. |
Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận cháu N.N.A, 4 tuổi, ở Lạc Trung, Hà Nội uống nhầm dầu máy khâu...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn