Đau bụng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em khi đến “ngày đèn đỏ”. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị chóng mặt, ngất, buồn nôn, mặt trắng bệch, toát mồ hôi, toàn thân lạnh buốt… Nhưng tình trạng của mỗi người là khác nhau, thông thường bạn sẽ cảm thấy phần bụng dưới đau âm ỉ kéo dài, cảm giác bị nặng bụng, và đối với tình trạng này, chị em đều có thể vượt qua được. Chuyên gia cho rằng, vì công việc quá mệt mỏi, thức đêm nhiều, stress , ăn mặc phong phanh là những lý do khiến cơn đau “gai góc” hơn.
Đau bụng kinh thường gặp 2 loại: đau thường và đau kéo dài. Chuyên gia cho biết, loại đau thường không làm tổn thương bộ phận sinh dục bên trong, vào mấy ngày đầu sẽ xuất hiện cơn đau và đau suốt chu kỳ, hiện tượng này thường gặp trong thời kỳ thanh xuân của con gái, chưa kết hôn hoặc chưa đẻ con, độ tuổi khoảng 20 – 30. Trải qua giai đoạn này, cơn đau thường sẽ giảm dần, và một số trường hợp chuyển qua đau kéo dài. Đau bụng kinh kéo dài do cơ thể người phụ nữ diễn ra loạt sự thay đổi như chuyển hóa các chất hữu cơ gây đau bụng và dẫn đến các bệnh phụ khoa, như: màng dạ con, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm đường sinh dục,…
Rất nhiều chị em không để ý đến tình trạng sức khỏe bản thân mà không chịu đi khám, đến khi xảy ra vấn đề mới lo lắng không nguôi. Khi xảy ra tình trạng đau ê ẩm không yên, chị em nên tìm gặp bác sĩ phụ khoa khám để được tư vấn ngay. Cần kiểm tra tử cung và buồng trứng xem có phát sinh bệnh hữu cơ như ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, rối loạn viêm vùng chậu hay không.
Có 5 cách giúp phòng trừ bệnh đau bụng kinh, chị em nên biết:
1. Làm ấm bụng: đây là biện pháp hữu hiệu nhất, nhất là đối với thời kỳ trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt. Chuyên gia lưu ý, chị em nên quan tâm đến việc bảo vệ phần bụng luôn ở trong trạng thái ấm, có thể dùng túi chườm nóng hoặc dán giữ nhiệt, có tác dụng tản hơi lạnh giữ nhiệt trong cơ thể, giúp máu lưu thông. Đồng thời, có thể uống trà gừng pha với đường đỏ.
Ngoài ra, làm ấm bàn tay, bàn chân, đùi cũng rất cần thiết, trong thời kỳ cố gắng tránh mưa, bơi hay tắm trong bồn, cũng không nên ở trong phòng điều hòa lạnh quá lâu.
2. Không nên ăn đồ lạnh: Những phụ nữ có hiện tượng đau bụng kinh một phần lý do liên quan đến việc ăn thức ăn lạnh. Trong ngày này nên bồi bổ thêm canh ấm, có thể chọn tam thất, hạnh nhân, hồng hoa, canh gà, canh ngải cứu…
3. Tuyệt đối tránh uống rượu và chất kích thích.
4. Hạn chế làm việc quá sức: Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nếu làm việc quá sức, thường xuyên thức khuya và căng thẳng tinh thần, có thể khiến cơn đau nhiều hơn. Do đó, cố gắng duy trì những thói quen tốt, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, tránh làm việc nặng nhọc, ổn định cảm xúc, tránh lo âu, trầm cảm.
5. Vệ sinh cá nhân tốt: đây là điều quan trọng cần phải thực hiện. Nếu không làm sạch và giữ vệ sinh ở phía ngoài vùng kín, kinh nguyệt dễ xảy ra hiện tượng lạ, bởi vậy cần giữ vệ sinh để bảo vệ chính cơ thể bạn.
6. Tập luyện: Chị em đau bụng kinh thông thường lượng máu sẽ nhiều hơn, bởi vậy không dễ dàng hoạt động mạnh, nên chọn những vận động phù hợp như đi bộ, tập những bài vận động nhẹ. Sau kỳ kinh nguyệt, chị em bắt đầu lấy lại sức để chạy bộ, tập yoga, tăng cường sức khỏe.
Kinh nguyệt hàng tháng là điều mọi phụ nữ đều phải trải qua, và đây là những ngày rất khó chịu. Tuy nhiên, nó cũng...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn