Đồ ăn
Đồ uống nhiều đường, kẹo và bánh bao không phải là nguồn năng lượng lâu dài, nên bạn thường sớm cảm thấy đói. Lựa chọn tốt nhất là thức ăn chứa nhiều chất sơ, ngũ cốc, rau quả, chất béo tốt cho sức khỏe (cá hồi và quả bơ) và chất đạm (trứng, đậu nành và thịt gà).
Căng thẳng
Tinh thần phấn chấn giúp xua tan cơn đói bằng hoóc môn tên adrenaline. Nhưng nếu bạn lo âu và căng thẳng, cơ thể sản sinh một loại hoóc môn khác tên cortisol. Nó có thể khiến bán muốn ăn tất cả những gì nhìn thấy.
Cơ thể mất nước
Đôi khi bạn nghĩ rằng mình cần ăn, nhưng thực chất bạn bị mất nước. Nên bạn có thể thử uống một chút nước trước tiên. Nếu cảm giác đói không hết, bạn cần ăn một thứ gì đó.
Ăn nhiều đồ ngọt
Khi ăn nhiều đồ ngọt hay thực phẩm nhiều Carbohydrates như bánh rán, bánh ngọt và soda, chúng đưa nhiều đường vào cơ thể bạn cùng lúc. Nên cơ thể giải phóng hoóc môn insulin, giúp các tế bào sử dụng và tích trữ nó. Nhưng thực phẩm nhiều đường có thể khiến cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn cần thiết. Điều này làm giảm đường trong máu dẫn tới bạn cảm thấy đói.
Bệnh tháo đường
Bạn có thể cảm thấy đói vì cơ thể nghĩ rằng nó cần thêm năng lượng, nhưng thực chất là bạn có thể gặp rắc rối về chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. “Chứng ăn nhiều” là thuật ngữ các bác sĩ sử dụng cho những người cảm thấy rất đói và có thể là dấu hiệu của bệnh tháo đường. Bạn có thể giảm cân, đi tiểu nhiều và mệt mỏi.
Đường máu thấp
Thiếu năng lượng hay đường trong máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu hay chóng mặt. Nó cũng có thể xảy ra nếu bạn không ăn gì trong vài giờ. Nếu gặp phải những triệu chứng này, bác sĩ có thể khuyên bạn theo dõi lượng đường trong máu và cần bổ sung thêm Carbohydrates khi đường máu thấp.
Mang thai
Một số phụ nữ cảm thấy buồn nôn khi ăn nhiều trong thời gian đầu mang thai trong khi những bà bầu khác có thể lúc nào cũng thấy đói.
Ăn quá nhanh
Thói quen ăn quá nhanh có thể khiến cơ thể không đủ thời gian để nhận thấy rằng bạn đã no bụng. Bởi vậy, bạn nên ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ và tận hưởng vị ngon của thức ăn. Thời gian dành cho bữa ăn ít nhất khoảng 20 phút.
Nhìn hay ngửi thấy thức ăn thơm ngon
Bạn có thể xem một quảng cáo về kem hay ngửi thấy mùi bánh mới khi đi qua tiệm bánh. Điều đó có thể đủ khiến bạn thèm ăn cho dù cơ thể có thực sự đói hay không. Hãy xác định tình trạng bụng của bạn khi đó và đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Trạng thái tâm lý thay đổi
Nhiều người luôn có cảm giác thèm ăn khi họ chán nản hay trầm cảm và hội chứng này được gọi là “ăn tâm lý”. Khi rơi vào trạng thái này, bạn nên cố gắng làm điều gì đó để quên cảm giác thèm ăn. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên tới khám bác sĩ để được tư vấn.
Bệnh cường giáp trạng
Hội chứng này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, buồn rầu và lúc nào cũng thèm ăn. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn phát hiện những triệu chứng trên. Nếu nguyên nhân là do vấn đề ở tuyến giáp, bạn có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể khiến bạn có cảm giác thèm ăn, như thuốc điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn tâm lý và một số loại thuốc kháng sinh. Hãy thông báo cho bác sĩ, nếu bạn cảm thấy đói hơn sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc mới.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể làm thay đổi sự cân bằng của hoóc môn đói (leptin và ghrelin), có thể khiến bạn muốn ăn nhiều hơn. Ngủ không đủ giấc cũng có thể khiến cơ thể có nhu cầu nạp nhiều calo và chất béo hơn.
Ít ai biết rằng, quan hệ tình dục không chỉ hâm nóng tình yêu mà còn giúp giảm cân hiệu quả.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn