Giải pháp chống ùn tắc tại Việt Nam

Thứ hai - 16/01/2017 10:33

Giải pháp chống ùn tắc tại Việt Nam

Trước tình hình ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại Hà Nội và TP HCM, tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu để tìm các biện pháp từ giải quyết tình thế cho đến giải pháp giao thông bền vững.

Giải pháp trước mắt

Trong đó, có giải pháp chống kẹt xe một cách hiệu quả mà không tốn một xu (giải pháp tình thế). Khuyến nghị chỉnh sửa luật giao thông đường bộ đối với nhóm người điều khiển xe gắn máy.

Người từ 14 tuổi sẽ được cấp giấy CMND và được phép điều khiển xe gắn máy 50 phân khối trở xuống (được phép thi lấy giấy phép điều khiển phương tiện giao thông).

Người từ 16 - 18 tuổi sẽ được điều khiển xe gắn máy 50 phân khối đến 110 phân khối phải có giấy phép điều khiển phương tiện (tổ chức thi giấy phép điều khiển phương tiện giao thông cho học sinh trong trường học).

Cho phép học sinh khi đi học hoặc tan trường được phép chở thêm 2 người tương đương 3 người trên xe chỉ trong giờ cao điểm, ngoài giờ cao điểm sẽ bị phạt theo luật. Nghiêm cấm hành vi lạng lách đánh võng, vượt quá tốc độ cho phép trong nội thành.

Nạn kẹt xe tại các thành phố lớn.

Bởi vì kẹt xe giờ cao điểm do đâu? Do phụ huynh đưa đón con/em. Mỗi học sinh có một phụ huynh dùng xe gắn máy đưa rước, tức là phụ huynh cần phải đến trường sớm để đưa - đón con/em. Như vậy góp phần tăng lưu lượng phương tiện trên đường trước, trong và sau khi vào trường hoặc tan trường (nhất là lúc tan trường).

Nếu cho phép học sinh từ 14 tuổi được điều khiển xe gắn máy cá nhân và được phép chở thêm 2 người, tương đương 3 học sinh ngồi trên xe với nhau khi đi học hoặc khi đi tan trường về sẽ giảm được lượng xe của phụ huynh đưa đón con/em tại trường vào giờ cao điểm.

Dù luật không cho phép, nhưng thực tế học sinh vẫn lén lút vi phạm (không kiểm soát được hành vi).

Sẽ có ý kiến cho rằng cần phát triển các xe đưa đón học sinh 8 - 12 chỗ ngồi, vậy có nên không?

Không nên, vì chính những chiếc xe này sau khi đưa đón học sinh sẽ đi đâu? Sẽ lại lưu thông trên đường để về bãi đậu xe khi trên xe không chở thêm một ai (chiếm dụng lòng đường).

Một chiếc xe gắn máy có thể chở nặng 120 kg, mỗi học sinh trung học cơ sở và THPT cân nặng trung bình 35- 45 kg, như vậy 3 em học sinh trên một xe là hợp tải. Sau khi các em về đến nhà thì lượng phương tiện này tạm thời không còn lưu thông trên đường (khác với xe đưa rước học sinh).

Đó là giải pháp dành cho học sinh, đối với trường hợp trên 18 tuổi là sinh viên và người đi làm. Điều chỉnh luật cho phép người điều khiển xe gắn máy được phép chở thêm 2 người, tương đương 3 người ngồi trên xe trong giờ cao điểm (nhất là giờ chiều tan sở), nghiêm cấm hành vi lạng lách đánh võng, vượt quá tốc độ cho phép trong nội thành. Ngoài giờ cao điểm sẽ bị phạt theo luật định.

Như vậy, việc điều chỉnh luật này sẽ giúp kéo giảm một lượng lớn phương tiện giao thông lưu thông trên đường trước, trong và sau giờ cao điểm, giải pháp tình thế giúp giảm kẹt xe. Chỉ cần sửa luật, hoặc ban hành nghị định thi hành.

Giải pháp lâu dài

Trong một tầm nhìn lâu dài đến năm 2050, kiến nghị vận động các doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư, các công ty sản xuất lắp ráp xe gắn máy, ôtô chuyển đổi phương thức kinh doanh sang đầu tư sản xuất và lắp ráp xe điện có cần tiếp điện. Chính phủ sẽ đầu tư về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ và tăng cường năng lực sản xuất điện bằng cách đẩy mạnh khai thác năng lượng tái tạo.

Mỗi người dân trung bình mua một chiếc xe gắn máy giá 20 triệu, dùng được 10 năm. Chi phí bảo trì, sửa chữa và đại tu phương tiện trong 10 năm tương đương 60% khoảng 12 triệu đồng và mỗi 10.000 đồng tiền xăng cho 20 km di chuyển trong nội thành. Một người khi đi làm trung bình di chuyển từ 10 - 20 km/ngày (cả đi lẫn về) khoảng 32 triệu/120 tháng tương đương 267.000 đồng/tháng. Trung bình một ngày tốn 10 nghìn tiền xăng và một tháng tốn 300.000 đồng (267.000 + 300.000 = 567.000 đồng)

Khi triển khai đồng bộ tất cả xe điện công cộng như đề xuất bên trên, cơ quan quản lý có thể bán vé tháng cho người dân 500.000 đồng/vé/tháng. Khu vực nội thành có 6 triệu dân thì mỗi tháng sẽ thu được 3 nghìn tỷ đồng. Tức là người dân khi có vé tháng sẽ lên xuống xe điện tùy ý bao nhiêu lần trong ngày cũng được, không phân biệt tuyến, nếu không có vé tháng thì sẽ mua vé đi theo tuyến.

3 nghìn tỷ đồng mỗi tháng đó sẽ dành duy tu bảo trì phương tiện và hệ thống, chi phí năng lượng vận hành hệ thống, và chi phí nhân sự vận hành hệ thống, chi phí đầu tư hạ tầng....

Với phương án trên, tất cả người dân sinh sống trong nội thành sẽ không còn sử dụng phương tiện cá nhân, xe gắn máy, ôtô đều được dẹp bỏ, không còn tai nạn giao thông, không còn cướp giật chạy bạt mạng trên đường, người dân không cần phải tốn một lượng tài chính lớn để mua phương tiện cá nhân, khi đó họ sẽ tập trung tài chính vào đầu tư cho địa ốc, mua sắm, giáo dục...

Khi dẹp được tất cả các phương tiện cá nhân, không khí sẽ không còn ô nhiễm khói bụi, sức khỏe người dân trở nên tốt hơn, giảm chi phí gánh nặng xã hội và giảm áp lực lên ngành y tế.

Đối với các công ty, khách sạn, doanh nghiệp muốn sử dụng phương tiện cá nhân lưu thông trên đường để đưa đón lãnh đạo, khách VIP.... Sẽ phải mua vé lưu thông với giá cao hàng tháng, kết hợp đấu thầu Quota, nhằm khống chế số lượng phương tiện riêng trên đường cản trở xe điện.

Về giải pháp tổng thể, tôi đang nghiên cứu 2 dự án về năng lượng và giao thông đô thị tương lai, nhưng vì không phải là người làm chuyên ngành nên tôi không đủ tiêu chuẩn tham gia vào cuộc thi tìm "phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030" do sở giao thông Hà Nội tổ chức.

Tôi cam đoan, với giải pháp giao thông đô thị tương lai của tôi khi được triển khai đồng bộ sẽ không tốn kém chi phí như đường sắt trên cao, không tốn kém và trợ giá như xe bus hiện tại, đến năm 2030 sẽ dẹp bỏ được tất cả các phương tiện cá nhân trong nội thành của các thành phố lớn. Điểm khác biệt trong phương án tổ chức giao thông của tôi là hệ thống kiểm soát năng lượng, giúp cho các xe điện trong tương lai có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất, vì được áp dụng một công nghệ mới do tôi đang nghiên cứu.

Khi dự án triển khai thành công, các doanh nghiệp tham gia vào dự án giao thông đô thị tương lai sẽ còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài các công nghệ và các phương tiện giao thông như đã triển khai tại Việt Nam.

Độc giảMai Sỹ Xuân Lâm

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây